Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp đồng bằng

Kim Loan: Thứ tư 16/08/2023, 09:20 (GMT+7)

Điều kiện làm việc vốn đã vất vả, thu nhập thấp nên tâm lý đề cao các ngành phi nông nghiệp đã khiến cho mảng nông nghiệp ở ĐBSCL đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2018, ở Trà Vinh, giá dừa tươi thấp mức chạm đáy 20.000/chục (12 trái) mà vẫn không có người mua. Là địa phương có diện tích trồng dừa đứng thứ 2 ở ĐBSCL với trên 25.000 hecta nhưng nông dân Trà Vinh vẫn không thể làm giàu từ cây tài nguyên bản địa này. Bối cảnh ấy, anh Phạm Đình Ngãi – thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện “bỏ phố về quê” khởi nghiệp với mô hình khai thác mật hoa dừa. Đặc thù mật hoa dừa là thực vật thuần chay, đánh trúng xu hướng thực dưỡng của người tiêu dùng.

Từ đây, Đình Ngãi thu mua trung bình 45 tấn mật tươi/tháng để chế biến thành phẩm gia vị, như: Nước tương, mật thực vật, giấm mật…cung ứng cho thị trường. Sản phẩm đã “bay” đến châu Á, châu Âu, giúp tăng giá trị kinh tế nông hộ từ 3-5 lần, cải thiện sinh kế cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh.

Anh Phạm Đình Ngãi – Giám đốc điều hành công ty TNHH Trà Vinh Farm cho biết: Chúng tôi có mô hình để khách tham quan đến trải nghiệm việc lấy mật hoa dừa. Ngành nghề thu mật hoa dừa là ngành nghề truyền thống, muốn lấy được mật người ta phải massge hoa để mật ngọt tiết ra. Đồng thời, khách tham quan sẽ được tiếp cận văn hóa vùng miền, dễ dương của đồng bào Khmer tại Trà Vinh.

Không kém cạnh mật hoa dừa Sokfarm, Ếch Ọp Fram ở TP Long Xuyên (An Giang) cũng đang thu hút người tiêu dùng với 10 hecta đất trồng nông sản thuận tự nhiên. Ông chủ của mô hình này đã vận dụng cách thức “dùng tự nhiên để quản lý tự nhiên”, “chiêu mộ” lực lượng kỹ sư và sinh viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau nhưng cùng đam mê nông nghiệp để sản xuất nông sản dinh dưỡng, chất lượng bán cho cộng đồng.

Anh Trương Thành Đạt, Giám đốc nông trại Ếch Ộp, phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên cho biết: Bên mình làm chung với rất nhiều nông dân và bạn trẻ, thường mình tổ chức nhiều buổi ngồi lại để chỉ ra những khó khăn trong khâu làm nông để cùng nhau giải quyết. Có những khó khăn, mọi người cùng hỏi, cùng tìm hiểu về hệ sinh thái cây trồng, người nào biết sẽ giải thích để giú nông dân giải quyết những khó khăn trên khu vườn của họ.

Người trẻ không muốn làm nông nghiệp vì vất vả, thu nhập thấp

Người trẻ không muốn làm nông nghiệp vì vất vả, thu nhập thấp

Mật hoa dừa Sokfarm và Ếch Ọp Farm là minh chứng về cuộc “đổi đời” của người trẻ, chọn khởi nghiệp từ nghề nông. Mang kiến thức, công nghệ mới để cải tiến chất lượng và thu nhập từ mảng nông nghiệp truyền thống. Cũng đồng thời, gieo niềm hy vọng về một nền nông nghiệp bức phá từ những thanh niên dám nghĩ, dám làm, chịu được rủi ro biến động của thị trường.

Tuy nhiên, với diện tích rộng lớn cùng 20 triệu dân, thì những mô hình như Mật hoa dừa Sokfarm và Ếch Ọp Farm vẫn còn là thiểu số. Thống kê từ Bộ NN&PTNT, nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp của ĐBSCL đang có xu hướng giảm nhanh. Từ năm 2011-2020, lao động từ 15 trở lên trong ngành nông-lâm - thủy sản của vùng giảm từ 10,2 triệu người xuống 9,36 triệu người (tương ứng với 729.400 người).

Nguyên nhân là do lao động đã ly hương để tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp, đô thị. Để lại một ĐBSCL với nền nông nghiệp chỉ có 2,21% tỷ lệ người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và phần lớn lao động phổ thông giản đơn, làm việc theo kinh nghiệm, thời vụ.

ĐBSCL thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực nông nghiệp là vấn đề đã được chỉ rõ trong nhiều năm qua, khi mà lĩnh vực này đang bước vào cuộc đổi mới, cạnh tranh cả về chất lẫn về lượng. Nỗ lực và khéo léo “chiêu mộ”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ phát động cuộc thi “Khởi nghiệp ĐBSCL” hằng năm. Đây là bước nhanh nhất để tạo ra những người làm chủ, nhân giá trị sản phẩm nông nghiệp lên nhiều lần, là động lực để ai cũng có làm nông nghiệp một cách “thông minh” – một khái niệm mà thị trường đang kỳ vọng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định: Học ngành nào cũng có thể làm nông nghiệp được hết và học nông nghiệp cũng có thể làm được những ngành nghề khác. Ví dụ như làm nông nghiệp thể hiện ở chỗ bạn mở một cửa hàng bán thực phẩm, nông sản sạch, có truy xuất nguồn gốc. Biết chế biến nông sản, biết đa dạng hóa một sản phẩm nông nghiệp từ sơ chế đến tinh chế để tạo ra những giá trị gia tăng vượt bậc. Rõ ràng lĩnh vực nông nghiệp rất đa dạng.

Về lâu dài, phải chiêu sinh để đào tạo nguồn nhân lực ngay bây giờ. Nhưng công tác này lại không không dễ dàng vì đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”. Thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT), giai đọan từ  2011-2020, vùng ĐBSCL đã tăng từ 13 cơ sở giáo dục đại học lên 21 cơ sở với quy mô đào tạo gần 150.000 sinh viên.

Tuy nhiên, đến khi sinh viên tốt nghiệp ra trường lại không kiếm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo. Thực tế này đã buộc cộng đồng phải chứng kiến sự suy giảm số lượng học sinh đăng ký thi tuyển vào nhóm ngành nông nghiệp truyền thống, như: khoa học đất, khuyến nông, chăn nuôi, nông học, khoa học cây trồng, khai thác thủy sản, quản lý và khai thác nguồn lợi biển đảo, lâm sinh, lâm học, quản lý tài nguyên rừng...

Từ thực trạng này, mới đây, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, phấn đấu đạt bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn; tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản đạt 10%. Ở đây, sự liên kết giữa doanh nghiệp và trung tâm đào tạo là “chìa khóa” nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện môi trường xin việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Chúng tôi xem doanh nghiệp là một đối tác rất quan trọng để giúp chúng tôi nâng cao năng lực đào tạo. Cũng từ đó giúp cho chúng tôi biết được nhu cầu thực tiễn, doanh nghiệp cần gì… để chúng tôi đổi mới giáo trình đào tạo.

Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ sắp xếp, kiện toàn hệ thống các trường, đổi mới nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội phục vụ việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng Đề án thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Doanh nghiệp có thể giúp các trường cấu trúc lại các môn học, để khi tuyển dụng, doanh nghiệp không cần đào tạo lại. Nhiều doanh nghiệp cho biết sau khi tuyển dụng thì họ phải mất 2 năm để đào tạo lại bởi vì các trường đâu có biết nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này buộc doanh nghiệp phải đào tạo lao động của mình theo xu hướng thị trường.

Tiếp sức cho mục tiêu đào tạo 1,5 triệu lao động nông thôn/năm, Bộ NN&PTNT cũng sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, xã hội phục vụ việc đào tạo nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, nghiên cứu và mở rộng mô hình thí điểm đào tạo nhân lực nông nghiệp trình độ trung cấp trong các trường cao đẳng của Bộ NN&PTNT theo mô hình đã thành công ở các nước như Nhật Bản…

Cần có những chính sách tốt thu hút nhân lực trẻ cho hoạt động nông nghiệp

Cần có những chính sách tốt thu hút nhân lực trẻ cho hoạt động nông nghiệp

Để đáp ứng xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng luôn là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực, bởi nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ hiện đại và các nguồn lực khác chỉ có thể được khai thác hiệu quả khi có sự kết hợp với đội ngũ lao động có tâm huyết, trình độ và tay nghề. Với ĐBSCL, vùng đất này sở hữu nhiều lợi thế khi là vựa lúa, vựa thủy sản và trái cây của cả nước. Vì vậy vấn đề thiếu nguồn nhân lực nếu không tìm được lời giải sẽ là rào cản lớn để những tiềm năng, lợi thế được phát huy. 

***

Nhìn lại những mảnh ruộng, khu vườn quê mình khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta sẽ không khó nhận ra sự thay đổi ngay từ chính những điều gần gũi nhất. Máy gặt đập liên hợp xuất hiện đã giúp bà con tiết kiệm được biết bao công sức từ cắt, suốt đến phơi lúa; những chiếc máy bay phun thuốc không người lái đã mang đến nhiều hy vọng cho nông dân khi không phải tốn công mang bình xịt, kiểm soát tốt lượng thuốc bảo vệ thực vật và quan trọng là sự an toàn cho sức khỏe.

Chưa dừng lại ở đó, các sản phẩm nông nghiệp bán ra thị trường cũng không còn đơn thuần chỉ là lúa, bắp, khoai… mà từ nguồn nguyên liệu ban đầu, người miền Tây đã tạo nên đa dạng các sản phẩm, góp phần gia tăng giá trị kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Nếu nông dân có kinh nghiệm sản xuất thì nhiều người trẻ quyết tâm khởi nghiệp nông nghiệp lại có khả năng nắm bắt xu hướng xã hội, tận dụng sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật, của kỷ nguyên số để quảng bá, làm đa dạng hóa thị trường. Khi họ kết hợp được với nhau sẽ tạo ra nhiều giá trị như mong đợi. Giờ đây, truy cập vào các nền tảng mạng xã hội, chúng ta không khó bắt gặp những video livestream bán hàng ngay tại ruộng, tại vườn. Nhờ vậy người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các sản phẩm nông nghiệp, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý.

Đó chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều những đổi thay tích cực của nông nghiệp ĐBSCL. Và chắc chắn những sáng kiến, những đổi mới ấy không tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình tiếp nhận và thay đổi từ nhận thức đến hành động của đội ngũ làm nông nghiệp nhiều thế hệ. Khi tư duy thay đổi theo hướng tích cực, khi được trang bị kiến thức, trao dồi kỹ năng bài bản và được tiếp cận với các nền nông nghiệp hiện tại, đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn cao sẽ tạo ra những làn gió mới, cùng với nông dân khai thác hiệu quả và bền vững giá trị từ tài nguyên bản địa và nhân nó lên gấp nhiều lần.

Điều đáng tiếc là hiện nay, khi nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL vẫn đang thiếu, khi tài nguyên bản địa vẫn dồi dào thì chúng ta phải chứng kiến thực trạng “chảy máu chất xám”, chứng kiến nhiều người trẻ bôn ba, chật vật lập thân, lập nghiệp ở các vùng đất khác. Để giải  quyết bài toán này có lẽ cần sự chung tay, phối hợp của nhiều cơ quan hữu quan và một định hướng bài bài bản về cơ hội việc làm, cơ chế thu hút nhân tài…

Tuy nhiên trước tiên trong gia đình, trong nhà trường, những người kề cận với thế hệ trẻ cần định hướng đúng về bức tranh nông nghiệp của quê hương, cần chỉ rõ cho con em tầm quan trọng của đội ngũ tri thức cũng như vai trò, sứ mệnh của họ khi nghiên cứu, đồng hành cùng nông dân trong tiến trình xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

[Cập nhật Bão số 3] Lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Trưa 07/9, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13, giật đổ hàng nghìn cây xanh, làm nhiều tàu bè đứt neo trôi ra biển.

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.