Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Không gian văn hóa ĐBSCL là một tiểu vùng văn hóa quan trọng với đầy đủ bản sắc thiên nhiên, đa dạng các sản phẩm vật chất lẫn tinh thần, trong đó phải kể đến hàng trăm làng nghề truyền thống tại đây.
Những làng nghề ấy đã và đang hòa vào dòng chảy của ngành công nghiệp không khói, mang đến những giá trị mới cho người dân châu thổ Cửu Long.
Gà vừa gáy, điểm du lịch trải nghiệm nghề hủ tiếu Sáu Hoài ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, cũng đã sáng đèn. Khi khói bếp lượn lờ tản mác trong ánh ban mai, cũng là lúc hàng trăm khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Nằm bên rạch Rau Răm, lò hủ tiếu của ông Nguyễn Hữu Hoài tồn tại hơn 40 năm nay.
Ông cho biết, trước đây, khu vực này có đến 20 lò hủ tiếu thủ công, nhưng do không cạnh tranh nổi với giá hủ tiếu công nghiệp, giờ chỉ còn lò của ông trụ lại. Trong cái khó ló cái khôn, những ngày làng nghề chìm trong ế ẩm, đìu hiu, ông nghĩ đến việc kết hợp giữa làm nghề và du lịch.
Thật may, lò hủ tiếu Sáu Hoài có vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm trên tuyến đường sông tham quan chợ nổi Cái Răng và các vườn du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền, tiếng lành đồn xa, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, lò hủ tiếu Sáu Hoài dần dà có tiếng trên bản đồ du lịch Cần Thơ:
“Tính ra du lịch như vậy mình kết hợp vô cũng được 12 năm rồi, phát triển tới bây giờ. Thì của mình là cái làng nghề, từ chỗ đó mà mình tận dụng cái làng nghề của mình để nâng cao lên từ từ thành sản phẩm du lịch. Tự bỏ ra để xây dựng, từ từ mình tích lũy, “của đậu nấu đậu” mà, từ từ mình nâng lên. Nếu ai không có vốn thì cũng có thể hỏi vay ngân hàng hoặc địa phương, người ta hỗ trợ vốn cho mình làm. Nhưng mà có cái là phải mất đi phần lãi. Chưa dịch thì trung bình khoảng 300 khách Tây, 200 khách Việt. Còn hiện tại dịch tới giờ thì trung bình đón khoảng 200 khách.”
Không chỉ ở Cần Thơ, tại các tỉnh thành ĐBSCL có hơn 200 làng nghề với đa dạng ngành nghề, đặc thù. Như ở Đồng Tháp có làng hoa kiểng Sa Đéc, làng nghề dệt chiếu thảm Định Yên; làng nghề làm nem Lai Vung... Kiên Giang có làng nghề làm nước mắm, trồng tiêu (Phú Quốc), làng nghề nắn nồi đất (Hòn Đất)… Vĩnh Long có làng nghề sản xuất gạch, gốm huyện Long Hồ – Mang Thít; làng nghề sản xuất tàu hủ ky (Bình Minh); nghề làm bánh tráng nem (Trà Ôn)…
Thời gian qua, một số tỉnh thành ĐBSCL đã nắm bắt các cơ hội để phát triển du lịch, thu hút du khách bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của địa phương. Nhưng hiện nay, chỉ có khoảng 30% số làng nghề gắn với hoạt động du lịch. Chính vì thế, việc gắn kết du lịch với phát triển làng nghề tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc khu vực ĐBSCL là vấn đề tất yếu trong thời gian tới.
Cùng với các làng nghề, các làng cổ trên dưới trăm năm như làng cổ Long Tuyền (Cần Thơ), làng cổ Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), làng cổ Phước Lộc Thọ (Long An),… cũng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển loại hình du lịch văn hóa mang đậm bản sắc này. Đơn cử làng cổ Đông Hòa Hiệp nằm trên địa bàn xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với 4 điểm tham quan, nghỉ dưỡng gồm: khu nhà cổ và các làng nghề truyền thống; trong đó có 07 căn nhà cổ trên 100 năm tuổi. Làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được công nhận di tích cấp quốc gia và đây là một trong 03 làng cổ của Việt Nam được Tổng Cục du lịch và Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn. Mỗi ngày Làng cổ Đông Hòa Hiệp có khoảng 200-300 du khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND Tiền Giang cho biết: "Dự án phát triển du lịch cộng đồng thông qua du lịch di sản tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp, đã góp phần làm thay đổi cảnh quan một số địa điểm của nông thôn Tiền Giang. Đặc biệt là xã Đông Hòa Hiệp không chỉ là tạo điều kiện phát triển du lịch mà còn tạo ra nét đặc trưng riêng có của sản phẩm du lịch Tiền Giang”.
Thực tế cho thấy, với không gian sinh thái đa dạng phong phú của vùng sông nước ĐBSCL, các làng văn hóa-du lịch rất phù hợp phục vụ nhu cầu du lịch dã ngoại của du khách trong và ngoài nước. Từ lợi thế trên, kết hợp đưa sản phẩm – đặc sản văn hóa của các làng nghề ĐBSCL vào các tour du lịch là hướng tiếp thị khả thi, đồng thời sẽ tạo hiệu quả kép vừa phát triển du lịch vừa bán được sản phẩm làng nghề.
Đề cập đến việc xây dựng Làng Văn hóa du lịch kiểu mẫu ở vùng ĐBSCL, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. HCM) cho rằng:
"Theo tôi làm thế nào phải động viên khuyến khích người dân phải hiểu rõ lợi ích của Làng văn hóa du lịch, đã thông tư tưởng và đồng lòng tham gia vào Làng Văn hóa du lịch này. Cái thứ hai là phải có sự cam kết, tham gia nhiệt quyết của chính quyền địa phương, phải tạo ra cơ chế để thực hiện liên kết 4 nhà như mô hình đã đề ra. Các địa phương khác có thể dựa trên những lợi thế cạnh tranh của mình để xây dựng Làng Văn hóa du lịch và lan tỏa ra khắp nơi".
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thể hiện những nỗ lực của những cơ quan quản lý ngành du lịch cũng như của các địa phương, du lịch làng nghề đã ngày càng đóng góp tích cực hơn so với tỷ trọng các loại hình du lịch. Tuy nhiên, du lịch làng nghề còn phát triển manh mún, tự phát và chưa xứng tầm với tiềm năng; các tour du lịch rời rạc không hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cũng khiến cho lượng du khách giảm đi đáng kể, “không hẹn ngày trở lại”.
Thực tế này đòi hỏi cần có những giải pháp phối hợp đồng bộ hơn giữa các ngành, hiệp hội, doanh nghiệp để phát triển sản phẩm du lịch gắn với làng nghề, làng cổ, đạt hiệu quả cao, vừa bảo tồn nghề truyền thống, vừa định vị thêm các điểm đến du lịch hấp dẫn. Đây đều là những “di sản sống” đặc sắc của dân tộc, mang hơi thở của vùng sông nước Cửu Long. Sẽ là đáng tiếc nếu như không phát huy được giá trị mang lại từ các làng nghề.
Chính vì thế, tạo lợi thế từ du lịch làng nghề kết hợp làng cổ, làng văn hóa-du lịch sẽ giúp vừa bảo tồn văn hóa vừa phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập địa phương, tạo cuộc sống ấm no giúp người dân an tâm bảo tồn giữ gìn làng nghề, làng cổ. Để làm được điều này rất cần sự chung tay phối hợp của rất nhiều bộ ngành và các cấp chính quyền địa phương cùng sự đồng lòng của người dân tại các làng nghề, làng văn hóa vùng ĐBSCL./.
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Sáng ngày 15/12, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm tử ngày 15/12/2024 - 14/2/2025.