Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mời các bạn cùng VOV Giao thông tìm hiểu góc nhìn của người trong cuộc, là anh Nguyễn Tiến Việt, một tài xế chuyên nghiệp ở Hà Nội, từng trải qua những sự việc căng thẳng trên đường.
Chào anh Việt, có lẽ anh đã đọc thông tin vụ việc mâu thuẫn giao thông dẫn đến đập phá gương chiếu hậu ở vành đai 3 trên cao vừa qua. Anh từng gặp trường hợp tương tự?
Thật ra đi trên đường đông cũng gây bức xúc cho lái xe. Nhiều ông muốn vượt vì ở trên thoáng, đằng sau xin vượt nhưng không cho vượt. Có những bác tài lên nói to, hoặc hành động không chuẩn mực.
Chứ dân lái xe dịch vụ như chúng tôi thì thường là nhường. Trừ trường hợp người ta vượt lên, ép xe thì mình lúc nào lên được thì dừng lại nói chuyện.
Chứ thực ra, đánh nhau bây giờ chả giải quyết được vấn đề gì. Mình đánh người ta cũng sai mà người ta đánh mình cũng sai.
Ở trường hợp cụ thể đó, anh nói chuyện với người ta thế nào?
Ví dụ, đường cho phép vượt thì mình lên được, sẽ lên xi nhan bảo người ta dừng lại rồi nói. Ông đi chậm thì phải đi vào làn đi chậm, nhường làn cho xe đi nhanh, cho đằng sau đỡ ùn tắc.
Còn nếu gặp người hung hăng, đổ hết lỗi cho người đối diện bất kể đúng sai sau va chạm?
Thật ra, xã hội bây giờ camera nhiều, điện thoại cũng không thiếu. Nếu va chạm giao thông nhảy xuống mà đòi đánh nhau chả làm gì, vì có công an giải quyết rồi. Thế còn bức xúc quá chắc cũng chỉ chửi nhau vài câu thôi. Mình có đập xe người ta mình cũng sai rồi. Chính quyền sẽ giải quyết việc ấy.
Còn nói thật, va chạm như chúng tôi là thường xuyên, ô tô với ô tô, ô tô với xe máy là bình thường. Xước xát nhẹ thì thôi, còn trừ trường hợp nặng, ai sai phải chịu. Chứ không phải đè ngửa người ta ra bắt đền cả.
Cũng tùy trường hợp, trường hợp người ta đâm mình nặng thì người ta bảo mình đi sửa, hoặc mình gọi cho thợ để biết thiệt hại hết bao tiền, có cách bồi thường, xử lý. Người ta có tiền thì trả ngay, ít hơn thì đàm phán.
Nhiều người ở thế bị động, bị đe dọa và bị bạo lực, anh có kinh nghiệm nào để hóa giải?
Tốt nhất, mình xuống xe mà người ta có ý định đánh mình thì tránh trước đã. Họ cố tình đánh thì đã có quần chúng đi đường, rồi đợi công an đến. Mình nên tránh đi, không nên so lại làm gì, đánh nhau cả hai ông đều sai hết.
Ông đuổi đánh thì tôi chạy, xe va chạm cứ để đấy, công an đến sẽ phân định. Chứ mình cứ đứng lại đôi co, phân trần đúng sai, đánh nhau thì mình thiệt, người ta cũng thiệt.
Với anh, trạng thái tâm lý trước và trong khi cầm vô lăng có ý nghĩa ra sao?
Rất quan trọng. Lái xe có nhiều áp lực ngoài đường. Anh mà có công việc gia đình, cơ quan có nhiều cái ức chế, sẽ gây xao nhãng đầu óc, không chuyên tâm chạy xe, dễ gây ra va chạm không đáng.
Còn thật ra, có sức khỏe, tâm lý đi ổn định là tốt nhất. Mình đừng sân si quá các vấn đề trên đường. Mình cứ kệ thì sẽ bình tĩnh được. Chạy xe vốn đã rất căng thẳng, mệt mỏi rồi.
Cảm ơn chia sẻ của anh!
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.