Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Thợ sửa xe đạp nay đâu?

Vũ Loan: Thứ sáu 03/11/2023, 18:41 (GMT+7)

Hiện nay, khi xe máy và ô tô lên ngôi thì trên nhiều con phố của Hà Nội vắng bóng hẳn những cửa hàng sửa xe đạp. Nhưng vài năm trở lại đây, giao thông xanh, giao thông phi cơ giới đang có xu hướng quay trở lại.

Có thể, một ngày kia, nghề sửa xe đạp sẽ lại đắt hàng như nó đã từng, và chúng ta lại dễ tìm thấy bóng dáng của người thợ sửa xe đạp ở bất kỳ góc phố nào của Hà Nội. 

 

"Hồi chú chữa xe thì 4 đầu đường đều có người sửa xe cả, nhưng bây giờ thu nhập không cao thì người ta đều bỏ…"

Đó là tậm sự thật lòng của người đàn ông đã hơn 30 năm gắn bó với nghề sửa xe đạp ở ngã 4 Hàng Bông - Quán Sứ. Hỏi vì sao ông vẫn gắn bó với công việc này, thì đơn giản là vì ông là người sinh ra và lớn lên ở đây, giờ con cái cũng lớn rồi, không phải lo nhiều nữa thì cứ túc tắc với cái nghề đã gắn với ông từ sau khi nghỉ hưu đến giờ cho vui, gọi là có thêm tiền tiêu vặt.

Đang trò chuyện cùng ông thì có chị ve chai đạp xe vào nhờ ông sửa cái phanh, thay cho cái pê-đan… Các chị ve chai quanh khu phố cổ cũng đều quen thuộc với góc phố có hàng sửa xe đạp của ông rồi.

Hôm nào đi sang khu mới, chẳng may xe có vấn đề, loay hoay dắt bộ khắp phố cũng không tìm thấy hàng sửa xe đạp nào là hôm ấy các chị phải vất vả hơn.

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Trên hành trình đi làm hàng ngày của những người lao động có phương tiện chính là xe đạp như các chị ve chai, nếu có bác thợ sửa xe quen, ở góc phố quen, cũng thấy yên tâm hơn rất nhiều. Họ vẫn luôn cần tìm thấy nhau trên những con phố, để tương hỗ nhau, cho cuộc sống mưu sinh bớt phần nhọc nhằn…

Tìm bóng dáng thợ sửa xe đạp ở các khu phố hay khu dân cư hiện nay có thể hơi khó, nhưng nếu đi đến các khu vực có nhiều tuyến đường đẹp, thoáng, tiện cho người đi xe đạp thể thao, thể dục như quanh Hồ Tây, Hồ Gươm, mạn Long Biên…thì lại không khó chút nào.

Đặc biệt sau Covid, phong trào đi xe đạp thể thao hoặc đi làm cũng được đẩy mạnh hơn. Lúc này, các cửa hàng mua bán hoặc cho thuê xe đạp thường sẽ kết hợp với thợ sửa xe gần khu vực để phục vụ khách đi xe đạp có nhu cầu.

"Tự dưng mà mở cửa hàng này ra để sửa cái xe này thì thuê nhà không đủ, mà ngồi ngoài đường công an lại đuổi, ngồi linh tinh làm sao được, sửa xe đạp thì không đủ chi phí đâu, bây giờ mặt phố nó đắt".

Lúc này, bóng dáng các thợ sửa xe đạp lại xuất hiện dưới một hình thức khác: đó là sửa xe lưu động. Các tuyến đường quanh Hồ Tây như Quảng Bá, Vệ Hồ, Lạc Long Quân, Âu Cơ…có rất nhiều tờ rơi số điện thoại thợ sửa xe lưu động, có thể gọi tới sửa xe trong cả những khung giờ đặc biệt như sau 21h đêm hoặc trước 6h sáng…

Hay trên các hội nhóm đạp xe, các thành viên đều chia sẻ cho nhau số điện thoại hoặc các địa chỉ sửa xe đạp uy tín, để người có nhu cầu sửa xe đạp nhanh chóng có được thông tin cần thiết.

Đô thị còn nhiều thay đổi, như xu thế giao thông xanh dần rõ nét càng khiến cho chúng ta nhận thấy sự vắng bóng của những người thợ sửa xe đạp là một khoảng trống cần được lấp đầy. Xã hội có thể hiện đại, phương tiện công cộng dần thay thế phương tiện cá nhân, xu thế giao thông xanh là tất yếu thì phương tiện xe đạp sẽ là lựa chọn tốt cho môi trường sống của tương lai.

Người và nghề sửa xe đạp, đã từng hưng thịnh, cũng đã từng lay lắt, nhưng chưa từng biến mất hoàn toàn trong nhịp sống đô thị. Sẽ sớm có một ngày, ta lại tìm thấy bóng dáng những người thợ sửa xe đạp quay trở lại, để những vòng quay xe đạp đều hơn, xanh hơn và bình yên hơn trên khắp phố phường Hà Nội…

Thăm dò ý kiến: Có thể xem nghề sửa xe đạp là nghề mưu sinh khá phổ biến từ xưa đến nay. Chỉ với một bộ đồ nghề đơn giản, những người thợ sửa xe đạp đã tạo nên những thanh âm thú vị trong sự phát triển của đời sống xã hội. Các bạn nghĩ sao về bài viết này?

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.