Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mới đây, Dự án “Tái chế rác thải nhựa trong ngành nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng” của nhóm tác giả Phạm Mạnh Đình, Phạm Quốc Hùng, Phạm Quốc Huy đã nằm trong số những dự án đạt giải thưởng cao nhất tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ X năm 2023-2024.
Để tìm hiểu rõ hơn về Dự án này, VOVGT đã có dịp trò chuyện với anh Phạm Mạnh Đình – người trực tiếp nghiên cứu ra sản phẩm thân thiện với môi trường này:
PV: Đầu tiên xin anh cho biết từ đâu mà anh có ý tưởng hình thành “Dự án sản xuất gạch từ rác thải”?
Anh Phạm Mạnh Đình: Ý tưởng này bắt nguồn từ mình học lớp 11, lúc ấy thì mình ở sống trong một vùng quê nghèo tỉnh Đắc Lắc. Vùng quê đấy không có điện và bình thường thì mình sẽ dùng bếp củi để nấu ăn. Để nhang bếp củi thì mình sẽ dùng túi nilon mà bình thường thì mình sẽ lấy túi nilon ở ngoài chợ mang về.
Xong rồi mình lấy nó, mình nhen lửa lên để mình nốt nấu cơm đó thì dựa vào một cái sự tình cờ rằng là khi mà cháy thì sẽ ra một cái cục nhựa, và khi mà trộn chung với tro thì nó sẽ ra một cái khối mà vừa mềm, vừa cứng thì lúc đó thì mình cũng có tìm hiểu và nghiên cứu sơ sơ thì hiện tại thì có nhiều ứng dụng cho cái việc mà đưa rác thải làm nhà, làm đồ. Mình cũng nung nấu biến cái rác thải nhựa để làm ngôi nhà cho mình.
Đến khi lớp 12 mình cố gắng nghiên cứu và mình đã được giải ba nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Đắc Lắc. Đến khi vào đại học thì mình tiếp tục được Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Thắng của khoa Xây dựng tận tình giúp đỡ.
Đến tháng 5/2020 thì bắt đầu tụi mình mở ra công ty Pando chuyên về làm công nghệ, nghĩa là nghiên cứu vật liệu và làm công nghệ sản xuất cho vật liệu này thì đến năm nay là năm 2024 thì sau bốn năm thì mình đã ra một cái công nghệ và hiện tại là đã chuyển giao công nghệ này cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Hùng An ở tỉnh Bến Tre.
PV: Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải có những công đoạn chuẩn bị và thực hiện như thế nào?
Anh Phạm Mạnh Đình: Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì mình sẽ bắt đầu từ công đoạn đó là rác thải nhựa tại nguồn. Ở đây có thể là các bãi rác hoặc là các công ty về sản xuất công nghiệp, họ dùng rác thải, ví dụ như túi nilon bọc gói hàng họ mang về họ tháo ra hay là các công ty sản xuất mà sử dụng túi túi nilon xong rồi những sản phẩm lỗi hư gì đó họ sẽ giục bao nilông lại.
Mình sẽ lấy nó về và mình phân loại ra từng loại thành phần của nhựa, sau đó là tùy vào từng tính chất và ứng dụng thì mình sẽ lấy cái nguyên liệu nhựa đó mình sẽ qua công đoạn đó là phối trộn phụ gia. Xong rồi bắt đầu mới trộn chung với cát và đưa vào cái máy đùn để đùn ra viên gạch. Trong cái máy ép nó sẽ có những cái khung, ví dụ như mình muốn sử dụng khung gạch con sâu hay khuôn gạch ngói hay là lục giác thì nó sẽ tạo ra hình thù của sản phẩm đó.
PV: Dự án sản xuất gạch từ rác thải sẽ góp phần giảm thiểu được rác thải nhựa thải ra môi trường, đặc biệt là trong ngành nuôi tôm công nghiệp. Cụ thể là như thế nào ạ?
Anh Phạm Mạnh Đình: Lượng rác thải nhựa nuôi tôm tại Việt Nam hiện tại là đang tăng cao, một cái tấm bạc thì tầm dùng khoảng là 3 - 4 năm họ sẽ họ sẽ giục ra ngoài. Một là họ sẽ đốt, hai là họ sẽ quăng đại bãi rác. Khi quăng ra bãi rác thì nó sẽ lại phải phân loại cái lượng rác thải nhựa đó thì lại tốn thời gian rồi.
Thêm vào đó nữa là đốt thì nó gây ra ô nhiễm môi trường, gây ra biến đổi khí hậu thì bây giờ mình đang có lượng rác thải nhựa đó được thu gom lại từ các hộ dân này, từ các công ty về công nghiệp nuôi tôm đi, họ bỏ qua đó thì mình sẽ thu gom lại và mang về để sản xuất ra gạch, giúp phát triển hệ sinh thái cho người dân.
PV: Sản phẩm gạch tái chế này thân thiện với môi trường ra sao ạ?
Anh Phạm Mạnh Đình: Nó bảo vệ môi trường là thay vì tái chế thành nhựa một lần dùng thì bây giờ mình sẽ sản xuất ra sản phẩm ứng dụng cho ngành xây dựng, phục vụ cho các công trình công cộng hoặc là công trình nhà ở.
Ngoài ra, viên gạch này sử dụng trong vòng 20 - 30 năm mình có thể lấy lên và mình tái chế sản xuất lại nhựa một lần sản xuất ra sản phẩm gạch ứng dụng cho xây dựng một lần nữa vẫn được.
PV: Dự án của công ty hiện nay đã được thực hiện đến đâu và sắp tới nhóm có kế hoạch phát triển Dự án này như thế nào?
Anh Phạm Mạnh Đình: Hiện tại thì Pando sẽ đóng vai trò là một công ty công nghệ, mục đích của Pando là chuyển giao và hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm các dự án với các địa phương, có nghĩa là mình sẽ kết nối với các các địa phương tỉnh, huyện, xã để phối hợp kết hợp với các công ty đô thị, các công ty đô thị về môi trường thì họ sẽ nhận công nghệ này và họ sẽ sản xuất ra gạch để phục vụ cho cái các công trình công cộng ở tỉnh, huyện và xã.
Pando có dự định là trong năm nay và sản xuất 3000 viên hiện tại đã hoàn thành xong là 3000 viên gạch cho Viện Thuỷ sản rồi. Tháng 8 tới đây thì Pando và Đại Hùng Anh sẽ ra một cái sản phẩm bàn ghế làm từ rác thải nhựa.
Tháng 12 tụi mình sẽ ra một sản phẩm làm từ rác thải nhựa kết hợp với bã cafe, ví dụ như là những sản phẩm như là đế lót ly, kệ để ly hoặc là những cái ván ép gì đó và có thể là những cái sản phẩm liên quan đến nhà ở, thiết kế nhà ở…
PV: Xin cảm ơn anh.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Dù giảm xuống còn 2.652 USD/ounce, nhưng giá vàng đã tăng gần 15% chỉ tính riêng trong quý III.
Hai công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM là dự án cầu Nam Lý, TP.Thủ Đức và dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM đang trong những ngày nước rút hoàn tất để bắt đầu thông xe trong tuần này.
Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ buổi sáng 01/10 đã có 31 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, tạm giữ hàng chục phương tiên, trong đó có cả phụ huynh chở con ko đội MBH...
Để có thể nhanh chóng giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sớm tái sản xuất, từng bước phục hồi sau bão, Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời các Bộ, ngành liên quan có những giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em đúng cách có thể giảm 70-90% nguy cơ chấn thương, tử vong. Tuy nhiên, sử dụng dây đai an toàn của người lớn (dây đai an toàn 3 điểm trên xe ô tô) cho trẻ em khi trẻ chưa đủ chiều cao cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương.
Đầu tư tàu đường sắt tốc độ cao 250km/h chi phí sẽ thấp hơn vận tốc 350km/h, nhưng nếu muốn nâng cấp lên 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả. Hơn nữa, đường sắt tốc độ 350km/h sẽ hấp dẫn và dễ thu hút hành khách sử dụng phương tiện này.