Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Thầm lặng miền hoa Tam Giác Mạch

Phúc Tài - Lê Quế Anh: Thứ sáu 09/02/2024, 17:10 (GMT+7)

Mèo Vạc là một trong bốn huyện cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang. Người dân nơi đây “sống trên đá, chết vùi trong đá” và loài hoa Tam Giác Mạch là biểu tượng của cao nguyên đá này.

Bởi không chỉ vẻ đẹp mà loài hoa này còn là biểu tượng cho sự kiên cường trước gió sương, mạnh mẽ sinh sôi, phát triển trong lòng khe núi đá cằn cỗi.

Giống như loài hoa Tam Giác Mạch, các thầy cô giáo tại đây cũng đang ngày đêm gieo chữ ở nơi địa đầu của Tổ quốc.

“Để mà nói thì một cô giáo miền xuôi lên trên này để thực hiện công tác chuyên môn thì không thể nào bằng phẳng được. Lúc mình lên trên này có 20 tuổi thôi” - Đó là cảm nhận của cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên, 36 tuổi, quê Tuyên Quang sau 17 năm gắn bó với điểm trường ở thôn Nà Nũng A, xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). 

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên, 36 tuổi, quê Tuyên Quang dạy các em học

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên, 36 tuổi, quê Tuyên Quang dạy các em học

Cô giáo Liên đến miền núi đá cheo leo này vào một ngày tháng Chạp, trong trí nhớ của cô Liên Thời điểm đó vào đúng ngày Tết của người Mông, khung cảnh xung quanh bừng sức sống mới với hoa đào điểm xuyết thêm bởi màu trắng của hoa mận, đàn chim én sải cánh bay lượn.

Nhưng khung cảnh bừng sức sống đó không xua tan được những nỗi trăn trở trong lòng cô giáo trẻ mới chỉ 20 tuổi khi lên miền biên giới công tác.

Thời điểm đó, thôn Nà Nũng A, xã biên giới Sơn Vĩ có tất cả 57 hộ, thì có tới 55 hộ là hộ nghèo, hai hộ còn lại là cận nghèo. Không điện, không chợ, cuộc sống nơi đây không hề dễ dàng.

“Khi từ trung tâm xã di chuyển vào điểm trường của mình nhận đầu tiên ở trong xã này ý thì thực sự mình không thể giữ nổi bình tĩnh nữa, mình đã khóc…….không nghĩ khoảng thời gian đó nó quá là khó khăn. Cảm giác như mình bị bơ vơ, không quen biết một ai giữa một khung cảnh đấy….mà không ai biết nói tiếng phổ thông”, cô giáo Liên nói.

Với địa hình chủ yếu là núi đá hiểm trở, đường đến điểm trường của cô giáo Liên không còn được tính bằng đơn vị là km, mà sẽ tính bằng đi qua bao nhiêu quả đồi.

Mỗi lần di chuyển vào điểm trường, trên chiếc xe máy Honda Wave cũ kỹ của cô Liên chở theo balo tư trang to quá nửa thân người, gặp dốc thẳng đứng, chiếc xe máy lại gằn lên, tay lái rung bần bật như muốn đổ ngửa ra đằng sau, hất mọi thứ xuống nền đất với lởm chởm là những mỏm đá sắc nhọn. 

Các em học sinh tại điểm trường ở thôn Nà Nũng A, xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Các em học sinh tại điểm trường ở thôn Nà Nũng A, xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Núi cao, suối sâu, đường hiểm trở, vách đá cheo leo là vậy nhưng không làm nản trí cô giáo vùng cao. Với mong muốn mang con chữ tới nơi vùng cao biên giới này, cô giáo Liên đã đi đến từng nhà ở các bản nằm sâu trong núi, vận động phụ huynh cho con em đi học, nhưng băng rừng, vượt suối chỉ là chuyện nhỏ, khó khăn nhất là người dân chưa tin cô giáo, không cho con ra trường: "Mình đi vận động học sinh thì quãng đường mình đến nhà học sinh quãng đường xa và khó khăn, leo trèo đèo, lội suối, khi mà đến nơi người ta giấu con đi, người ta bảo không cho con đi, lúc ấy mình chỉ biết người ta đang không hài lòng về mình". 

Với tinh thần không chịu đầu hàng trước khó khăn, cô Liên kiên trì vận động, học tiếng Mông để thuận tiện trong giao tiếp, nhiều ngày đêm bám bản, đến nhà người dân cùng ăn, cùng ở để vận động người dân cho các em ra lớp, đến nay, 100% các em đủ tuổi đến trường ở thôn Nà Nũng A đã ra lớp. Nhưng kết quả đó chỉ là bước đầu, gian truân vẫn đang chờ cô giáo Liên ở phía trước. 

Khi các em học sinh đã ra lớp học, căn bệnh phổ biến ở vùng cao như: mụn nước, chốc loét trên da, viêm tai, viêm mũi, viêm họng…lại ập đến. Vậy là, bên cạnh gieo con chữ, cô giáo Liên dần trở thành một “thầy thuốc lớp học”, cô tìm hiểu kỹ về từng bệnh, cách điều trị, rồi học cách lấy cây thuốc, kết hợp với sử dụng thuốc tím, cồn vàng,…:

Cô giáo Liên chia sẻ: "Rất là nặng mụn nhọt, thì cũng phải là một quá trình, mình phải cứng, không sợ vết thương mình mới làm được công việc ấy, sau một 2 ngày chăm sóc cả cô, cả trò đã vượt qua, các bé đã khỏi bệnh". 

Không chỉ cùng các em học sinh vượt qua ốm đau, Cô giáo Liên còn kêu gọi các nhà hảo tâm cho các em quần áo, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Sự ấm áp, ân cần của cô giáo Liên đã truyền lửa cho các em học sinh nơi đây, để các em chuyên tâm học con chữ, học làm người và gieo ước mơ xây dựng bản làng ngày càng đẹp hơn.

Trong lòng mỗi phụ huynh học sinh cũng tin tưởng nhà trường, tin tưởng cô giáo để gửi gắm và cho các em học sinh ra lớp.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên, 36 tuổi, quê Tuyên Quang dạy các em học

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên, 36 tuổi, quê Tuyên Quang dạy các em học

Bà Dà Thị Cáy, người xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc chia sẻ: “Cô giáo rất là tốt, rất là thương học sinh. Từ khi cô giáo về đây, đã xin được cho học sinh nhiều quần áo ấm để mặc, nấu cho học sinh cơm để ăn. Tôi rất yên tâm gửi con ở đây để đi làm việc nương rẫy.”

Động lực để làm nên một cô giáo Liên mạnh mẽ vượt qua khó khăn ở xã vùng cao biên giới đó là lòng yêu trẻ. Nhìn vào ánh mắt thơ ngây của các em học sinh, càng thêm cho cô giáo Liên thêm sức mạnh, quyết tâm chăm sóc, nuôi dưỡng các em, dậy các em biết đọc, biết viết: "Động lực để mình vượt qua, để mình bám trường, bám bản đó là nhìn vào mắt những cô cậu học trò của mình. Thật sự các bé vẫn cần mình. Chỉ cần các bé cần mình, mình vẫn luôn có mặt tại đây và ươm mầm những con chữ để nảy nở, đơm hoa, kết trái trên mảnh đất này". 

Đồng hành cùng cô giáo Liên trong suốt năm tháng gian khổ tại điểm trường cũng không thể thiếu bờ vai của chồng cô đó là thầy Nguyễn Đông Du hiện cũng đang công tác tại điểm trường Nà Nũng A thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Vĩ, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang: "Có vợ vừa là bạn đời, vừa là đồng nghiệp mình thấy rất hạnh phúc trong cuộc sống, vừa có thể chia sẻ công việc vừa có thể động viên nhau lúc khó khăn để hai vợ chồng có được công việc sẽ thuận lợi trong cuộc sống".  

Các em học sinh vào bữa cơm

Các em học sinh vào bữa cơm

Một mùa xuân nữa lại tới, người dân ở bản nấu bánh ngô, giã bánh dày, đón năm mới trong điệu khèn, tiếng sáo, sắc hoa đào rừng. Hòa vào không khí mùa xuân mới cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên và thầy giáo Nguyễn Đông Du mong rằng, đất trời bình lặng để cung đường đến trường của các em bớt gian khổ và các em học sinh chăm ngoan, học giỏi để xây dựng thôn, bản ngày càng đẹp hơn:

"Cái mong muốn sẽ là giáo dục vùng cao được nâng cao hơn để phát triển vùng cao, bà con ở trên này nhờ vào kiến thức phát triển kinh tế gia đình, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp".

"Chúng mình mong muốn học trò có thể đi học đều, đầy đủ thì thầy cô mới có thể mang kiến thức đến cho các em, thì thầy cô mới có thể mang kiến thức trong cuộc sống sau này để giúp đỡ bà con trong thôn bản có cuộc sống tốt hơn". 

Mong cho những ước muốn giản dị của cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên và thầy Nguyễn Đông Du sẽ thành hiện thực, mong cho các em học sinh nơi miền biên giới sẽ chăm ngoan, học giỏi. Con đường đến trường của các em học sinh dù có gập ghềnh, cheo leo nhưng với tình yêu của các thầy, cô giáo dành cho các em thì núi có cao, suối có sâu, cũng sẽ thu nhỏ dưới bàn chân các em.

Chúc cho thầy cô giáo đang gieo chữ nơi rẻo cao sẽ luôn nhiều sức khỏe, giống như những bông hoa Tam Giác Mạch luôn mạnh mẽ vươn lên trong núi đá, kiêu hãnh khoe sắc trên cao nguyên đá Hà Giang.

Phúc Tài - Lê Quế Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen mà lạ - điều mà không ít người ở Hà Nội đã nhận ra trong những ngày nghỉ lễ dài. Phố phường có thể có một chút mới lạ, đôi chút xáo trộn khác với thường nhật, cùng nhiều cảm xúc khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, nhưng đúng là bước chân qua phố những ngày này thấy thật khác.

Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Có dịp về xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre không khó để du khách tìm đến nhà cổ Huỳnh Phủ với tuổi đời hơn một thế kỷ.

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua, các dự án, nhóm cộng đồng, câu lạc bộ của những người trẻ yêu môi trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

5 ngày nghỉ lễ: TNGT giảm, nhưng vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao

5 ngày nghỉ lễ: TNGT giảm, nhưng vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao

Kết thúc 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, theo đánh giá của Ủy ban ATGT Quốc gia, mặc dù tình hình TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, song có những thời điểm, TNGT tăng cao so với bình thường.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Xe điện tạo ‘cơn sốt vàng’ cho các nhà sản xuất lốp ô tô

Xe điện tạo ‘cơn sốt vàng’ cho các nhà sản xuất lốp ô tô

Thị trường lốp ô tô lâu nay luôn được xem là ‘đấu trường’ cạnh tranh gay gắt, tăng trưởng chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, sự phát triển của ô tô điện đang mang đến nhiều cơ hội mới.