Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Say sóng khi đi tàu, chuyện nhỏ mà không nhỏ

Huy Hoàng: Thứ ba 15/04/2025, 20:33 (GMT+7)

Ngày càng có nhiều con tàu mới hiện đại, tiện nghi được đưa vào khai thác để phục vụ ngày càng nhiều hành khách có nhu cầu từ bờ ra đảo. Tuy vậy, không phải nhà tàu nào cũng tư vấn đầy đủ cho khách về say sóng, và không phải hành khách nào cũng biết cách ứng phó với say sóng khi đi tàu.

Ngày càng có nhiều con tàu hiện đại, tiện nghi được đưa vào khai thác để phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch từ bờ ra đảo

Ngày càng có nhiều con tàu hiện đại, tiện nghi được đưa vào khai thác để phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch từ bờ ra đảo

Những chuyến đi nhớ đời

Bị hấp dẫn bởi những bài review đầy thú vị về đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) trên mạng xã hội, nửa cuối tháng 3 vừa qua anh Tuấn Quỳnh (28 tuổi, ngụ Tp.Thủ Đức,TPHCM) đã quyết định đưa vợ con “ra đảo” 1 chuyến. Dù đã biết thông tin biển vẫn còn động song vì tin tưởng các “chuyên gia mạng” về 1 loại thuốc chống say sóng dạng nước xuất xứ từ Hàn Quốc được bán sẵn tại phòng vé, anh Quỳnh vẫn quyết tâm ra khơi

Tuy nhiên, khi tàu nhổ neo được vài hải lý, anh Quỳnh bắt đầu nếm mùi say sóng khi liên tục gục đầu vào túi nôn. Trong khi đứa con gái nhỏ lần đầu đi tàu chưa quen với sóng biển bắt đầu quấy khóc thì chị vợ trong nỗ lực vừa giữ thăng bằng vừa tìm cách dỗ con khiến mặt chị tái mét vì cảm giác buồn nôn. Sau 2 giờ 30 phút lênh đênh trên biển, tàu cập cảng Phú Quý nhưng mãi một lúc sau cả 3 thành viên của gia đình trẻ mới xuống được tàu trong cảm giác “hồn xiêu phách lạc”.

Không ít hành khách đã có những trải nghiệm nhớ đời vì say sóng khi đi tàu từ bờ ra đảo

Không ít hành khách đã có những trải nghiệm nhớ đời vì say sóng khi đi tàu từ bờ ra đảo

Cũng trong chuyến tàu đó, đã có ít nhất 2 hành khách lần đầu đi tàu cao tốc từ bờ ra đảo vì say sóng mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thuỷ thủ mới có thể xuống tàu. Với không ít du khách tìm đến đảo Phú Quý hay Côn Đảo thời gian qua thì dư âm đọng lại trong họ không chỉ có cảnh đẹp, nước biển trong xanh, hải sản tươi ngon mà còn là những cơn say sóng vô tiền khoáng hậu.

Theo ông Trần Song Hải – chuyên gia vận tải đường biển thì với việc sở hữu hơn 3000km đường bờ biển cùng nhiều quần đảo, hòn đảo đẹp ngoài khơi thì Việt Nam là quốc gia hết sức lý tưởng cho loại hình du lịch biển đảo. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người đã không thể có chuyến đi trọn vẹn chỉ vì “say sóng”.

Vì sao các hãng tàu đều “quên” tư vấn cho hành khách về say sóng?

Căn cứ theo danh mục các tuyến từ bờ ra đảo, có thể chia ra làm 3 nhóm là tuyến gần bờ (bao gồm các tuyến đến đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, đảo Hải Tặc); tuyến trung bình (các đảo trong khu vực Vịnh Thái Lan, Phú Quốc, đảo Lý Sơn, tuyến Trần Đề - Côn Đảo…) và tuyến xa bờ (Phan Thiết – Phú Quý, Vũng Tàu – Côn Đảo, TPHCM – Côn Đảo…).

Say sóng là chuyện rất phổ biến, tuy nhiên đi tàu càng to thì nguy cơ say sóng càng giảm

Say sóng là chuyện rất phổ biến, tuy nhiên đi tàu càng to thì nguy cơ say sóng càng giảm

Với các tuyến gần bờ và tuyến trung bình (tầm trên dưới 25 hải lý) thì thời gian di chuyển trên biển chỉ khoảng 1 đến 2 tiếng, khi hành khách còn chưa tận hưởng hết không khí mát mẻ, sảng khoái của biển cả thì đã đến nơi mà chưa kịp say sóng. Với các tuyến này, hầu hết các hãng tàu sử dụng phương tiện cỡ nhỏ có trang bị đầy đủ tiện nghi, an toàn để mang đến sự thoải mái cho khách đi tàu. Tuy nhiên, một số hành khách cho biết có tình trạng say sóng khi di chuyển bằng tàu thân hẹp.

Tình trạng hành khách bị say sóng xảy ra phổ biến ở các tuyến xa bờ có khoảng cách từ 50 hải lý trở lên. Trong đó, tuyến Phan Thiết – Phú Quý có nước chảy siết, tàu hay phải chạy ngang sóng nên rất dễ khiến hành khách đi tàu bị say. Còn với tuyến TP.HCM – Côn Đảo hay Vũng Tàu – Côn Đảo thì tàu hay phải chạy ngược sóng nên cũng khó tránh cảnh hành khách phải gặp “chị huệ”.

Lý giải về tình trạng này, ông Trần Song Hải cho rằng ngoài yếu tố khách quan là thời tiết thì có 1 thực tế là chưa có doanh nghiệp nào ở nước ta có thể đầu tư vào những chiếc tàu đủ tiêu chuẩn vì tổng mức chi phí quá lớn. Ví dụ như 1 chiếc tàu có sức chở 600 khách theo tiêu chuẩn Châu Âu phải dài khoảng 135 mét, rộng khoảng 20 mét và có giá thành từ 40-60 triệu euro. Trong khi 1 chiếc tàu 600 khách hiện nay ở Việt Nam chỉ dài từ 45-47 mét, rộng 12 mét với chi phí đóng tàu chỉ khoảng 2 triệu usd.

Ông Trần Song Hải cho rằng vì yếu tố chi phí đầu tư nên hầu hết tàu cao tốc của nước ta chưa thể được trang bị tận răng như những chiếc tàu tiêu chuẩn Châu Âu

Ông Trần Song Hải cho rằng vì yếu tố chi phí đầu tư nên hầu hết tàu cao tốc của nước ta chưa thể được trang bị tận răng như những chiếc tàu tiêu chuẩn Châu Âu

Vì mức đầu tư ban đầu chưa cao nên đa số những chiếc tàu cao tốc từ bờ ra đảo ở nước ta chưa được trang bị đầy đủ công nghệ, thiết bị để giảm đến mức thấp nhất tình trạng say sóng cho hành khách. Tuy nhiên, vì các vấn đề về doanh thu, chi phí hoạt động mà hầu hết các hãng tàu đều “vô tình bỏ qua” hoặc “cố ý phớt lờ” việc tư vấn cho hành khách về tình trạng say sóng và các hệ luỵ liên quan. “Du lịch đường biển bằng tàu cao tốc là một trải nghiệm thực sự thú vị, tuy nhiên say sóng là chuyện có thật và mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi của mình thay vì trông chờ vào thời tiết hay hãng tàu”-  ông Trần Song Hải bật mí.

Ứng phó với “say sóng” thế nào?

Theo Bác sĩ Chuyên khoa 1 Hoàng Như Lộc – Phó CT Thường trực Hội Chữ thập đỏ bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) thì nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng say sóng là do não nhận tín hiệu di chuyển từ các bộ phận như mắt, tai trong, cơ, khớp,… trái ngược nhau, sẽ khiến não của bạn không nhận biết được liệu rằng cơ thể của bạn đang di chuyển hay đứng yên. Và điều này dẫn tới tình trạng chóng mặt, buồn nôn.         

1 loại thuốc chống say sóng dạng nước được nhiều người rỉ tai nhau trước mỗi chuyến hải trình

1 loại thuốc chống say sóng dạng nước được nhiều người rỉ tai nhau trước mỗi chuyến hải trình

Bác sĩ Lộc cho rằng cách đơn giản nhất là sử dụng thuốc chống say sóng. Tuy vậy, không phải tất cả thuốc chống say sóng đều phù hợp với mọi người và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Tùy vào lứa tuổi, tùy vào bệnh nền mà hành khách mắc phải mà nhân viên nhà thuốc hay nhân viên hãng tàu tư vấn loại thuốc chống say sóng phù hợp từ 2 nhóm chính là Kháng Histamine (Diphenhydramine, Dimenhydrinate, Cinnarizine, Meclizine) và Kháng Cholinergic - kháng đối giao cảm (atropine, scopolamine, tiotropium bromide, và oxybutynin).          

Nếu có thể hãy chọn giường nằm hoặc khoang ngồi giữa tàu để hạn chế phần nào tình trạng say sóng

Nếu có thể hãy chọn giường nằm hoặc khoang ngồi giữa tàu để hạn chế phần nào tình trạng say sóng

Với hành khách đi tàu, trước khi khởi hành nên ăn nhẹ, không dùng đồ mỡ, thức ăn có vị chua cay, đồ uống có gas, không hút thuốc, uống rượu bia, nên dùng thức ăn dễ tiêu, dinh dưỡng cao, có nhiều gia vị để kích thích tiêu hoá. Khi đi tàu nên ở trong khoang, giữa thân tàu, không nhìn ra sóng hoặc các vật đang chuyển động mà nên nhìn vào vật tĩnh.

Đối với những người mới đi biển lần đầu, cần ngồi nơi thoáng gió, không có mùi xăng dầu, nhìn ra xa. Nếu thấy người khó chịu cần lên mặt boong, ra chỗ thoáng, hít dài hơi thở ra chậm, vã nước mát vào mặt.

Ngoài ra, để ức chế say sóng, có thể quấn chặt bụng để hạn chế chuyển động của các nội tạng trong ổ bụng, mang vớ chống dãn tĩnh mạch ở 2 chân. Tuyệt đối không được nghĩ tới những câu hỏi tiêu cực như Làm sao để “sống sót” sau nhiều giờ ngồi tàu? Mình cần uống loại thuốc say sóng nào? Có cần nhịn ăn trước giờ lên tàu để tránh ói mửa hay không?...

Ngoài ra việc duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng là 1 cách giúp hành khách cảm thấy khoẻ hơn khi đi tàu.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Những cung đường từ bắc chí nam không chỉ đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên diễm lệ của núi non hùng vĩ, biển cả bao la, mà còn là chiếc gương phản chiếu tâm hồn người lữ khách.