Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Phấp phỏng khi cho con tham quan, trải nghiệm

Minh Hiếu: Thứ hai 17/04/2023, 05:54 (GMT+7)

Học sinh bị tai nạn tử vong, ngộ độc thực phẩm; ô tô chở học sinh đi tham quan gây ùn tắc, tai nạn giao thông,… Đó là những câu chuyện đáng tiếc đã xảy ra khi các trường tổ chức dã ngoại, trải nghiệm cho học sinh.

Trách nhiệm của nhà trường và các bên liên quan như thế nào? Cách nào đảm bảo an toàn, khi hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức nhiều hơn trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới? 

Giờ tan học tại cổng Trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chuyện hàng chục học sinh bị ngộ độc sau chuyến tham quan cách đây nửa tháng vẫn được nhiều phụ huynh quan tâm bàn luận.

Chị Đào Ngọc chia sẻ, con chị không đi chuyến tham quan này vì bị ốm hôm trước đó. Nhưng với những chuyến đi tiếp theo, chị Ngọc và một số phụ huynh thực sự rất băn khoăn:

"Chắc chắn là những lần tiếp theo chị sẽ băn khoăn về quyết định có cho con tham gia hay không. Rất là mong các hoạt động tiếp theo, đại diện hội phụ huynh có thể đi cùng trường để giám sát. Nhà trường và các cơ quan liên quan cần có trách nhiệm cao hơn".

"Không biết các trường sẽ có kế hoạch thế nào để mang lại sự an toàn cho các cháu. Đi như thế nhiều cái không thể kiểm soát được, vấn đề thực phẩm mình phải làm kỹ càng, chứ không thể làm ào ào như “cơm đường, cháo chợ” được".

Các học sinh Trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị ngộ độc hôm 28-3 vừa qua. Ảnh: VOV

Các học sinh Trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị ngộ độc hôm 28-3 vừa qua. Ảnh: VOV

Ở các thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn, ngoài hướng dẫn chung của ngành giáo dục thì các trường có xu hướng tổ chức tham quan, trải nghiệm nhiều hơn, từ 1 đến 2 lần mỗi năm học, chưa kể hoạt động do các lớp tự tổ chức như chụp ảnh kỷ yếu hay các sự kiện khác.

Bên cạnh nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiều nguy hiểm khác đã từng xuất hiện. Ngày 14/1/2021, 1 học sinh tử vong khi rơi xuống vùng biển nhân tạo ở khu du lịch Đại Nam, Bình Dương.

Cùng ngày, tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, Phú Thọ, tàu lượn trật khỏi đường ray khiến 1 học sinh tử vong và 2 học sinh khác bị thương. Hay những trường hợp tai nạn giao thông cũng đã xảy ra liên quan xe chở học sinh đi tham quan.

Không chỉ người trong cuộc, người ngoài cuộc cũng bị ảnh hưởng bởi những chuyến dã ngoại được tổ chức thiếu chu đáo. Anh Lê Anh Đức, ở quận Long Biên, nhiều lần cảm thấy phiền toái vì tắc đường do xe chở học sinh:

"Thường là khi học sinh thi học kỳ I hoặc thi giữa kỳ xong, các cháu đi tham quan rất là đông. Xe ô tô không chỉ ở phố Ngọc Hà mà còn lan sang cả các phố lân cận như Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng,… Người ta dừng đỗ, buổi sáng đi thành từng đoàn toàn xe to 45 chỗ, rất là khó khăn cho giao thông".

Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy phiền toái với hàng dài xe chở học sinh tham quan thường xuyên dừng đỗ trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội

Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy phiền toái với hàng dài xe chở học sinh tham quan thường xuyên dừng đỗ trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội

TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhìn nhận hai vấn đề mà các nhà trường cần dành sự quan tâm nhiều hơn, đó là: tránh ùn tắc tại cổng trường, địa điểm tham quan, và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông:

"Thông thường các trường đi rất đông, xe cỡ lớn rất nhiều. Trong các trường có sân to thì ta đưa vào, còn các trường không có thì nên phối hợp cơ sở như bên thanh tra, bảo vệ trường, hay công an địa phương để hướng dẫn giao thông. Nhà trường nên chọn các đơn vị dịch vụ trên cơ sở các đoàn đã từng tổ chức, đề nghị họ chọn các lái xe có trình độ chuyên môn cao,  ý thức tốt".

Đồng tình với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nhà trường, chuyên gia giáo dục, TS. Nguyễn Thụy Anh cho rằng, một chuyến đi ra ngoài phạm vi trường học có thể tiềm ẩn những tai nạn khó lường.

Do vậy, kịch bản cho mọi hoạt động phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và cụ thể, chứ không đơn giản là thuê một đơn vị dịch vụ du lịch và đưa học sinh đi chơi:

"Kịch bản hoạt động phải hướng dẫn các em những kỹ năng cần thiết khi tham gia trải nghiệm bên ngoài. Tình nguyện viên, giáo viên đi cùng cũng cần được tập huấn. Không gian thực địa cũng phải được nghiêm cứu trước, có thể đi tiền trạm xem có đảm bảo điều kiện an toàn cần thiết cho trẻ không?

Rồi chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động thực địa như thế nào? Kỹ lưỡng từ khâu hậu cần, ăn uống. Trên đường đi nhỡ xe hỏng thì sao? Rồi là túi cứu thương, có những trường mời cả bác sĩ đi cùng".

Giao thông ùn tắc, lộn xộn trong nhiều chuyến đi dã ngoại là hình ảnh quen thuộc tại các cổng trường, điểm tham quan

Giao thông ùn tắc, lộn xộn trong nhiều chuyến đi dã ngoại là hình ảnh quen thuộc tại các cổng trường, điểm tham quan

PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho biết, hoạt động trải nghiệm là nội dung bắt buộc trong chương trình mới, nhưng việc đánh giá học sinh chủ yếu thực hiện ở quy mô nhà trường.

Còn việc tổ chức hoạt động bên ngoài như thế nào, tần suất bao nhiêu là phương án mở, phụ thuộc vào điều kiện của từng trường, phụ huynh và địa phương:

"Từ xưa đến nay chúng ta vẫn tổ chức cho học sinh đi đâu đó ra ngoài nhà trường, bao giờ các thầy cô cũng lo yếu tố an toàn là đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chúng ta không kiểm soát tốt các quá trình, đầu mối thì cũng có thể dẫn đến những tai nạn như đã biết.

Chính vì vậy, nhà trường và những người chịu trách nhiệm tổ chức phải giám sát thật tốt tất cả các khâu, có sự tham gia của phụ huynh học sinh, hỗ trợ nhà trường quản lý các con, thậm chí là cả thực phẩm, chuẩn bị đồ ăn cho các con".

Nhà báo Đào Ngọc Tước, báo Giáo dục và Thời đại đánh giá công tác tổ chức tham quan, dã ngoại được các nhà trường thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, quy trình tổ chức lặp lại trong nhiều năm, không xảy ra sự cố và điều đó có thể nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là:

"Không bao giờ được lơ là, cũng không bao giờ được bằng lòng, chúng ta phải cập nhật, phải xây dựng quy trình dễ thực hiện hơn và an toàn cao hơn. Một điều nữa, nếu cấp quản lý không tham gia thì rất khó xây dựng quy trình sát với thực tế.

Có bao nhiêu phòng giáo dục đã cử người xuống cùng các trường, hay chỉ chờ các trường báo cáo? Không phải không có, nhưng thực sự chưa phổ biến. Thứ hai, có bao giờ cấp quản lý tự mở mang, học hỏi kinh nghiệm từ các nước? Chúng ta phải có thang bậc để đánh giá trách nhiệm với cơ quan quản lý giáo dục".

Về chỉ đạo, định hướng trong việc đảm bảo tham quan, trải nghiệm an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, phóng viên VOV Giao thông đã nhiều lần liên hệ làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Không chỉ nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều nguy hiểm có thể xảy đến với học sinh trong các chuyến tham quan như tai nạn thương tích, tai nạn giao thông... (Ảnh minh họa: Vietachautravel)

Không chỉ nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều nguy hiểm có thể xảy đến với học sinh trong các chuyến tham quan như tai nạn thương tích, tai nạn giao thông... (Ảnh minh họa: Vietachautravel)

Hoạt động trải nghiệm rất cần thiết với học sinh, giúp các em gần gũi hơn với cuộc sống, tăng khả năng học tập, kỹ năng giao tiếp, gắn kết với tập thể, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội.

Tuy nhiên, do hoạt động diễn ra bên ngoài nhà trường nên yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu trước khi tính đến hiệu quả giáo dục, với quy trình thực hiện không được phép có sai sót.

Góc nhìn của VOV Giao thông: Tham quan, trải nghiệm: “Bài toán” cũ luôn cần cách làm mới

Hoạt động trải nghiệm, tham quan đã được xây dựng từ lâu ở các cấp học, trở thành hoạt động thường lệ hằng năm tại nhiều địa phương. Nhìn chung, công tác tổ chức được các nhà trường thực hiện tốt với hàng vạn chuyến đi trên cả nước mỗi năm.

Tuy nhiên, những vụ tai nạn khi tham quan, dã ngoại vẫn xảy ra, từ tai nạn thương tích, tai nạn giao thông đến ngộ độc thực phẩm, khiến phụ huynh thực sự bất an.

Quy trình một chuyến tham quan đã có và được các trường thực hiện nhiều đến mức nhuần nhuyễn. Cơ quan quản lý cũng đã quan tâm, chỉ đạo, nhưng chỉ cần “sai một li” là “đi một dặm”, một phút lơ là trong bất kỳ khâu nào cũng có thể để lại hậu quả đáng tiếc.

Chính vì vậy, để an toàn được đảm bảo tuyệt đối thì trách nhiệm cao nhất thuộc về các nhà trường. Đặc biệt trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm có thể sẽ diễn ra nhiều hơn với các trường có đủ điều kiện.

Việc tổ chức tham quan nên hướng đến sự chuyên nghiệp, từ đơn vị dịch vụ đứng ra phối hợp đến khâu tổ chức của nhà trường.

Hiệu trưởng cần thể hiện vai trò điều phối và trách nhiệm quản lý để lựa chọn những cán bộ phù hợp tham gia vào công tác tổ chức tham quan, giao nhiệm vụ và quy trách nhiệm cụ thể.

Các cán bộ này phải được tập huấn kỹ năng chứ không chỉ là giáo viên chuyên môn thông thường, để có thể phối hợp tốt hoạt động giữa các lớp, các khối.

Việc lựa chọn điểm đến, đơn vị tổ chức dịch vụ du lịch, nhà xe, đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín cũng là yếu tố then chốt để giảm thiểu sai sót

Việc lựa chọn điểm đến, đơn vị tổ chức dịch vụ du lịch, nhà xe, đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín cũng là yếu tố then chốt để giảm thiểu sai sót

Việc lựa chọn điểm đến, đơn vị tổ chức dịch vụ du lịch, nhà xe, đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín cũng là yếu tố then chốt để giảm thiểu sai sót. Điều này cần được nhấn mạnh khi không ít phụ huynh từng phàn nàn về một số trường dường như quan tâm lợi ích kinh tế nhiều hơn những trải nghiệm của học sinh cho một chuyến đi.

Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ, các nhà trường cũng cần phối hợp lực lượng chức năng địa phương để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tránh ùn tắc như đã xảy ra nhiều lần trong suốt thời gian qua.

Sau khâu chuẩn bị là giám sát thực hiện. Học sinh luôn hiếu động, thích khám phá, do vậy, cần nâng cao trách nhiệm giám sát của các cán bộ phụ trách, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch trong suốt hành trình.

Thầy cô cần hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng cần thiết, nhắc nhở các em từ những yêu cầu nhỏ nhất như: thắt dây an toàn trên xe, tránh xa các khu vực nguy hiểm, những trò chơi có nguy cơ mất an toàn, cảnh giác trước các đối tượng xấu có thể xuất hiện tại điểm đến,… Việc nhắc nhở cần được thực hiện khéo léo, thay vì cấm đoán cực đoan gây phản tác dụng.

Quy trình tổ chức tham quan như một “bài toán” cũ, được làm đi, làm lại năm này qua năm khác nhưng không được phép có bất kỳ sai sót nào dù là nhỏ nhất.

Và không chỉ dừng lại ở mức “làm đúng”, việc làm mới các chuyến tham quan, trải nghiệm cũng cần được các nhà trường mạnh dạn thực hiện bằng việc nghiên cứu, học hỏi những mô hình hay từ nhiều địa phương và cả các quốc gia khác.

Đây cũng là yêu cầu với các cấp quản lý giáo dục, không chỉ định hướng, chỉ đạo mà cần đồng hành với các nhà trường, giám sát thực hiện và hướng dẫn, bổ sung những nội dung mới.

Cuối cùng, để mỗi chuyến tham quan mang lại hiệu quả cao nhất thì không thể thiếu vai trò của các bậc phụ huynh. Các nhà trường nên chủ động đề nghị, có cơ chế mời ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia, vừa hỗ trợ quản lý, chăm sóc trẻ, vừa giám sát khâu thực hiện.

Phụ huynh học sinh cần phối hợp khi có yêu cầu, thậm chí là chủ động yêu cầu tham gia gia giám sát, phản biện vào quy trình tổ chức; đồng thời quan tâm, nhắc nhở con em mình, lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra và kỹ năng xử lý.

Chỉ khi có sự phối hợp chính xác, chuyên nghiệp giữa nhà trường, các đơn vị tổ chức và phụ huynh thì yếu tố an toàn mới được đảm bảo ở mức cao nhất, và khi ấy, tham quan, dã ngoại sẽ thực sự là những chuyến “đi đến nơi, về đến chốn”.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.