Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giống như nhiều tài xế taxi khác, anh Đào Huy Hoàng, ở Thanh Xuân, thường tắt máy nghỉ ngơi mỗi khi vào giờ cao điểm. Bởi nếu chở khách mà gặp tắc đường thì có khi “âm” cả vào tiền xăng, như những lần anh mắc kẹt ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến.
Anh Hoàng cho rằng, dù được đầu tư hiện đại nhưng hạ tầng giao thông tại đây vẫn có vấn đề: "Đèn xanh đèn đỏ nhiều, đèn đỏ để lâu quá nên mới hay ùn tắc. Đường trên cao tắc thì người ta đổ dồn xuống dưới, “dính” luôn đèn đỏ là ùn theo. Các nút giao lên và xuống tại sao không tránh ngã tư xa xa một chút? Đó là lỗi nhà thiết kế đường gom đường trên cao".
Tại nút giao Thanh Xuân, hướng di chuyển khó khăn nhất có lẽ là trục đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển theo cả 2 chiều, do hệ thống đường dẫn đường vành đai 3 trên cao tạo thành những nút thắt cổ chai.
Cụ thể, đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển có 6 làn xe lưu thông theo mỗi hướng, nhưng qua đoạn đường dẫn đường trên cao, lòng đường bị “thắt” lại còn 3 làn xe.
Có mặt tại đường Nguyễn Xiển vào lúc 7h sáng 29/7, PV VOV Giao thông ghi nhận tình trạng ùn dài cả cây số trước ngã tư. Người dân tham gia giao thông theo kiểu “mạnh ai nấy đi”, ô tô lấn làn xe máy, xe máy leo lên vỉa hè, “cướp” đường của người đi bộ.
Một số người dân nêu ý kiến:
"Từ 4h-6h chiều, sáng từ 7h-9h. Tần suất dày đặc luôn, xe đạp, xe máy phải đi lên vỉa hè, người đi bộ không có chỗ mà đi. Xe cộ ngày càng nhiều nhưng đường sá thì vẫn thế".
"Xe ô tô chiếm hết cả lòng đường thì xe máy phải tràn lên vỉa hè thôi. Đường trên cao xuống thì hẹp lại, mà mật độ xe lại nhiều hơn thì càng gây ra ùn tắc".
Với trục đường Nguyễn Trãi, giao thông cả 2 chiều có phần “dễ thở” hơn khi có hầm chui. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra thì tình trạng ùn tắc lan nhanh sang tất cả các hướng.
Anh Nguyễn Phú Khánh, phụ xe buýt tuyến số 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) cho biết, tắc đường khiến anh em chịu áp lực về việc đảm bảo tần suất và giờ giấc chạy xe, còn hành khách thì nhiều lúc đợi chờ mòn mỏi:
"Ở nút giao Thanh Xuân thường xuyên có tình trạng xe đi vào làn quay đầu, khiến khu vực ngay trên hầm chui tắc rất là nhiều, nhất là tầm trưa, xe khách và xe to hay đi qua. Có lẽ chỗ đó quá nhiều hướng đi: làn rẽ trái, quay đầu, rẽ phải và đi thẳng, nhưng đường ở trên hầm bé quá.
Nếu không có tai nạn hay sự cố bất ngờ thì hầm rất thoáng, nhưng có tai nạn là hầm cũng tắc theo, không có lực lượng chức năng là đứng nhìn nhau hết", anh Khánh cho biết thêm.
Khi các phương tiện bị ùn lại tại ngã tư thì các dòng xe tại đường dẫn lên xuống và đường trên cao cũng khó tránh khỏi ùn tắc, nhất là khi đường vành đai 3 đã quá tải nhiều lần so với thiết kế. Với cánh lái xe tải, việc mất hàng tiếng đồng hồ di chuyển không phải là điều gì quá xa lạ:
"Có những trường hợp mình đi từ cầu Thanh Trì đến điểm này mất hơn 1 tiếng. Các tuyến đường lên và xuống gần nhau quá, mật độ giao thông thì quá nhiều".
"7h30 là cao điểm nhất. Ùn tắc một phần do người dân ý thức kém, đi không nhường nhịn nhau. Hạ tầng ở Việt Nam thế này là quá tốt rồi, nhưng mật độ xe cộ của mình phát triển nhanh quá".
Thông xe vào tháng 2/2010, nhưng ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến đã xuất hiện tình trạng ùn tắc ngay sau đó (năm 2011).
Dù Hà Nội đã có nhiều giải pháp như: xây dựng hầm chui Thanh Xuân (thông xe năm 2016), hoàn thiện đường sắt đô thị tuyến 2A (khai thác thương mại năm 2021), cùng nhiều phương án tổ chức giao thông khác nhau, nhưng suốt hơn 1 thập kỷ qua, nút giao Thanh Xuân vẫn là một trong những nút giao thông “nóng” bậc nhất trên địa bàn Hà Nội cho đến nay.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?