TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Năm ngoái, một người cháu gái của tôi và mẹ của cháu đã khá hốt hoảng khi gọi điện cho tôi để thông báo là cháu đã trúng tuyển một trường đại học.
Nhưng tại sao lại hốt hoảng, bởi vì khi đăng ký nguyện vọng để vào đại học, thì với nguyện vọng đó, cháu đã được tuyển sinh vào trường. Vì vậy, tất cả các nguyện vọng khác của cháu đã không còn được xem xét nữa.
Sau đó, cháu tham gia học trường đó nhưng không hoàn toàn hạnh phúc với lựa chọn bất ngờ này. Vài ngày trước, một người bạn của tôi cũng khá lo lắng khi con anh có thể sẽ không được theo học ngành học mà cô bé mong muốn.
Ở đây tôi muốn nhắc đến hai bức tranh khác nhau của các cháu khi đi học đại học. Các cháu lựa chọn đi học ở nước ngoài hoặc lựa chọn đi học ở các trường đại học có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, thì các cháu đó khá thong dong. Hầu hết đã biết được mình được nhận vào trường nào, có được nhận không, thậm chí là có được cấp học bổng không và bao giờ đi học, hoặc từ rất sớm, trước khi các cháu thi tốt nghiệp THPT.
Sau khi thi tốt nghiệp, các cháu chỉ còn chia sẻ kết quả thi tốt nghiệp đó với trường đại học - nơi mà các cháu sẽ theo học. Và sau đó, các cháu chuẩn để lên đường.
Bức tranh này rất khác với các cháu học sinh phổ thông tốt nghiệp mà sau đó quyết định đi học đại học tiếp ở Việt Nam, đặc biệt là các trường công lập, hay hầu hết các trường đại học khác ở Việt Nam.
Đó là các cháu rất hồi hộp, đầu tiên là chờ xem kết quả thi tốt nghiệp của mình, sau đó rồi lại chờ xem điểm chuẩn của các trường, các ngành mình đăng ký, rồi lại chờ xem điểm của các ngành khác, và xem là liệu mình có may mắn được học ngành mà mình mong muốn học hay không?
Có rất nhiều cháu sau đó, thậm chí đã phải đăng ký lại, hay là thực hiện lại việc đó trong 1 năm kế tiếp, bởi vì các cháu phát hiện ra là mình không phù hợp với một chương trình như vậy, không phù hợp với việc học ở trường đại học như vậy.
Và việc này rất lãng phí, tạo ra những xúc cảm hay là những tâm lý tôi nghĩ là không tích cực trong xã hội. Bởi lẽ bình thường là các em học sinh, sau khi tốt nghiệp, các em nếu như có đủ năng lực, nên được đào tạo ở những chuyên ngành về công việc, nghề nghiệp mà các em, các cháu mong muốn được học nếu không thì các cháu sẽ đi tìm hiểu những cơ hội khác.
Và nên có một sự cởi mở, dễ dàng hơn, để các em có thể đặt lên bàn mình cơ hội khác nhau để lựa chọn, thay vì là lựa chọn dựa trên sự may rủi. Các học sinh đăng ký đại học nước ngoài, có thể cùng lúc nhận được thư thông báo trúng tuyển từ rất nhiều trường khác nhau, thậm chí nhiều nước khác nhau, kể cả châu Âu, Mỹ, Châu Á. Sau đó, các em có thể lựa chọn dựa trên những đề xuất, tiếp nhận như vậy, chứ không phải là ngồi chờ.
Tôi nghĩ, đã đến lúc nên coi việc tuyển sinh là một năng lực bắt buộc của các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghề nghiệp, thậm chí kể cả các trường phổ thông (nếu như đó là những trường không nằm trong hệ thống giáo dục bắt buộc, hoặc hệ thống công cộng).
Từ cấp đại học, các trường dạy nghề, theo tôi là nên coi tuyển sinh là một năng lực bắt buộc, tức là các trường phải có khả năng tuyển sinh, phải có khả năng đánh giá và tiếp nhận học sinh cho chương trình học của mình.
Nếu không làm được việc đó, thì rất khó hình dung là họ có thể cung cấp được một chương trình đào tạo hay là một hệ thống đào tạo có chất lượng. Và điều này cũng có nghĩa là Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên giữ vai trò của đơn vị tuyển sinh cho tất cả các trường đại học. Bởi nếu liên quan đến nguyện vọng của hàng triệu người, đương nhiên là sẽ rất là rắm rối, nếu như anh muốn tập hợp trở lại vào một chỗ.
Nếu giao được sự tự chủ như vậy, nếu như trả lại công việc đó cho các cơ sở giáo dục, thì không chỉ các trường có sự cạnh tranh, có sự lựa chọn, đưa ra sự lựa chọn tốt hơn cho học sinh, có sự phân biệt giữa những trường tốt và những trường không tốt; mà chính học sinh cũng sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ tiết kiệm công sức, chi phí hơn; và chính Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đỡ phiền nhiễu hơn, đỡ phải vất vả hơn.
Hãy trả lại công việc tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.