Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Tắc đường Cầu Tó, bài học rút mãi không ra...

Kiều Tuyết: Thứ ba 21/02/2023, 15:26 (GMT+7)

20h ngày thứ Hai đầu tuần, dòng xe ô tô nối đuôi nhau từ cầu Bươu về cầu Tó vẫn dài ngút tầm mắt, dù ngã tư đã bắt đầu ổn định trở lại.

Trước đó 30 phút, khi gửi xe máy từ cách vài cây số để len bộ về nhà,tôi vẫn chỉ thấy dăm tài xế chịu không nổi, tự xuống đường phân luồng và mở lối cho nhau.

Những thanh niên nghển cổ ngóng về phía trước trong nỗi hoang mang. Những shipper bất lực với đơn hàng chưa biết khi nào đến đích.

Một số người xác định tắc bền vững, bèn bốc xe lên hè, tấp vào nhà dân, rồi mua bánh mì gặm tạm.

Giờ cao điểm chiều 20/2, Kênh VOV Giao thông liên tục ghi nhận thông tin của thính giả về tình hình ùn tắc tại khu vực cầu Tó (Hà Nội)

Giờ cao điểm chiều 20/2, Kênh VOV Giao thông liên tục ghi nhận thông tin của thính giả về tình hình ùn tắc tại khu vực cầu Tó (Hà Nội)

Tôi, trong tình cảnh đành phải ngắm nhà mình từ xa - khi mọi ngả đường đều bất khả thi, đã phải vận dụng đủ các mối thân quen để nhờ đón và “giải cứu” 2 đứa trẻ: 1 ở lớp gửi muộn mầm non, 1 trên xe đưa đón học sinh đang “chôn chân” gần 2 tiếng ở đầu bên kia cầu Tó.

Nhưng nhiều bố mẹ khác không may mắn như vậy, vì chẳng thể nhờ được ai.

Trong sự kinh ngạc và ngao ngán, người dân ven đường lắc đầu, nhắc lại vụ tắc đường kỷ lục cách đây 5 năm, và đồ đoán xem lần này, liệu có tắc đến…đêm như lần trước.

Ơn trời, đến khoảng 20h15, ơn trời, đường đã thông!

Nhưng vì sao, sau những vụ vụ ùn tắc kinh khủng đến mức, các nhà báo phải dùng flycam mới quan sát được toàn cảnh giao thông “đông đặc” tứ phía về đây, đến mức nhiều người phải gọi người thân ra trông xe để đi bộ về do sắp ngất xỉu… vẫn có thể lặp lại trong sự bị động gần như hoàn toàn?

Vì sao trong 5 năm qua, đường sá đã được thảm lại và có phần rộng rãi hơn, đèn tín hiệu đã được tính toán lại, giao thông đã được tổ chức lại với phương án cấm ô tô 1 chiều trên đường Kim Giang và Bằng Liệt kéo dài, … mà vẫn xảy ra các vụ tắc kinh hoàng, dù không hề có sự cố?

Chẳng nhẽ, đã không hề có kinh nghiệm nào được rút ra? 

Ùn tắc cầu Tó năm 2016 (Ảnh: Vietnamplus)

Ùn tắc cầu Tó năm 2016 (Ảnh: Vietnamplus)

Tắc đường... “biên niên sử”

Cầu Tó đã từng là điểm nóng giao thông từ cách đây hơn 14 năm, khi Kênh VOV Giao thông mới đi vào hoạt động.

Quá trình sửa chữa, mở rộng cây cầu cũ, chỉ còn một phần nhỏ lòng đường vừa đủ cho 2 xe ngược chiều tránh nhau trên cung đường vành đai vận tải từ phía Nam đi phía Tây và ra phía Bắc của Hà Nội khiến tắc đường tại đây như cơm bữa.

(Hồi đó chưa có Vành đai 3 trên cao, cũng chưa có Đại lộ Thăng Long, các xe vận tải từ phía Nam đi phía Tây và Bắc gần như đều phải qua đường tỉnh 70A, mà nút thắt là Cầu Tó)

Cầu xây xong, xe bon bon được vài năm. Đến khoảng năm 2015 - 2016, không chỉ lưu lượng xe vận tải tăng cao, mà sự mọc lên của 6 tòa chung cư sát cây cầu này, cùng vài ba tòa cách đó vài trăm mét, với hàng vạn dân sinh sống, đã khiến cho tắc đường căng thẳng hơn. Đến mức, các tài xế mặc định rằng: “Cầu Tó đương nhiên khó”!

Nhưng kinh khủng phải đến vụ ùn tắc sáng ngày 20/9/2016, với vụ va chạm giao thông khiến toàn bộ khu vực nút giao này tê liệt trong vài giờ.

Kỷ lục nhanh chóng được phá vỡ sau đó một năm, vụ tắc đường buổi chiều tối 26/12/2017, với thời gian khủng khiếp hơn, ít nhất 3 tiếng đồng hồ với người đi xe máy, và phải ngót nghét 4-5 tiếng với người đi ô tô.

Sau đó, lực lượng chức năng cảnh giác đề phòng, tích cực điều tiết phân luồng, cộng thêm sự hãi hùng của những người từng trải qua tắc đường ở đó mà “cạch đến già”, nên Cầu Tó có một thời gian đỡ khó.

Dù với sự phát triển của các trục giao thông kết nối, lưu lượng lại tăng lên, và người ta vẫn phải ì ạch lái xe qua nút này trong các khung giờ cao điểm, nhưng chưa khi nào kịch bản ùn tắc lặp lại ở mức độ như vậy, cho đến chiều nay. 

Ùn tắc cầu Tó năm 2017 (Ảnh: Tiền Phong)

Ùn tắc cầu Tó năm 2017 (Ảnh: Tiền Phong)

3 vụ tắc kinh hoàng, chưa đủ là bài học?

Phân tích về vụ ùn tắc hồi năm 2017, VOV Giao thông đã từng chỉ ra sự chủ quan nhất định của các bên (cả người tham gia giao thông lẫn lực lượng điều tiết), bên cạnh các bất cập về hạ tầng và độ nén quá cao của mật độ dân cư.

VOV Giao thông cũng từng cảnh báo, khi sự chủ quan kéo dài, các ám ảnh về ùn tắc kinh hoàng phai nhạt đi, là lúc các vụ tắc đường khủng khiếp sẽ trở lại.

Bởi lưu lượng xe cộ - từ phương tiện giao thông cá nhân của người dân cho đến xe vận tải lớn, vẫn tăng lên từng ngày.

Bởi những nguy cơ ùn tắc tại nút giao thông quan trọng này, dù đã được giải quyết phần nào, nhưng chưa hết và vẫn tích tụ tăng dần:

Đó là sự xung đột giao thông ngay trước đèn tín hiệu, khi hướng đi thẳng và rẽ trái vẫn đồng thời lưu thông và đan cài vào nhau.

Đó là sự lúng túng trong tổ chức giao thông ở hướng từ đường Hữu Hòa ra cầu Tó: ngay cả các xe chỉ có nhu cầu rẽ phải từ đường Hữu Hòa ra cầu Tó để đi Văn Điển cũng phải xếp hàng  một cách không cần thiết trước đèn tín hiệu gây ùn ứ giao thông. Trong khi, các xe rẽ phải từ Hữu Hòa ra cầu Tó rồi rẽ trái ngay vào Bằng Liệt lại gây xung đột.

Đó là sự xung đột thường trực ở các giao cắt bên kia Cầu Tó, giữa luồng xe ra vào đường Tả Thanh Oai (nơi có rất nhiều xe tải vào “ăn” hàng trong kho và xe đưa đón học sinh hoạt động), cùng với các xe ra vào đường Bằng Liệt kéo dài, đường qua đồn công an Cầu Bươu cũ.

Điểm nút này làm cho những chiếc xe buýt của trường cách đó hơn 2 cây số, thường xuyên mất ít nhất 30 phút đến cả tiếng đồng hồ. Đồng thời, làm cho luồng xe từ Văn Điển lên Cầu Tó và ngược lại bị “mắc” vào nhau, “ghìm” chân nhau giữa nút.

Đó là việc cho phép xe ô tô từ Cầu Bươu đi Cầu Tó rẽ trái ngay khi vừa qua cầu, mà nhịp đèn tín hiệu không đủ để họ kịp “trở tay” trước khi bị dòng xe  theo chiều từ Văn Điển đi lên “ập tới”.

Đó là chiếc biển cấm đi ngược chiều chỉ để… cho vui ở cổng vào CT10 KĐT Đại Thanh. Bởi không đi ngược chiều,  trong nhiều trường hợp, người dân trong chung cư này gần như không có lựa chọn khác, nếu muốn vào được nhà.

Và đó còn lại sự hoãn lại vô thời hạn (tính đến lúc này) của dự án mở rộng đường 70 sau ngót vài chục năm từ khi khởi động, khiến cho khổ đường  với 1 làn xe ô tô mỗi chiều, quá ngọ ngằn so với nhu cầu thực tế.

Khi hạ tầng cải thiện thì lâu mà bất cập thêm thì lại phát sinh rất mau; khi tổ chức giao thông chưa thể tìm ra phương án tối ưu, và khi nhu cầu đi lại ngày càng cao, quy mô luồng phương tiện càng lớn, sự phức tạp xuất hiện càng nhiều, thì mầm mống của các vụ tắc đường kinh khủng là điều đã nhìn thấy trước 

Người dân có thể chủ quan, nhưng lực lượng chức năng tuyệt đối không thể “đọc” tình hình giản đơn đến vậy.

Bất kỳ sự chủ quan, chậm trễ trong việc giải quyết các tình huống xung đột giao thông, sự cố có nguy cơ gây tắc đường… đều có thể phải trả giá đắt. Các nỗ lực “chữa cháy” sẽ là quá muộn khi nút giao đã biến thành một bãi đỗ xe bất đắc dĩ.

Nói gì, gần 2 tiếng đồng hồ sau khi tắc đường trầm trọng xảy ra, lực lượng chức năng mới có mặt. Cũng không có lực lượng tại chỗ nào được huy động để ổn định tình hình tạm thời, trừ những nỗ lực bột phát của người dân.

Nếu không có gì thay đổi, Cầu Tó sẽ lại thông thoáng đặc biệt trong một thời gian tương đối, sau vụ ùn tắc hôm nay, bởi nhiều người bị ám ảnh, lại “cạch đến già” cho đến khi nào ký ức nguôi ngoai.

Nhưng bài học từ các vụ ùn tắc khiến hàng vạn phương tiện nổ máy chôn chân hàng tiếng đồng hồ, hàng vạn con người bị ảnh hưởng nặng nề phải bật ra câu hỏi đầy bức xúc về trách nhiệm của cơ quan chức năng, lẽ nào, vẫn cứ trôi tuột đi, hoặc có thể quên dễ dàng đến thế?

Mô tả khu vực giao thông cầu Tó với các nút giao cắt phức tạp

Mô tả khu vực giao thông cầu Tó với các nút giao cắt phức tạp

 

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.