Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Thức ăn đường phố: Đánh cược sức khỏe vì sự tiện lợi?

Trọng Nghĩa: Thứ sáu 16/05/2025, 10:38 (GMT+7)

Từ lâu thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Từ những gánh hàng rong, xe đẩy nhỏ cho đến các quán cóc vỉa hè, vô vàn món ăn hấp dẫn, tiện lợi luôn sẵn sàng phục vụ thực khách.  Thế nhưng, đằng sau sự tiện lợi và phong phú ấy lại là một nỗi lo thường trực về an toàn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề nhức nhối chưa bao giờ cũ.

Dạo một vòng quanh các con phố tại TpHCM, không khó để bắt gặp những hàng quán bày bán la liệt đủ loại thức ăn. Nào là xiên que, cá viên chiên vàng ruộm, cánh gà nướng thơm phức, bánh tráng trộn đủ màu sắc, rồi các loại nước giải khát pha chế tại chỗ... Chỉ với vài chục nghìn đồng, người tiêu dùng đã có ngay một bữa ăn nhanh gọn.

Anh Thanh, một nhân viên văn phòng đã có những chia sẻ: “Em cũng hay ăn thức ăn đường phố vì công việc mình đi thấy tiện thì mình ghé vào ăn thôi”.

Nhiều quầy hàng rong, quán ăn vỉa hè hoạt động trong điều kiện vệ sinh rất tạm bợ. Thực phẩm thường không được che đậy cẩn thận, dễ bị bụi bẩn, ruồi nhặng bám vào

Nhiều quầy hàng rong, quán ăn vỉa hè hoạt động trong điều kiện vệ sinh rất tạm bợ. Thực phẩm thường không được che đậy cẩn thận, dễ bị bụi bẩn, ruồi nhặng bám vào

Sự tiện lợi, giá cả phải chăng và hương vị hấp dẫn chính là những yếu tố khiến thức ăn đường phố luôn có một lượng khách hàng đông đảo. Tuy nhiên, điều đáng nói là đa phần người tiêu dùng dường như chỉ quan tâm đến sự tiện lợi trước mắt mà ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm, hay liệu chúng có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không.

Bạn Anh Thư, một sinh viên, cho biết: “Thì nó đã rẻ rồi nên tụi em không có suy nghĩ, không đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, nếu tụi em đi ăn ở nhà hàng thì lúc đó sẽ để ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm hơn”.

Hậu quả của việc sử dụng thực phẩm đường phố không đảm bảo an toàn không phải là hiếm gặp, với không ít trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc.

Bạn Cường, sinh viên Trường Đại học Văn Lang, đã từng là nạn nhân, chia sẻ: “Bản thân tôi đã bị ngộ độc thực phẩm 2 lần vì thức ăn đường phố. Mình thấy đồ ăn nó không được đảm bảo tốt và các món ăn không đảm bảo an toàn".

Món ăn đường phố luôn có sức hút đối với các bạn trẻ

Món ăn đường phố luôn có sức hút đối với các bạn trẻ

Khi được hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, nhiều người bán tỏ ra khá lúng túng và trả lời không thực sự rõ ràng. Đơn cử như một người bán bánh tráng trộn, khi được hỏi, đã giải thích một cách chung chung:

"Nói chung mấy món này giá thành không cao, thì mình thường nhập hàng từ các tỉnh như Tây Ninh, Long An, rồi có cả… An Giang nữa. Chỗ nào có xưởng sản xuất, có ghi nguồn gốc rõ ràng thì mình lấy”.

Thực tế cho thấy, nhiều quầy hàng rong, quán ăn vỉa hè hoạt động trong điều kiện vệ sinh rất tạm bợ. Thực phẩm thường không được che đậy cẩn thận, dễ bị bụi bẩn, ruồi nhặng bám vào. Nguồn nước sử dụng để chế biến, rửa dụng cụ cũng là một dấu hỏi lớn. Thêm vào đó, người bán hàng rong thường không được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn thực phẩm.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm "bẩn" đội lốt thức ăn đường phố ngày càng tinh vi. Theo Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc nghiêm trọng.

Có thể kể đến như vụ kinh doanh hàng trăm gói kẹo không rõ nguồn gốc bị xử phạt hàng chục triệu đồng; hay việc tạm giữ hàng chục tấn nội tạng động vật đông lạnh không giấy tờ, trị giá ước tính hàng tỷ đồng, và buộc tiêu hủy.

Khi được hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, nhiều người bán tỏ ra khá lúng túng và trả lời không thực sự rõ ràng

Khi được hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, nhiều người bán tỏ ra khá lúng túng và trả lời không thực sự rõ ràng

Lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và thu giữ hàng tấn đường tinh luyện, hàng chục ngàn chai bia nhập lậu. Thậm chí, qua theo dõi trên không gian mạng, các đội nghiệp vụ còn triệt phá được những vụ kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn như hơn một tấn khô bò không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước tình hình phức tạp này, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

“Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động hợp tác với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh thành phố có lượng nông sản lớn cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của chương trình này là kiểm tra ngay từ nguồn sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đưa vào hệ thống phân phối lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Công Thương cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ cửa ngõ ra vào thành phố. Để răn đe thì Sở nhận thấy cần công khai cơ sở vi phạm, tăng nặng chế tài xử phạt".

Bên cạnh những nỗ lực kiểm soát thị trường và nguồn gốc hàng hóa từ Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường mà ông Nguyễn Quang Huy vừa đề cập, thì việc thanh tra, giám sát trực tiếp chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở và nâng cao ý thức cộng đồng cũng đóng vai trò then chốt.

Các món ăn đường phố trở thành sự lựa chọn của không ít người vì rẻ và tiện

Các món ăn đường phố trở thành sự lựa chọn của không ít người vì rẻ và tiện

Với vai trò là đơn vị trực tiếp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, bà Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định về các giải pháp trọng tâm:

“Thứ nhất là phải tăng cường thanh tra kiểm tra, mà mô hình thanh tra kiểm tra này đột xuất thì mới cần tăng cường. Công tác thứ 2 chúng tôi thực hiện đó là phòng ngừa xử lý ngộ độc, không để ngộ độc, không để ngộ độc thực phẩm xảy ra. Và cuối cùng là tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người dân, vì không có một lực lượng nào có thể bao phủ tất cả nếu như người dân chúng ta không hợp tác".

Để giải quyết căn cơ hơn vấn đề này, việc kiểm soát từ gốc được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:

"Nếu như chúng ta kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng ở chợ đầu mối thì các nguồn hàng về các phố ẩm thực, về các chợ, các điểm bán hàng nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố thì yên tâm hơn. Lúc đó chúng ta sẽ không mất quá nhiều nhân lực cho các điểm bán hàng nhỏ lẻ".

Những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng cần có kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm trước khi quyết định lựa chọn một món ăn đường phố.

Bên cạnh đó, rất cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ hơn nữa từ các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cả người bán và người mua, như chính lời kêu gọi của bà Phạm Khánh Phong Lan.

Có như vậy, nỗi lo về an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố mới dần được đẩy lùi, trả lại sự yên tâm cho người dân mỗi khi thưởng thức những món ăn hè phố.

Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Một học sinh lớp 7 trường Lương Định Của ngã từ tầng cao

TP.HCM: Một học sinh lớp 7 trường Lương Định Của ngã từ tầng cao

Sáng ngày 15/5, một học sinh lớp 7 của Trường THCS Lương Định Của (TP Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ bị ngã từ tầng cao trong khuôn viên trường. Sự việc xảy ra vào đầu buổi học, khi em học sinh này được cho là đứng trên ghế gần lan can và bị trượt ngã.

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 15/5, giá xăng, dầu đều tăng trở lại

Tìm nhân chứng vụ TNGT tại hầm chui Kim Liên lúc nửa đêm

Tìm nhân chứng vụ TNGT tại hầm chui Kim Liên lúc nửa đêm

Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội cho biết, vào khoảng 0h15 ngày 10/5/2025, tại khu vực hầm chui Kim Liên (địa phận phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), xảy ra vụ va chạm giao thông nghiêm trọng.

“Tôi là bác sĩ, nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”

“Tôi là bác sĩ, nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”

Bác sĩ Phạm Tiến Mạnh từng gây chú ý với chiếc xe hơi mang dòng chữ “Tôi là bác sĩ. Nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”. Anh cho biết, điều này xuất phát từ thực tế khiến anh trăn trở: Nhiều nạn nhân gặp tai nạn giao thông không được sơ cấp cứu kịp thời hoặc đúng cách...

Tai nạn do sự cố sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình: Trách nhiệm pháp lý và bồi thường ra sao?

Tai nạn do sự cố sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình: Trách nhiệm pháp lý và bồi thường ra sao?

Về vụ sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình, tỉnh Tây Ninh hôm 11/5 vừa qua, trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị nạn cần được xác định rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Sau khi tiếp nhận thông báo chùa Quán Sứ mở cửa xuyên đêm để Phật tử có thể về lễ Phật, người dân từ khắp nơi đổ về, sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ để được chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Hà Nội, TP.HCM siết tiêu chuẩn khí thải cao hơn, có lo ngại hàng loạt xe bị loại?

Hà Nội, TP.HCM siết tiêu chuẩn khí thải cao hơn, có lo ngại hàng loạt xe bị loại?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải ô tô. Theo đó, xe ô tô sản xuất từ năm 2017 sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 3. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4.