Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Ô nhiễm tiếng ồn: Trách nhiệm địa phương và tiếng nói cộng đồng

Minh Hiếu: Thứ bảy 27/08/2022, 10:32 (GMT+7)

Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ gây thiệt hại lớn, trực tiếp đến sức khỏe và chi phí điều trị bệnh tật cho người dân, mà còn là nguy cơ gây mất an ninh trật tự tại địa phương, khi nhiều án mạng, xô xát đã xảy ra từ xích mích liên quan tới việc hát karaoke, phát nhạc công suất lớn.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, đây là vấn đề khó nhưng không phải không làm được, và cần sớm thực hiện quyết liệt với trách nhiệm của chính quyền địa phương cùng mỗi người dân.

Việc xử lý tình trạng ô nhiễm tiếng ồn được các địa phương đặt ra từ lâu với nhiều kế hoạch, nhưng có lẽ TP.HCM là địa phương rốt ráo, quyết liệt nhất. Tháng 1/2022, UBND TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức tăng cường xử lý vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn.

Sau vài tháng đầu giảm thiểu bởi những đợt ra quân của lực lượng chức năng, thì tình trạng này lại tái diễn, điển hình là những loa thùng công suất lớn, hoạt động thâu đêm suốt sáng trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Thủ Đức mà VOV Giao thông từng đề cập mới đây.

Điều này cho thấy, dù các địa phương có ban hành bao nhiêu quy định, bao nhiêu kế hoạch đi chăng nữa thì việc xử lý vi phạm tiếng ồn vẫn chỉ là “điệp khúc” “bắt cóc bỏ đĩa” nếu không thay đổi cách tổ chức thực hiện.

Ảnh minh họa: DAD21

Ảnh minh họa: DAD21

Việc xử lý vi phạm tiếng ồn hiện nay chủ yếu thuộc về lực lượng công an phường, xã và công chức địa chính, xây dựng. Khó khăn với hầu hết địa phương là không có thiết bị đo lường, thiếu căn cứ xử lý, và kể cả khi phường, xã báo cáo với quận, huyện để lập đoàn kiểm tra, có thiết bị thì vi phạm đã không còn.

Tuy nhiên, thực thế cho thấy, chỉ cần cán bộ địa phương nhắc nhở, chứ chưa cần đến biện pháp xử phạt, thì phần lớn người gây ra tiếng ồn đã tự giác khắc phục.

Vấn đề ở chỗ việc kiểm tra, nhắc nhở chưa được thực hiện thường xuyên, thậm chí có nơi phản ánh không được giải quyết, khiến người tố cáo nản lòng, mất niềm tin, âm thầm chịu đựng hoặc tìm cách giải quyết bằng “chân tay” như đã từng xảy ra.

Một vấn đề khác là hiếm thấy lực lượng chức năng chủ động đi xử lý vi phạm tiếng ồn, đặc biệt là đối tượng cá nhân, cơ sở nhỏ lẻ, mà chủ yếu được thực hiện khi có nhiều phản ánh của người dân. Việc giải quyết đến đâu cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt huyết của từng cán bộ.

Không có quy định về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, làm tốt không được khen, làm kém không bị phạt, tiền lương không bị ảnh hưởng thì khó ràng buộc trách nhiệm của cán bộ khi thực tế họ còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác.

Ảnh minh họa: DAD17

Ảnh minh họa: DAD17

Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cần được tiếp tục nhấn mạnh, trong đó cần quy trách nhiệm người đứng đầu để họ có phương án cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ chuyên ngành và cán bộ tại khu dân cư, đi kèm với chế độ khen thưởng - kỷ luật kịp thời.

Mỗi phản ánh của người dân cần được tiếp nhận và xử lý ngay, “đến nơi, đến chốn” để tạo sức răn đe, làm chùn bước những người có ý định vi phạm.

Bên cạnh sự quyết liệt của chính quyền cơ sở thì tiếng nói của cộng đồng dân cư cũng rất quan trọng. Trước vi phạm tiếng ồn, mỗi người dân cần xóa bỏ tâm lý nể nang, ngại va chạm, chủ động nhắc nhở, góp ý với người gây ra tiếng ồn; phản ánh tới chính quyền địa phương, các cơ quan báo chí nếu tình trạng không được cải thiện.

Sự lên tiếng mạnh mẽ và kiên trì của cộng đồng sẽ buộc chính quyền cơ sở phải vào cuộc với đúng trách nhiệm của mình.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân TP.HCM nói gì khi Metro số 1 chính thức vận hành?

Người dân TP.HCM nói gì khi Metro số 1 chính thức vận hành?

Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.

Người già cần gì?

Người già cần gì?

Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.

Hà Nội: Tập trung xử lý các vi phạm của xe ôm công nghệ

Hà Nội: Tập trung xử lý các vi phạm của xe ôm công nghệ

Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.

Hơn 1 tỷ trẻ em trên toàn cầu là nạn nhân của bạo lực

Hơn 1 tỷ trẻ em trên toàn cầu là nạn nhân của bạo lực

Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.

Giá vàng vẫn tiếp tục ‘rơi tự do’

Giá vàng vẫn tiếp tục ‘rơi tự do’

1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 1): Tăng tốc độ - giảm an toàn ở cổng trường

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 1): Tăng tốc độ - giảm an toàn ở cổng trường

Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.