Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Sửa đổi Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS, làm sao đừng “bó chân” doanh nghiệp?

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ sáu 12/05/2023, 20:04 (GMT+7)

2 dự án luật nhà ở và dự án luật kinh doanh BĐS dự kiến được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2023. Hôm nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo góp ý cho 2 dự án luật này.

  

Quy trình giao dịch bất động sản, hợp đồng giao dịch, quy định chuyển nhượng bất động sản... là những nội dung được các doanh nghiệp quan tâm góp ý trong sự kiện ngày hôm nay. Trong đó, đề xuất bắt buộc giao dịch bất động sản phải qua sàn nhận được không ít ý kiến trái chiều.

Chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam: "Với tư cách là DN làm về BDS thì nên hạn chế cấp trung gian vì không nhất thiết phải bắt buộc qua sàn. Như chúng tôi có bộ phận bán hàng trực tiếp và hiểu rõ dự án và tâm huyết hơn là môi giới.

Môi giới còn mất chi phí 3-3,5%. Nếu chúng tôi tự bán hàng thì 1-1,5% sẽ tiết kiệm đc chi phí đồng thời giảm bớt trung gian. Cho không nên đưa vào là bắt buộc phải qua sàn, nên chỉ đưa ra điều kiện giao dịch bất động sản phải công khai, minh bạch, một giá".

Việc gỡ khó cho một ngành quan trọng đối với nền kinh tế như bất động sản là điều nên làm, tránh viễn cảnh "đổ vỡ dây chuyền" ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác và toàn bộ thị trường. Nên theo ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc công ty bất động sản EZ Property, việc giao dịch BĐS bắt buộc qua sàn cũng chỉ mang tính hình thức, cần cân nhắc lại điều khoản này:

"Tôi xin đề nghị bỏ mục giao dịch phải bắt buộc qua sàn, vì k khác gì đưa vào để quản lý cấm rồi bỏ ra, giờ lại cho vào. Thứ 2 là giao dịch qua sàn cũng chỉ là hình thức. Việc thừa và k phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại. Chúng ta hoạt động theo Luật DN có đầy đủ chức năng kinh doanh".

Ảnh minh họa: ĐTCK

Ảnh minh họa: ĐTCK

Còn góp ý dự thảo Luật Nhà ở, PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng Khoa Pháp luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Ban soạn thảo cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo quy định kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn.

Tại khoản 1 Điều 14 Dự thảo quy định “Trường hợp cá nhân nước ngoài mua nhà ở của chủ đầu tư dự án bất động sản thì quyền sử dụng đất gắn với nhà ở thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở”.

Mặc dù quy định này mới được bổ sung vào nguyên tắc kinh doanh nhà có sẵn, tuy nhiên chưa phù hợp, chưa đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai.

Do đó, PGS.TS Nguyễn Thị Nga đề xuất: "Cần phải làm rõ vấn đề này trên cơ sở ghi nhận quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam. Về điều kiện kinh doanh nhà, công trình xây dựng có sẵn, đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 15 là những điều kiện cần thiết để đảm bảo tính an toàn trong các giao dịch cần phải chỉnh sửa để phù hợp với quy định của Luật Đất đai".

Và để thu hút những lao động có trình độ cao tới làm việc sinh sống tại Việt Nam, theo ông Phạm Minh Đức – Phó TGD Pháp ché đầu tư tập đoàn Tân Á Đại Thành, cần phải có cơ chế thoáng hơn để họ gắn bó và cống hiến:

"Việc cho phép người nc ngoài đc sở hữu nhà ở riêng lẻ và chung cư thương mại. Để thu hút thì chúng ta xác lập 1 cơ chế nào đó tạo điều kiện cho người có tình độ cao vào VN làm việc đc mua nhà".

Liên quan đến dự thảo Luật Nhà ở, ông Nguyễn Quốc Hiệp kiến nghị, Điều 20: Quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên trong khái niệm từ ban đầu thì thế nào là tổ chức có vốn kinh tế nước ngoài thì Dự thảo Luật nhà ở lại không đưa và cũng đang gặp một số chồng chéo với các luật khác:

"Cái này lại mâu thuẫn với Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Bởi vì chúng tôi hình dung trên 50% vốn nước ngoài thì mới đc gọi là tổ chức có vốn kinh tế nước ngoài. Thế còn hiểu như Luật nhà ở thì thậm chí cổ đông nước ngoài có 1% cũng thành DN nước ngoài và phải thực hiện theo chứng nhận đầu tư theo kiểu nước ngoài. Thì cái này mâu thuẫn và chết hết doanh nghiệp bất động sản".

Tiếp thu ý kiến và giải trình các vấn đề, đặc biệt liên quan tới việc giao dịch bất động sản bắt buộc phải qua sàn giao dịch, ông Nguyễn Mạnh Khởi – Cục phó Cục quản lý nhà và bất động sản của Bộ xây dựng cho biết theo đường lối của Đảng về chính sách đất đai, và thực tế thời gian qua các doanh nghiệp bất động sản dù sản phẩm không đủ điều kiện vẫn đem ra giao dịch và vướng vào lao lý.

Do đó, cơ quan soạn thảo cho rằng việc qua sàn là một trong những biện pháp giúp minh bạch thị trường, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia:

"Vấn đề là cần phải quy định quy trình cụ thể để tránh thêm thủ tục hành chính, dễ dàng và đặc biệt thông tin cung cấp các sàn phải chịu trách nhiệm thế nào, pháp lý ra sao, các văn bản sàn ban hành ra phải có tính pháp lý vì trước đây chúng ta chưa có quy định. Và giờ chúng ta hoàn thiện bổ sung đầy đủ".

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự thảo Luật Nhà ở và Dự thảo luật Kinh doanh bất động sản là hai 2 dự án luật quan trọng tác động tới toàn xã hội. Đặc biệt với việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản với mục tiêu là thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Ý kiến của bạn
TP.HCM trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10: Phụ huynh hồi hộp nhưng không tạo áp lực

TP.HCM trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10: Phụ huynh hồi hộp nhưng không tạo áp lực

Sáng 5/6, hơn 96.000 thí sinh tại TP.HCM bắt đầu có mặt tại điểm thi để làm thủ tục dự thi, sinh hoạt quy chế thi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trong 2 ngày 6 và 7/6.

Giãn thời hạn đăng kiểm: Chuyển ùn ứ từ trung tâm lên mạng

Giãn thời hạn đăng kiểm: Chuyển ùn ứ từ trung tâm lên mạng

Việc tự động giãn chu kỳ kiểm định cho xe không kinh doanh vận tải đã khiến các trung tâm đăng kiểm vắng lặng đến lạ thường. Tuy vậy, tình trạng ùn ứ lại diễn ra trên mạng khi số lượng người truy cập quá lớn, khiến hệ thống liên tục bị quá tải, tắc nghẽn.

Ngày Môi trường thế giới năm 2023: “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”

Ngày Môi trường thế giới năm 2023: “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”

Với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” Ngày Môi trường thế giới năm 2023 đã truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững…

Tư duy làm du lịch, bao giờ thôi “chụp giật”?

Tư duy làm du lịch, bao giờ thôi “chụp giật”?

Ngành du lịch đang phục hồi với nhiều tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện ngày càng nhiều biểu hiện xấu xí, “chặt chém” trong hoạt động du lịch, gây bức xúc cho du khách và ảnh hưởng lớn hình ảnh du lịch Việt Nam.

Khai mạc tuần lễ Không gian Việt Nam 2023

Khai mạc tuần lễ Không gian Việt Nam 2023

Sáng ngày 5/6, tại TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Hội tin học TP.HCM tổ chức Lễ khai mạc tuần lễ Không gian Việt Nam – Hậu Giang 2023 (Vietnam Space Week).

Thay đổi cơ cấu phát triển điện, có thể hoàn thành mục tiêu kép

Thay đổi cơ cấu phát triển điện, có thể hoàn thành mục tiêu kép

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện và thực hiện các mục tiêu đã đề ra về việc giảm phát thải ròng.

Cầu Bà Hom 'nằm phơi nắng’ vì nhiều năm chưa xong

Cầu Bà Hom 'nằm phơi nắng’ vì nhiều năm chưa xong

Công trình xây cầu Bà Hom mới trên tỉnh lộ 10 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) khởi công ngày 10.9.2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 374 tỉ đồng, nhằm thay cầu cũ được dựng từ trước năm 1975 đã xuống cấp trầm trọng. Thế nhưng gần 5 năm triển khai đến nay công trình vẫn chưa ‘về đích’.