Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, giữa tháng 10 vừa qua, thành phố vẫn ghi nhận có hơn 100 tuyến đường bị nhấn chìm và nhiều vùng dân cư bị ngập nặng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mua bán. Trước đợt triều cường mới, sẽ diễn ra từ ngày 17/11, người dân lại tiếp tục phập phồng, mua cát đá xây tường chắn để ngăn nước lũ. Vì sao có nhiều “lá chắn” nhưng Cần Thơ vẫn ngập sâu?
Trong hai ngày 18-19/10, TP Cần Thơ đón đợt triều cường lớn nhất trong năm khi mực nước vượt báo động III. Nhiều tuyến đường ở khu vực bến Ninh Kiều chìm trong biển nước, có đoạn ngập sâu gần 1m, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng sinh hoạt của người dân.
Bà Đỗ Mai Linh đến nay vẫn còn ngán ngẩm, trong đợt triều cường giữa tháng 10 vừa qua, gần như bà không thể xê dịch xe xôi vì nước dâng lên cao hơn đầu gối. Đây cũng là lần bà chứng kiến nước chảy xiết, dâng cao trong thời gian rất nhanh: “Nước lên là người dân mua bán như chúng tôi gặp nhiều khó khăn, phải đợi nước hết ngập mới đẩy xe đi bán được. Mà bán cũng không được bao nhiêu”.
Khổ sở hơn, hộ gia đình anh Hồ Trí Lập sống tại phường Tân An, quận Ninh Kiều thì “đều đặn” chấp nhận nước tràn ngập nhà 2 lần/tháng. Từ khi thi công âu thuyền Cái Khế, nhà anh Lập bị sụp xuống 2m, cộng với nước sông dâng cao vào lúc đỉnh lũ đã khiến ngôi nhà thất thủ trước triều cường:
“Sáng một buổi, chiều một buổi nước ngập từ trước tới sau. Người già nằm liệt giường thì kê giường lên nằm, đồ đạt cũng phải kê lên. Muốn đi vệ sinh phải chịu nhịn, đợi nước rút hết mới dám đi. Đợi hoài không nổi thì chạy ra nhà vệ sinh công cộng mà đi.”
Trước những ảnh hưởng nặng nề từ triều cường, người dân TP. Cần Thơ thẳng thắn đặt câu hỏi, thành phố đã đầu tư 2 hệ thống trạm bơm trị giá 30 tỷ, xây âu thuyền gần 400 tỷ, cộng với loạt tuyến đường được nâng cấp cống thoát nước hoàn chỉnh… nhưng tại sao vẫn còn nhiều khu vực bị ngập sâu, đặc biệt là ở bến Ninh Kiều (quận Ninh Kiều) và quận Bình Thủy?
Ghi nhận của phóng viên VOV Giao Thông, trạm bơm Châu Văn Liêm với hệ thống bơm 4 máy và trạm bơm Ninh Kiều với hệ thống 3 máy hoạt động hết công suất trong thời điểm triều cường, nhưng chẳng “hề hớn” gì, bến Ninh Kiều vẫn chìm lút trong dòng nước triều.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Tho - Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vôn hỗ trợ phát triển chính thức TP.Cần Thơ (Ban Quản lý dự án ODA) cho biết, khi có triều cường, nước từ sông Hậu và sông Cần Thơ tràn vào hệ thống cống thoát nước của thành phố rồi tràn lên mặt đường. Hai trạm bơm vận hành 20-30 phút là hết nước trong bồn chứa nhưng nước chảy về trạm bơm không đủ để các máy bơm hoạt động đẩy nước ra ngoài.
Một nguyên nhân nữa khiến bến Ninh Kiều ngập nặng là hệ thống cống ở khu vực này đã quá cũ, nhỏ. Hơn nữa, nhiều ống cống không có cửa van một chiều nên không ngăn được nước chảy ngược từ sông vào. Mặc dù đơn vị đã nỗ lực vận hành trạm bơm nhưng vẫn ngập
“Ở trung tâm thành phố được bảo vệ bởi hệ thống kè, còn kênh rạch thì được bảo vệ bởi hệ thống ngăn triều. Khi có mưa hoặc nước lớn thì kích hoạt hệ thống bơm, mở cửa các cống cho nước thoát từ trong ra ngoài”, ông Nguyễn Văn Tho cho biết.
Như vậy theo cách lý giải của Ban QLDA ODA thành phố, thì vấn đề ngập sâu không phải do hiệu quả kém từ các “lá chắn”: trạm bơm, âu thuyền, bờ kè… mà do năng lực thoát nước của hệ thống cống rãnh trong thành phố quá “già” và cũ. Đồng quan điểm với đơn vị này, ông Mai Như Toàn – Giám đốc Sở Xây Dựng thành phố cũng cho biết:
“Hệ thống thoáng nước của Cần Thơ hiện nay thoát không kịp, năng lực thoát nước có vấn đề và phải cải thiện. Khi tính toán hệ thống thoát nước căn cứ vào quy chuẩn lượng mưa, nhưng hiện nay khí hậu cực đoạn nên mức độ rủ ro cũng phải được đưa bào biên độ, mở rộng biện độ quy chuẩn ra”.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng Cần Thơ, thời gian qua, những “lá chắn” từ Dự án 3 (kiểm soát ngập cho gần 2.700 hecta trung tâm quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thủy) đã phần nào hoàn thành mục tiêu chống ngập cho trung tâm TP Cần Thơ. Dự án 3 có tổng mức đầu tư khoảng 9.100 tỷ đồng, gồm 3 hợp phần với 46 gói thầu.
Đến nay đã hoàn thành 42 gói, các gói còn lại đang thực hiện, tổng khối lượng trên 80%. Cũng từ các cơ quan chức năng Cần Thơ nhận định, các đợt triều cường vừa rồi nước không chỉ tràn qua hệ thống cống mà phần lớn tràn trực tiếp từ sông lớn vào. Cho nên, phương án “mạnh tay” nhất là tiếp tục xây dựng bờ kè cao hơn hiện hữu để nước ngoài sông không tràn vào. Nếu nước chỉ tràn qua cống thì máy bơm hoạt động đẩy nước ra ngoài mới hiệu quả.
Hiện UBND quận Ninh Kiều đã kiến nghị UBND thành phố chấp thuận chủ trương giao cho UBND quận làm chủ đầu tư và hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng kè sông Cần Thơ, đoạn từ Nhà khách số 2 đến cầu đi bộ (dọc bến Ninh Kiều). Đồng thời hỗ trợ nguồn vốn cải tạo, nâng cấp bến Ninh Kiều, đoạn từ phà Xóm Chài đến tượng đài Bác Hồ trong giai đoạn 2021-2025. Trước mắt, để ứng phó với đợt triều ngày 17/11 tới, UBND quận Ninh Kiều đã cho xây cao thêm nhiều hàng gạch tại bờ kè, lan can dọc bến Ninh Kiều và chắn thêm bằng nhiều bao cát.
Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt bờ kè... trăm tỷ là những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai và đưa vào ứng dụng nhằm khắc chế triều cường gây ngập lụt. Cho đến thời điểm hiện tại, tính hiệu quả được thẩm định là đạt yêu cầu, nhưng thực tế, thành phố vẫn còn nhiều vùng “lọt thỏm” bị lũ tấn công.
Điều này đòi hỏi thành phố phải đánh giá lại tình hình và sớm có những giải pháp để kiểm soát triều cường tốt hơn nữa vì mỗi một đồng vốn đổ ra là cốt để Nhân dân được thụ hưởng các thiết chế hạ tầng tốt hơn.
Trước mắt, người dân vẫn đang hồi hộp trước đợt triều ngày 17/11. Việc gia cố, đắp đê ngăn triều từ sông tràn vào thành phố vẫn phải được các địa phương xem là cấp bách để khắc chế triều trường một cách hiệu quả.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.