Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Sức sống mới cho làng nghề đan cần xé

Nhật Minh: Thứ ba 07/01/2025, 10:00 (GMT+7)

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những chiếc cần xé truyền thống gắn liền với nhịp sống làng nghề suốt hơn một thế kỷ, người dân Ngã Bảy, Hậu Giang ngày nay đã khéo léo thổi hồn vào từng nan tre, biến những sản phẩm quen thuộc thành những phiên bản thu nhỏ đầy tinh tế.

Chị Tú Anh hiện có 12 mẫu mô hình thu nhỏ được du khách yêu thích (Ảnh Yến Linh)

Chị Tú Anh hiện có 12 mẫu mô hình thu nhỏ được du khách yêu thích (Ảnh Yến Linh)

Chị Nguyễn Thị Tú Anh là một trong những người tiên phong làm đồ lưu niệm như cần xé, ghe thu nhỏ tại làng nghề đan cần xé thành phố Ngã Bảy. Chào chị Tú Anh, vì sao mình lại có ý tưởng làm ra những sản phẩm nhỏ xinh như thế này vậy chị?

Chị thấy khách du lịch đi ngang nè, rồi chị làm để coi mấy người khách nước ngoài người ta đi lại coi làng nghề của mình nè. Rồi mình làm quảng bá sản phẩm đồ luôn cho người ta qua lại đây người ta tham quan làng nghề của mình, đặng người ta biết luôn, Người ta thích mấy cái nhỏ nhỏ như vầy nè người ta mua.

So với cần xé lớn thì làm cái nhỏ như vầy có nhanh hơn không chị?

Chị làm cái nhỏ này lâu lắm nè chớ không phải mau như cái bự đâu. Cái càng nhỏ làm lâu dữ lắm. Cái cần xé này 2-3 ngày rồi mới được như vầy nè mà chưa đánh quai nữa. Cũng như nếu như mình làm thành phẩm một ngày thì được có một cái, còn cái bự như vầy thì một ngày một người làm được 3 cái. 

Cái bự làm cũng dễ dàng hơn, còn cái nhỏ thì làm lâu dữ lắm. Chị ngồi làm vầy là một ngày có một cái một hà.

Vậy thì công đoạn nào là khó nhất, thưa chị Tú Anh?

Khó dữ lắm, nhất là chẻ nan đương, phải chẻ cho nó đều, vót cho nó mỏng, đương nó mới vô. Còn mà để dày vót nó đâu có vô. Cọng nan nó rất là mỏng luôn, nó mới vô được.

Khách du lịch đón nhận sản phẩm mình như thế nào?

Có người người ta mua có người đâu có mua chứ đâu phải mỗi người đi ngang là phải mua, nhầm người người ta thích thì người ta mua hà.

Bây giờ chị Tú Anh làm được bao nhiêu mẫu đồ lưu niệm như thế này? Và chị thấy là khách du lịch thích nhất là mẫu nào?

Chị suy nghĩ ra chị làm được cái nào chị bán cái đó hà. Tính ra chắc cũng cỡ mười mấy mẫu. Cái cần xé với cái ghe chiếu đó. Ghe chiếu có cái mui là người ta thích nhất. Khách nước ngoài như mình ở đây mình biết với cái người mà người ta hướng dẫn viên, người ta nói đó là cái ghe chiếu Cà Mau thì người nước ngoài người ta mới biết.

Cũng nhờ hướng dẫn viên người ta nói đồ vậy đó. Hồi đó ở Ngã Bảy mình có sự tích vậy, rồi cái người ta biết người ta mới mua.

Cảm ơn chị Tú Anh rất nhiều. Chúc cho chị và bà con làng nghề nhiều sức khỏe để tiếp tục gìn giữ và phát triển công việc thủ công độc đáo này.

Người dân có thu nhập ổn định từ nghề đan cần xé. (Ảnh: Du lịch Hậu Giang)

Người dân có thu nhập ổn định từ nghề đan cần xé. (Ảnh: Du lịch Hậu Giang)

Du lịch khởi sắc nhờ làng nghề cần xé

Dẫu đã qua thời hoàng kim của nghề đan cần xé nhưng với bà con ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, công việc này đã trở thành một phần cuộc sống nên dù có đi đâu, làm gì, hễ cứ trở về quê hôm trước là hôm sau lại bắt tay vào vui buồn cùng những chiếc cần xé.

Làng nghề cần xé giờ còn khoảng 50 hộ tham gia với hơn 200 lao động. Hiện nay, làng nghề đa phần hoạt động theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, thợ thì làm từng công đoạn rời, gọi là làm món để duy trì qui mô sản xuất tập trung khá lớn, quy về 3 vựa lớn trong vùng để phân phối đi các nơi. Vừa giữ gìn được kỹ thuật đan truyền thống, hầu hết đều sử dụng nguyên vật liệu gốc.

Theo bà con làng nghề, mấy năm nay, du lịch địa phương bắt đầu khởi sắc, làng nghề theo đó cũng có bước phát triển theo nhờ vào việc có khách gần xa. Từ Tết Dương lịch đến Giáp Tết Nguyên Đán là thời điểm làng nghề có đông khách du lịch đến tham quan nhất. Đặc biệt là khách từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ý, …

"Tùy theo mùa, từ thời điểm này trở đi là khách du lịch về đông nè. Qua tháng 3 tháng 4 là chững lại. Những sản phẩm du lịch nhỏ người ta thích lắm, những sản phẩm lớn cũng được quan tâm nhiều lắm".

"Từ cái mê rồi tới cái mình đương rồi tới cái nan này rồi tới cái nan trên, rồi tới mình quai rồi ghim. Mình phải biết làm quai. Giai đoạn nhất là giai đoạn mình đương phải đều, không bự, không nhỏ, đương phải có thước tấc, không phải ai làm cũng được đâu".

Ông Ngô Văn Út người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm theo nghề cho biết, đan cần xé tuy thu nhập không cao nhưng được cái ngồi trong mát, người thợ làm tại nhà và có thể chủ động thời gian. Theo nghề từ nhỏ, nên với ông, ngày nào không ngồi đan là ngày đó cứ thấy thương, thấy nhớ. Nhìn bàn tay thoăn thoắt của ông Út, du khách đi từ ngạc nhiên đến thích thú. Không ít người còn xin ông được tận tay trải nghiệm một lần cho biết.

"Cái cần xé này mình thấy trước mắt mình nói dễ nhưng mà sự thật làm không có được. Nếu mà học kiên trì lắm mới mần được hoàn chỉnh cái cần xé phải 4 năm. Thấy nó vậy trước mặt chứ học có người mười mấy năm chưa hoàn thành cái cần xé. Nhiều khi mình muốn bỏ nó chứ mình cũng không muốn đeo đuổi nó nhưng mà mình bỏ không được".

Theo nhiều hộ dân trong xóm, khoảng 3 năm trở lại đây du khách tìm đến làng nghề ngày một nhiều, bà con trong xóm bắt đầu sáng tạo những sản phẩm thu công dạng nhỏ gọn để bán quà lưu niệm cho du khách. Hiện có 5 hộ bán những sản phẩm như cần xé nhỏ, mô hình chiếc thuyền tam bảng, quang ghánh, bình hồ lô, rế nhỏ, bình nước,...

Tại làng nghề đan cần xé, chị Nguyễn Thị Tú Anh là một trong những người thợ lành nghề, vừa làm cần xé lớn cho mối, chị kiêm luôn hơn 12 mẫu những mô hình lưu niệm. Sản phẩm cần xé thu nhỏ và ghe chiếu Cà Mau có phần mui của chị sáng tạo được khách du lịch rất ưa thích và chọn mua làm quà.

"Cỡ 2 năm trở lại đây khách mới đi nhiều, có người người ta mua, có người người ta cũng không mua. Người nào lại người ta hỏi làm trải nghiệm thì chị cũng đem cái cần xé ra cho người ta coi người ta làm. Mình chỉ cái người ta dòm người ta làm theo. Công đoạn đương người ta dễ làm hơn. Mình ngồi mình mình đương vầy nè, khách coi cái bắt đầu đưa đương thử, rồi nó cũng đương, cũng khoái chí, cười đồ dữ lắm".

Chia sẻ về sự chuyển đổi của làng nghề trăm năm tuổi, ông Bùi Tấn Lộc, Bí thư Trưởng Khu vực 6, Phường Ngã Bảy, Thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang thông tin: "Những đoàn khách lớn của Pháp và mấy nước Châu Âu đều rất thích sản phẩm này. Những du khách thấy những người thợ làm rồi thấy lạ nên cũng tập làm thử, người ta nhảy vô xin làm thử những sản phẩm lớn, chứ sản phẩm nhỏ làm không được đâu, phải kinh nghiệm mới làm được".

Những chiếc cần xé mini, dù nhỏ bé, vẫn mang trọn vẹn hồn cốt của sản phẩm truyền thống của làng nghề đan cần xé Ngã Bảy, trở thành món quà lưu niệm độc đáo cho du khách trong và ngoài nước. Sự sáng tạo này không chỉ mở ra thị trường mới, tăng thêm giá trị kinh tế mà còn góp phần quảng bá văn hóa địa phương ra khắp mọi miền.

 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Công chức, viên chức dôi dư có thể làm gì?

Công chức, viên chức dôi dư có thể làm gì?

Sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tinh giản, bộ máy sẽ dôi dư nhiều công chức, viên chức và sẽ có một số lượng lớn người lao động dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư. Vậy, cần làm gì để những người lao động này tìm kiếm được các vị trí việc làm mới, phù hợp trong nền kinh tế? 

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Đẩy nhanh tiến độ thi công sau khi có mặt bằng

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Đẩy nhanh tiến độ thi công sau khi có mặt bằng

Mặc dù khởi công chậm so với kế hoạch và vướng khá nhiều điểm nghẽn, nhưng đến nay mặt bằng dự án này đã được giải quyết, một số khó khăn trước đây bước đầu được khơi thông.

Biến xe cứu thương thành xe cổ vũ bóng đá, tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Biến xe cứu thương thành xe cổ vũ bóng đá, tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Sử dụng xe dán biểu tượng xe cứu thương, gắn, phát thiết bị ưu tiên nhưng lại chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá, người điều khiển xe đã bị CSGT xử lý. Đáng chú ý, tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.

Đội tuyển Việt Nam mang Cup vô địch ASEAN Cup 2024 về tới Hà Nội

Đội tuyển Việt Nam mang Cup vô địch ASEAN Cup 2024 về tới Hà Nội

Ngay sau khi xuống máy bay, Ban huấn luyện và các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã lên xe bus, di chuyển về trung tâm thành phố Hà Nội. Đoàn không đi xe mui trần như dự kiến ban đầu.

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt (ĐS) bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng.

Liệu có tháo được “nút thắt” liên thông giáo dục nghề nghiệp?

Liệu có tháo được “nút thắt” liên thông giáo dục nghề nghiệp?

Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vấn đề được quan tâm là việc liên thông từ trung cấp lên đại học, liệu “nút thắt” trong liên thông giáo dục nghề nghiệp có được tháo gỡ?

Đường của riêng hay của chung?

Đường của riêng hay của chung?

Một chủ đề rất nóng ở các khu đô thị mới, song dù vậy, không ít người còn mơ hồ về bản chất của nó. Đó là chuyện về những con đường trong khu đô thị.