Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Một đời vì dân

Mỹ Phụng: Thứ tư 23/11/2022, 14:06 (GMT+7)

Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo tài năng, suốt đời vì nước, vì dân là những từ ngữ được gói gọn để nói về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn được nhiều người gọi với cái tên thân thương là bác Sáu Dân.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022), chuyên mục Người cũ cảnh xưa sẽ cùng quý thính giả hoài niệm về người lãnh đạo tài ba kiên trung, mẫu mực của Đảng và Nhà nước trong lòng những người con Tây nam bộ. 

"Đồng tháp mười cò bay thẳng cánh

Nước tháp mười lấp lánh cá tôm"

Câu ca dao đã vẽ nên một bức tranh về Đồng Tháp Mười trù phú với những cánh đồng lúa bao la, bát ngát và nhiều sản vật của thiên nhiên ban tặng. Thế nhưng có mấy ai biết được rằng, cách đây hàng chục năm, Đồng Tháp Mười đã từng là vùng đất hoang hóa và nghèo nàn. Một số chuyên gia nước ngoài khi vào nghiên cứu đã phải lắc đầu bất lực vì không tìm ra được cách "trị" phèn.

Và Đồng Tháp Mười có lẽ sẽ mãi là vùng đất phèn hoang hóa nếu như không có dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Đồng Tháp Mười mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người khởi xướng. Những quyết sách đầy táo bạo, thực tiễn, hợp lòng dân đã biến nơi bị xem là “vùng đất chết” trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước.

Khi được hỏi về Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mai Thành Phụng, người đã dành phần lớn tuổi thanh xuân của mình để cống hiến nhiệm vụ khuyến nông ở Đồng Tháp Mười cũng như từng tham gia các đoàn công tác của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chia sẻ: "Dấu ấn lớn nhất là quyết định táo bạo của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó là quyết định rất hợp lòng dân, mở kênh thủy lợi khai phá Đồng Tháp Mười, cùng những chính sách đầu tư khác cho nông nghiệp phát triển. Đột phá nhất là đã bỏ bao cấp, giao quyền tự chủ cho người nông dân, từ đó đẩy mạnh nguồn lực khuyến nông, giúp người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng".

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mai Thành Phụng cũng kể lại, cuối những năm 1980, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc ấy là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã liên tục tổ chức nhiều cuộc họp với lãnh đạo ba tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp để bàn về biện pháp khai thác có hiệu quả vùng đất này.

Năm 1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định Điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL. Việc tập trung nghiên cứu, đầu tư khai hoang Đồng Tháp Mười cũng chính thức bắt đầu. Kể từ khi triển khai, đồng chí Võ Văn Kiệt thường xuyên về đây, cùng các nhà khoa học khảo sát và có những chỉ đạo sát sao.

Người dân Đồng Tháp Mười rất phấn khởi, bởi chỉ một năm sau, năm 1984, kênh Trung ương được đưa vào hoạt động. Đó là tuyến kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng dài 45km nằm ở khu vực gần biên giới Campuchia của hai tỉnh Đồng Tháp và Long An dẫn nguồn nước ngọt phù sa từ sông Tiền xuyên qua Đồng Tháp Mười về tận sông Vàm Cỏ Tây để tăng tốc rửa phèn, cải tạo đất... Cứ thế, nước đi tới đâu là dân đổ về khai hoang lập nghiệp tới đó.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh, ngày 26/7/1996. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh, ngày 26/7/1996. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Những người dân ở vùng Đồng Tháp Mười cũng cho biết, nhờ những tuyến kênh được đào từ quyết sách của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, những người dân nơi đây đã vững tâm bám ruộng, cần cù, sáng tạo trong việc tăng gia sản xuất. Từ lúc chỉ trồng được 1 vụ lúa/năm, về sau người ta đã trồng được 2-3 vụ lúa/năm. Năng suất lúa từ chỗ chỉ 2 tấn/ha, tăng lên 7 -8 tấn/ha. Có không ít người đã vươn lên trở thành tỷ phú nhờ sản xuất nông nghiệp trên vùng đất này.

Nhắc đến công ơn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, ông Lê Thanh Tâm, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An chia sẻ: "Hồi xưa Đồng Tháp Mười không ai dám lên đó, nhưng nay thì dân cư rất đông đúc, người dân ở trong từng cụm tuyến dân cư rất ổn định an tâm. Có thể nói đó cũng nhờ chủ trương, công lao của Chính phủ lúc đó có đứng đầu là Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã giúp cho Đồng Tháp Mười hôm nay tươi sáng hơn, yên ổn và vững chắc hơn".

Không chỉ tạo dấu ấn trong công cuộc khai hóa vùng Đồng Tháp Mười, biến hóa từ “vùng đất chết” thành vựa lúa của cả nước cùng với những sản vật phong phú từ thiên nhiên, Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn ghi dấu trong lòng người dân về hình ảnh một người lãnh đạo giản dị, sống vì nước, vì dân, có tấm lòng nhân hậu bao la, luôn nghĩ đến người yếu thế, người lao động nghèo.

Ông Trần Quốc Anh có khoảng thời gian 20 năm làm cận vệ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Kỷ niệm sâu sắc nhất của ông Quốc Anh cùng bác Sáu Dân chính là một nhiệm vụ bác giao mà ông không thể hoàn thành. Ông Trần Quốc Anh kể, sáng 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, bác Sáu Dân kêu ông và một người đồng đội vào ngay nội ô Sài Gòn vận động xe buýt ra rước anh em đang đóng quân ngoại thành.

Đến xa lộ Đại Hàn, ông gặp chiếc GMC của địch đã treo cờ của ta nhưng không có ai lái. Ông hỏi người xe ôm gần đó có biết lái xe này không? Có 2 người đã đồng ý hỗ trợ người cận vệ quay lại rước những người chiến sỹ giải phóng. Chiều đến thì nhiệm vụ hoàn thành, hai anh tài xế từ giã, ông Quốc Anh cảm ơn để họ ra về nhưng lại quên trả tiền công cho họ.

Khi nghe báo cáo lại sự việc, bác Sáu Dân tỏ rõ vẻ không hài lòng: “Phải trả tiền công cho người ta mới được, tội nghiệp người ta làm thuê cực khổ lắm” và giao nhiệm vụ “phải tìm trả tiền cho người ta”. Ông Trần Quốc Anh mãi nhớ câu nói toát lên cốt cách của một người lãnh đạo luôn nghĩ đến dân nghèo.

Ông chia sẻ: "Bác Sáu Dân là con người rất bình dân, rất là hài hòa với mọi tầng lớp. Không có sự phân biệt, rất là gần gũi, đối xử tốt với mọi người".

Ông Trần Quốc Anh luôn cảm thấy tự hào, may mắn vì đã được làm cận vệ cho người lãnh đạo đầy “chất thép” trong công việc nhưng “đậm nghĩa, thắm tình” trong cách sống. Theo chân bác Sáu Dân ông đã học hỏi được rất nhiều điều từ nhân cách đẹp của bác.

Ông Quốc Anh kể thêm: "Bác Sáu Dân trong công việc rất quyết đoán, lệnh cái đó là phải làm và làm cho bằng được. Em mới gặp ông lần đầu tiên, ông hỏi “mày có sợ chết không?”. Đi với bác là phải xông pha, sợ chết thì ở nhà chứ còn đi là phải chết sống. Bác rất quyết đoán nhưng ít khi đao to búa lớn với đồng đội".

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500 kV Plây Cu, ngày 3/11/1993. Ảnh tư liệu.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500 kV Plây Cu, ngày 3/11/1993. Ảnh tư liệu.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng - ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Với người dân nơi đây, bác Sáu Dân được xem là hiện thân của một người con hiếu thảo với ông bà cha mẹ; quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Bác là hình mẫu chuẩn mực về đạo đức để con cháu noi theo.

Ông Phan Bá Đăng, 69 tuổi là cháu ruột của bác Sáu Dân, người đang sinh sống để trông coi và thắp hương cho ngôi từ đường của dòng họ Phan tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp. Ông chia sẻ, trong ký ức của mình, bác Sáu Dân là người sống chan hòa, tình cảm. Khi đến ngày giỗ ông, bà tổ tiên, bác luôn về quê, đến thăm hỏi, dặn dò từng người. Khi đó, ông Đăng cùng anh em trong dòng họ cùng nhau nghe bác Sáu Dân căn dặn mà rất tự hào và hạnh phúc.

Ông Phan Bá Đăng, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm nói: "Có dặn là con cháu phải ráng học hành, giúp ích cho xã hội, làm ăn cho phát đạt. Ông khuyên con cháu phải đi theo con đường chính đáng như Ông vậy đó, nói được phải làm được. Tôi tưởng tượng như ông chú mình dặn mình thì mình phải có khi nằm đêm tôi cũng nhớ ôngm nhớ những lời ông dặn con cháu. Mình phải đi theo con đường của ông dặn nên trong lòng tôi nhớ hoài". 

Nhắc đến Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nhắc đến một người lãnh đạo có nhân cách lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam vào bậc nhất trong thời kỳ mới, một con người bình thường mà phi thường. Dù vậy, Người lại rất gần gũi, bình dị thương dân và vì dân mà trọn đời cống hiến. Là người con ưu tú, đáng tự hào của đất nước nói chung và Tây nam bộ nói riêng.

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.