Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Thanh toán không tiền mặt tại bàn bác sĩ: Lợi đủ đường cho bệnh nhân

Chu Đức: Thứ sáu 01/03/2024, 09:57 (GMT+7)

“Bệnh viện không tiền mặt” đang nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, và đặc biệt là người cao tuổi.

Ngoài không phải mang tiền mặt, cái lợi hơn cả là giản tiện các bước, đỡ phải đi lại nhiều địa điểm trong viện, tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Theo bác sĩ Đặng Duy Chính, Phó trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện E, các thủ tục khám chữa bệnh BHYT được thực hiện tại bàn khám bác sĩ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, không phải đi lại nhiều

Theo bác sĩ Đặng Duy Chính, Phó trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện E, các thủ tục khám chữa bệnh BHYT được thực hiện tại bàn khám bác sĩ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, không phải đi lại nhiều

Từ nhiều tháng nay, bà Nguyễn Thị Đệ, 71 tuổi, trú tại phố Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, rất hài lòng khi đi khám và lấy thuốc BHYT.

Bệnh viện E, nơi bà đến, đã triển khai mọi thủ tục ngay tại bàn khám bác sĩ, bà không còn phải qua quầy kế toán-tài chính, quầy giữ và trả thẻ BHYT: “Nói chung làm việc dần dần nó tiến bộ hơn, nhanh nhạy, thông minh hơn. Trước đây tôi phải dùng cả thẻ BHYT, xong thì xuống lại lại thẻ. Còn bây giờ, tôi đi khám chỉ xem qua thẻ bảo hiểm với chứng minh thư là cất đi. Cả bên ngoài cũng có bác sĩ để hỗ trợ người dân đi khám lần đầu, không hiểu biết còn đi đúng địa chỉ, không thì cứ nhảy hết nhà nọ đến nhà kia”

Đưa ông nội 87 tuổi mắc nhiều bệnh nền như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, phẫu thuật đại tràng… đi khám định kỳ tại bệnh viện E, anh Nguyễn Thành Trung, trú tại đường Phạm Văn Đồng, chia sẻ: Việc cải cách và giản tiện thủ tục khi đến khám, lấy thuốc BHYT mang lại lợi ích lớn cho bệnh nhân: “Em thấy người bệnh đi lại và chờ đợi rất mệt mỏi. Bây giờ làm thế này thì rất tốt. Ví dụ ông nội em cao tuổi, gần 90 tuổi, nhiều bệnh thì đỡ thời gian đi, em thấy hợp lý”

Chị Phạm Bích Ngọc (ở Hà Đông) thanh toán chi phí khám chữa bệnh qua màn hình QR Code động ngay tại bàn khám của bác sĩ Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế

Chị Phạm Bích Ngọc (ở Hà Đông) thanh toán chi phí khám chữa bệnh qua màn hình QR Code động ngay tại bàn khám của bác sĩ Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế

Theo bác sĩ Đặng Duy Chính, Phó trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện E, chuyển đổi số là định hướng của Bộ Y tế nhằm áp dụng kỹ thuật, tiết giảm các khâu, để giúp bệnh nhân bớt chờ đợi, phiền hà. Về phía bệnh viện hàng ngày tiếp đón khoảng 3.000 bệnh nhân, nếu tập trung hết xuống tầng 1 để làm thủ tục cũng gây quá tải. Do đó, mục tiêu thanh toán và hoàn thiện thủ tục tại bàn bác sĩ là thay đổi lớn và hiệu quả.

“Một trong những công việc áp dụng hiệu quả nhất là thanh toán viện phí, in các phiếu chi phí khám chữa bệnh tại bàn khám. Đó là thay đổi vượt bậc, giảm quá tải ở quầy tầng 1, tỉ lệ bệnh nhân không phải qua tài chính lên tới 50%-60%”, bác sĩ Đặng Duy Chính cho biết.

Ngoài các bệnh nhân khám và được BHYT chi trả 100%, với các trường hợp đồng chi trả như chị Phạm Bích Ngọc, ở Vạn Phúc (quận Hà Đông), bệnh viện E cũng tạo điều kiện để họ thanh toán ngay tại bàn bác sĩ, với công nghệ QR code động thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động: “Thời gian chờ đóng tiền trước đây thì lâu hơn. Giờ sử dụng dịch vụ này tôi thấy đỡ mất thời gian rất nhiều. Người bệnh đến khám được nhanh chóng, thuận lợi hơn”

Nếu như trước đây, bệnh nhân phải xếp hàng để chờ thanh toán tiền mặt và nhận lại thẻ BHYT thì hiện nay, hai bước này đã không còn nữa

Nếu như trước đây, bệnh nhân phải xếp hàng để chờ thanh toán tiền mặt và nhận lại thẻ BHYT thì hiện nay, hai bước này đã không còn nữa

Theo bác sĩ Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế, bệnh viện E, không mất quá nhiều khó khăn để các bác sĩ và nhân viên y tế ứng dụng mã QR code động. Có thể, phía bệnh viện sẽ mất thêm một vài thao tác bấm chuột trên máy tính, QR code sẽ hiện ra ở màn hình bên cạnh, nhưng đổi lại, giúp ích rất lớn cho người bệnh: 

“Mã quét QR code động áp dụng vào thanh toán giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi không đáng có. Mã này được trang bị ở hầu hết bàn khám các bác sĩ. Sau khi khám xong, người bệnh có thể chuyển khoản cho bệnh viện phần chi phí khám qua QR code động đó. Người bệnh không phải quay lại chỗ quầy thủ tục để làm thêm các bước thanh toán nữa, mà cầm đơn chỉ định được in đi thực hiện các phòng khám làm dịch vụ, sau đó quay lại bác sĩ”

Bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc bệnh viện E chia sẻ, tỉ lệ thanh toán qua QR Code động ở bệnh viện đã nhanh chóng tăng lên 50%. Một trong những điều gây quá tải ở quầy tài chính thu ngân là thanh toán tiền mặt và trả lại tiền lẻ đã được giải quyết bằng công nghệ, tạo thuận lợi cho cả bệnh nhân và phía bệnh viện: 

“Nếu như trước đây chúng tôi có quầy thu ngân gồm 2-3 cô nhân viên ngồi đấy, và cả hàng dài nghìn người đứng đợi thanh toán, thì giờ đây 50 phòng khám của chúng tôi là 50 quầy thu ngân. Sau khi bác sĩ kết thúc đơn, tất cả hiện lên ở màn hình có QR code thanh toán, và cứ thế xuống lấy thuốc đi về”

Bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc bệnh viện E chia sẻ, tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt qua QR code tại bệnh viện đã đạt 50%, giúp giảm tải rất lớn cho bộ phận tài chính kế toán

Bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc bệnh viện E chia sẻ, tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt qua QR code tại bệnh viện đã đạt 50%, giúp giảm tải rất lớn cho bộ phận tài chính kế toán

Qua thực tiễn ở bệnh viện E, rõ ràng, quá trình chuyển đổi số, thực hiện thanh toán không tiền mặt đang mang lại những hiệu quả rõ nét, giảm quá tải khu vực hành chính, đồng thời tiết kiệm thời gian không cần thiết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân./.

 

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ra đường “sống chết có số”?

Ra đường “sống chết có số”?

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi các giải pháp và chính sách cải thiện an toàn giao thông cần thiết thực hiệu quả hơn để tai nạn giao thông hạ nhiệt trong thời gian tới.

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Bến phà An Bình mỗi ngày vận chuyển trên 10.000 lượt phương tiện qua lại giữa TP.Vĩnh Long và 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ. Cách đây 2 ngày, bến phà đã được di dời đi nơi khác vì phía bờ TP.Vĩnh Long được đưa vào khu vực có khả năng sạt lở nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao.

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói 'vô lý'

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói "vô lý"

Trạm BOT Phú Hữu đặt trên đường Nguyễn Thị Tư (phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chính thức thu phí các phương tiện ra vào Khu công nghiệp Phú Hữu. Mặc dù người dân trong khu vực được miễn phí khi qua trạm nhưng nhiều người cũng cho rằng, việc thu phí khi qua trạm BOT chưa hợp lý, tạo thêm gánh nặng cho họ.

Những ngày “mở sóng”

Những ngày “mở sóng”

Đối với rất nhiều phóng viên của VOV Giao thông, khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu của nó hoành hành ở miền bắc, có lẽ sẽ là một trong những ký ức khó quên.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Sau 120 ngày thi đua thi công, hạng mục kết cấu mái công trình nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ, tạo tiền đề quan trọng đưa cả dự án về đích.

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Trẻ em tại Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan có nguy cơ không được tiếp cận với giáo dục, nước sạch và các dịch vụ thiết yếu khi lũ lụt và sạt lở đất gây hư hại nhà cửa và cơ sở hạ tầng.