Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

PLASTICPeople: Đưa khái niệm kinh tế tuần hoàn đến gần hơn với người dân

Hồng Lĩnh - Hồng Châu: Thứ bảy 05/11/2022, 09:57 (GMT+7)

Từ năm 2017 đến năm 2019, ước tính mỗi năm có khoảng 2 triệu tấn rác thải nhựa từ Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, chiếm tới 17% lượng rác thải nhựa toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết với giải pháp xử lý bền vững.

Là đại diện Việt Nam lọt Top 5 nhà đổi mới xuất sắc của chương trình “Thử thách tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á”, PLASTICPeople đang đưa ra những giải pháp nhằm đưa khái niệm kinh tế tuần hoàn đến gần hơn với người dân thông qua những sản phẩm hữu dụng.

PV VOV Giao thông có dịp trò chuyện với anh Nano Morante - một trong hai người sáng lập PLASTICPeople.

PV: Xin chào anh. Anh có thể cho biết, ý tưởng của PLASTICPeople đến từ đâu?

Nano Morante: Bốn năm trước tôi đã có những kế hoạch để làm gì đó với nhựa. Chính xác là ý tưởng về dự án PLASTICPeople được nung nấu từ khi tôi con nhỏ, lúc đó tôi muốn thay đổi cả thế giới này, tôi muốn làm gì đó để kết nối với mọi người trên khắp thế giới.

Về sau, khi tôi gặp được các cộng sự của mình, họ đã động viên tôi thực hiện các ý tưởng thành hiện thực.

Khi làm việc cùng với nhau, tôi và các cộng sự đã cố gắng tìm các giải pháp liên quan đến nhựa, dù là giải pháp chung, giải pháp cụ thể hay bất kỳ giải pháp nào đi chăng nữa thì cũng phải hướng đến mục tiêu lâu dài.

Plastic People là startup Việt lọt vào top 5 của Thử thách Tái chế Rác thải nhựa.

Plastic People là startup Việt lọt vào top 5 của Thử thách Tái chế Rác thải nhựa.

PV: Để làm ra các sản phẩm như thế này thì quy trình chế tạo như thế nào?

Nano Morante: Để biến những món đồ này trở thành những thứ hữu dụng trong đời sống chẳng hạn như chế tạo ra các thiết bị gia dụng, xây dựng nhà ở, thiết kế các tiểu công trình, hay các kỹ thuật kiến thúc khác nhau, chúng tôi không dừng lại ở việc tạo ra những mảnh xinh xắn thế này, mà là tạo ra một ngôi nhà, hay công trình chẳng hạn.

Vì đây là sản phẩm từ rác thải nhựa nên chúng tôi phải nghiên cứu và hiểu về từng loại rác thải nhựa khác nhau, loại nào có khả năng cứng hơn, loại nào an toàn hơn, rồi sau đó chúng tôi mới tiến hành làm ra các sản phẩm từ chúng.

PV: Tôi cũng quan tâm đến vấn đề tuổi thọ cũng như sức chống chịu của những vật liệu này trước thiên nhiên. Anh có thể chia sẻ không?

Nano Morante: Nhựa vẫn là nhựa, dù bạn có biến đổi nó qua 7 chu kỳ hay làm bất cứ biển đổi nào đi chăng nữa thì đây vẫn là nhựa. Tôi cũng đã có nói, nếu bạn thay vì vứt bỏ đi một loại rác thải nhựa nào đó, hay thậm chí những viên gạch, mái ngói mà chúng tôi đã tái chế ra mà chúng bị hư hỏng, thì cứ mang chúng đến cho chúng tôi, chúng tôi sẽ biến đổi, tái chế thậm chí đến 25 lần.

Và cứ thế chúng cứ được tái chế, tái chế theo một vòng tuần hoàn, và hiển nhiên tác động của rác thải nhựa đến với môi trường hâu như được giảm đáng kể.

0

PV: Thông qua dự án của mình, anh muốn chuyển tải thông điệp gì?

Nano Morante: Bất kỳ ai phân loại rác nhựa tại nhà, chúng ta có vũ khí tuyệt vời có chính là mạng xã hội như Facebook chẳng hạn, chúng ta sẽ kết nối mọi người lại với nhau. Chúng tôi cũng có một lộ trình, cách thức, hướng dẫn để phân loại rác tại nguồn. Và mọi người cứ gửi “rác” đến chúng tôi, chúng tôi sẽ tái chế và biến chúng thành những tuyệt tác không thể ngờ tới: mái ngói, nội thất ở nhà hay các quán café, v.v…

Một khi đồng hành cùng nhau, chúng ta sẽ có thể thay đổi. Và tôi cũng muốn nói rằng, tôi không phải là người làm thay đổi mọi thứ, tôi là “phương tiện”, là “nhịp cầu nối” cho mọi người cùng nhau hành động, thay đổi.

PV: Xin cảm ơn anh!

Hồng Lĩnh - Hồng Châu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn