Thấp thỏm vì nắp cống
Nắp cống, nắp bể cáp viễn thông lồi lõm trên đường là một nỗi thấp thỏm với những người điều khiển phương tiện.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Liên quan nội dung này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Ngọc Thạch – Giám đốc Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân, thành viên Hiệp hội Nhựa tái chế Việt Nam bên lề Đại hội Hiệp hội nhựa Việt nam vừa diễn ra tại TP.HCM.
PV: Việt Nam đang đứng thứ 4 về lượng rác thải nhựa ra đại dương, đây là một thống kê không làm nhiều người phấn khởi. Ông nhận định ra sao về con số này?
Ông Huỳnh Ngọc Thạch: Hiện nay chúng ta đang mang tiếng vì đứng thứ 4 vì phát thải nhựa ra đại dương, đây rõ ràng là 1 hình ảnh không mấy tốt đẹp và là người Việt Nam tôi không lấy làm tự hào việc đó.
Nếu như có sự thống kê, thừa nhận và tổ chức lại việc thu gom, xử lý một cách bài bản thì nhiều khả năng sẽ có một con số khác chứ không phải là 1,8 triệu tấn/năm hay vị trí thứ 4 như hiện nay. Nhưng cần phải nói rằng, Việt Nam là nước có đường bờ biển dài nên rủi ro về rác thải đại dương là khó phủ nhận.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều loại nhựa khác nhau được sử dụng, tuy nhiên trữ lượng nhựa được phát thải nhiều nhất ra môi trường là loại singluse (sử dụng 1 lần) như các chai nước, ly nhựạ, hộp nhựa…
Ngành tái chế nhựa đã có từ lâu nhưng lại rất nhỏ lẻ, việc thu gom cũng nhỏ lẻ thô sơ, thủ công… ngoài ra công nghệ tái chế cũng rất thô sơ nên mang lại hiệu quả không cao. Hiện tại công ty chúng tôi phải tự tổ chức thu gom để có đủ sản lượng cho dây chuyền tái chế hoạt động.
PV: Nhiều năm qua, Chính phủ và các địa phương đề cập rất nhiều đến chính sách thu gom rác tại nguồn nhưng thực tế hiệu quả không là bao. Phải chăng sự chưa thống nhất từ trên xuống dưới đã làm giảm hiệu quả chủ trương này?
Ông Huỳnh Ngọc Thạch: hệ thống thu gom chính thức của chúng ta, cụ thể ở miền Nam là công ty Citenco, miền Bắc là Urenco là những công ty môi trường đô thị đang hoạt động nỗ lực để làm sạch rác thải ở đô thị.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chúng ta chưa xem rác thải nhựa là một loại nguyên liệu mà lại xem là phế liệu, một loại rác thấp cấp nên việc tổ chức thu gom của các công ty môi trường đô thị lớn chưa quan tâm tới việc thu gom rác thải nhựa.
Ngoài ra dù đã yêu cầu phân loại rác tại nguồn nhưng hệ thống thu gom, xử lý lại chưa có công nghệ phù hợp cho từng loại rác thải. Khi xử lý lại gom vào xử lý chung nên dẫn đến xử lý chung, gây ra lãng phí tài nguyên.
Chính nguyên nhân và thói quen truyền thống như vậy đã hình thành việc thu gom, tái chế không hiệu quả như thời gian qua. Do vậy nếu chúng ta thay đổi được việc thu gom rác tại nguồn cũng như đầu tư công nghệ phù hợp cho từng loại nhựa để có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này chứ không xem nó là phế liệu.
Từ đó việc xử lý rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng sẽ được bài bản, hiệu quả hơn.
PV: Ông có đề nghị gì để thay đổi nhận thức người dùng, sự quan tâm nhiều hơn của các doanh nghiệp khác nhằm cải thiện chất lượng, hình ảnh của sản phẩm tái sinh từ nhựa, sản phẩm tái chế với người dùng?
Ông Huỳnh Ngọc Thạch: Thực ra đó cũng là mục tiêu và công việc mà công ty nhựa tái chế Duy Tân đang hướng tới để làm sao để lan toả được thông điệp rằng hiện nay Việt Nam đã sản xuất được nhựa tái chế cao cấp, các loại hạt nhựa phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ, của Châu Âu.
Thực tế là Cocacola, Pepsi hay Nestle đã sử dụng, có nghĩa là được kiểm chứng về độ an toàn và chất lượng hạt nhựa.
Trong tương lai, hi vọng rằng nhựa tái chế Duy Tân và nhiều doanh nghiệp khác sẽ đầu tư đưa các công nghệ hiện đại, cao cấp cũng như tổ chức thu gom 1 cách bài bản để có thể dần dần thay đổi hình ảnh về rác thải nhựa của Việt Nam.
PV: Xin cám ơn ông!
Nắp cống, nắp bể cáp viễn thông lồi lõm trên đường là một nỗi thấp thỏm với những người điều khiển phương tiện.
Việc phát triển nhà ở xã hội đã được Chính phủ và các địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, song kết quả còn rất hạn chế. Thậm chí, kể từ khi có đề án một triệu căn hộ và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội thì nay mới giải ngân được hơn 83 tỷ đồng.
Tình trạng TNGT xảy ra với lứa tuổi học sinh đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều này một phần xuất phát từ việc các em tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe máy điện, xe đạp điện ngày càng tăng, song kỹ năng tham gia giao thông lại chưa đảm bảo.
Thiếu tá Trần Bình Phục đang công tác tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đã xin ra đảo Hòn Chuối vừa làm nhiệm vụ, vừa phụ trách lớp học tình thương. Hơn 10 năm trôi qua, thầy giáo “tay ngang” mang quân hàm xanh đã dạy đủ lứa tuổi, nhiều học sinh đỗ đại học và thành tài.
Các bạn có thường đọc báo mỗi ngày không? Và đọc như thế nào? Trong thời đại ngày nay, đa số câu trả lời có lẽ sẽ là lướt báo mạng.
Dự thảo Nghị định Luật Phòng, chống HIV/AIDS sẽ hướng dẫn nhằm khắc phục các bất cập khi thực hiện can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; việc quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV; và quy định cho phép người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được được thực hiện một số hoạt động.
Ngày 6/11, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có văn bản cho ý kiến về việc đầu tư xây dựng tuyến quốc lộ 20B đoạn từ Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.