Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, vỉa hè lòng đường ở nước ta cũng là một cấu phần không thể thiếu trong hoạt động giao thông đô thị. Tuy nhiên, sự khác biệt rất dễ nhận ra là vỉa hè lòng đường ở Việt Nam là một hệ sinh thái, một nền kinh tế thực thụ, trực tiếp tạo ra nguồn sống cho hàng triệu người, nhất là tại các đô thị.
Tuy nhiên có 1 thực tế hiện nay hầu hết các đoạn vỉa hè, lòng đường đang được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng “miễn phí”. Tình trạng bị sử dụng miễn phí suốt một thời gian dài đã khiến vỉa hè, lòng đường vô tình trở thành tác nhân gây ra xung đột giữa lợi ích kinh tế cá nhân với bộ mặt giao thông đô thị.
Việc Sở GTVT TP.HCM mới đây đề xuất thu phí một phần lòng đường, vỉa hè đã một lần nữa gây dậy sóng dư luận bởi nhiều luồng ý kiến trái chiều. Dù như thế nào thì cũng cần phải khằng định rằng việc thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè là cần thiết, là xu hướng tất yếu. Việc này đã và đang phát huy được hiệu quả, mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia…
Chủ trương thu phí vỉa hè, lòng đường là việc nên làm, không chỉ tạo ra một diện mạo đô thị mới an toàn hơn, văn minh hơn mà còn tạo ra một nguồn thu không nhỏ (lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm) giúp TP.HCM có thêm nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng vốn đang quá tải. Xã hội hóa vỉa hè, lòng đường để đường sá, văn minh, hiện đại là việc nên làm.
Tuy vậy, để chủ trương này này phát huy được hiệu quả đề ra thì các bên liên quan phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động và quan trọng nhất là minh bạch đến cùng tất cả thông tin từ đối tượng thu, số tiền thu được lẫn mục tiêu sử dụng. Để làm được vậy thì cần tận dụng tối đa yếu tố công nghệ vào quá trình quản lý thu phí lẫn kiểm tra, giám sát.
Không đơn giản để TP.HCM triển khai thu phí một phần lòng đường, vỉa hè bởi sẽ đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, “khó không phải là không thể”. Quan trọng là các bên liên quan có đủ quyết tâm và bản lĩnh để đi đến cùng hay tiếp tục rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường” như nhiều chủ trương, đề xuất khác.
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã chính thức gửi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp về việc đất nông nghiệp bị biến thành khu đô thị.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Sáng 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?
Sau gần 1 tháng triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, đặc biệt là sau 1 tuần triển khai cao điểm xử lý vi phạm tình hình trông giữ xe, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực phố cổ HN đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên hiệu quả có thực sự lâu dài?
Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.