Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Nông sản Việt: Đừng để con sâu làm rầu nồi canh

Khánh Duy: Thứ sáu 08/09/2023, 11:29 (GMT+7)

Thời gian gần đây, sầu riêng xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc liên tục bị phản ánh, cảnh báo về chất lượng không đảm bảo, hay như thanh long có dư lượng hóa chất vượt quá quy định, khiến các loại trái cây xuất khẩu của nước ta bị giảm uy tín, nguy cơ khó giữ được thị trường xuất khẩu bền vững.

Là một trong những hộ nông dân ở ĐBSCL trồng chanh không hạt theo quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn để xuất khẩu, hơn lúc nào hết anh Nguyễn Văn Phụng ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình để trái chanh đạt chất lượng tốt nhất, bởi anh hiểu khi xây dựng được lòng tin và chất lượng thì nông sản sẽ rộng đường trên thị trường.

Hiện vườn chanh không hạt rộng 1ha của anh đang cho trái và phát triển tốt. Anh Nguyễn Văn Phụng, bộc bạch: Chỗ HTX Trái cây sinh học OCOP có đưa kỹ thuật xuống hỗ trợ về quy trình trồng, chăm sóc. Trễ nhất là 10 ngày vào 1 lần, xem tình trạng cây và trái như thế nào. Họ trực tiếp làm bông, làm trái cho mình luôn, khi làm theo quy trình nông dân cũng dễ dàng áp dụng, xài theo gốc thuốc sinh học 100%; phân, thuốc phía HTX cung cấp hết cho nông dân sử dụng…

Theo ông Trần Bá Sơn, Giám đốc HTX Trái cây sinh học OCOP, đơn vị có nhiều sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, cho rằng, với thị trường xuất khẩu, dựa vào chất lượng hàng hóa đối tác sẽ quyết định số lượng chúng ta xuất được nhiều hay ít.  Lô hàng nếu không đạt họ sẽ không nhận.

Do đó, ông Trần Bá Sơn, đề xuất: Để xuất khẩu bền vững thì thứ nhất phải bắt đầu từ vùng nguyên liệu, lấy người dân làm trọng tâm. Thay đổi thói quen sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân, chuyển sang việc sản xuất theo quy trình của khách hàng yêu cầu. Thứ hai, trong quá trình canh tác phải tăng cường lượng phân bón hữu cơ, giảm dần phân bón hóa học. Phải chuẩn hóa tiêu chuẩn ở đồng ruộng, đó là tiêu chuẩn GlobalGAP, hiện nay gần như tất cả các thị trường nhập khẩu chanh bắt buộc phải có tiêu chuẩn GlobalGAP hết. Phải từng bước hướng dẫn, tập huấn cho người nông dân làm quen dần với tiêu chuẩn này.

Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, vẫn có nhiều người vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi cơ hội lâu dài. Tại ĐBSCL, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Thế nhưng, không ít trường hợp nông dân đặt mục tiêu giá trị mua bán tức thời cao hơn những giá trị lâu dài. Một số bà con chỉ nghĩ đến việc làm sao cho cây mau lớn, năng suất cao nhất dẫn đến sử dụng quá mức các loại phân thuốc hỗ trợ.

Thêm vào đó, việc thiếu tự giác trong khâu sản xuất, chế biến, còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất theo phong trào, theo đồn thổi của thị trường, gây ra thừa thiếu trên thị trường. Việc làm này có thể mang về cái lợi trước mắt nhưng hệ lụy thì lâu dài bởi nó đánh đổi bằng sức khỏe của chính người tiêu dùng. Với thị trường nội địa, khi nông sản có vấn đề, người tiêu dùng quay lưng, còn với thị trường quốc tế, việc bồi thường hợp đồng, mất khách hàng là điều được dự báo trước.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, xu thế chung của thế giới cũng như xu thế của Việt Nam là tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và với tầng lớp này sẽ đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, sạch hơn, thân thiện môi trường hơn.

Đây là những điểm lợi thế sẵn có của đồng bằng: “Chuyển từ chú trọng về lượng sang về chất. Cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng cao. Cạnh tranh thuần túy, tức là chạy theo khách hàng dễ tính, sang chấp nhận tái cơ cấu, chuyển đổi sang khách hàng khó tính. Bởi chỉ có phục vụ khách hàng khó tính, đáp ứng yêu cầu của họ mới tự nâng mình lên.

Tức là nền tảng có sẵn bây giờ xoay góc nhìn từ truyền thống, lạc hậu chuyển sang góc nhìn hiện đại phù hợp với thời thế hơn thì tôi tin sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho đồng bằng”.

Xây dựng thương hiệu giúp nông sản Việt tăng sức cạnh tranh (Nhật Minh Mekong FM)

Xây dựng thương hiệu giúp nông sản Việt tăng sức cạnh tranh (Nhật Minh Mekong FM)

Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, khi nông dân làm ăn cá thể càng nhiều thì không thể nào ép nông dân vào quy trình kỹ thuật. Vì vậy, cần phải có đội ngũ nông dân gắn bó với những kỹ thuật mới, khi áp dụng vào sản xuất sẽ tạo ra các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, hạ giá thành để làm lực lượng nòng cốt.

GS.TS. Võ Tòng Xuân, chia sẻ: Bốn mươi mấy năm nay, tôi kết luận, sở dĩ nông dân mình còn nghèo là do 50% nông dân họ không chịu thay đổi để cùng tiến tới với xã hội và nhất là cùng tiến lên với các doanh nghiệp. Khó khăn nhất của nông nghiệp nước ta hiện tại là đầu ra. Không có đầu ra ổn định, người nông dân luôn luôn bị bấp bênh.

Họ cũng không dám quyết định nhiều theo kế hoạch Nhà nước, mà họ quyết định bắt chước theo những người xung quanh, thấy họ trồng gì thì mình trồng nấy. Một vấn đề nữa là giữa người nông dân và doanh nghiệp không có gắn kết với nhau một cách rất là thuận lợi. Có lúc thì đã hợp đồng giá đó rồi, khi thu hoạch, giá rẻ hơn thì doanh nghiệp bỏ của chạy lấy người.

Trong bối cảnh hiện nay, việc phải thay đổi tư duy và phương thức sản xuất là điều quan trọng. Sự thay đổi trong nhận thức, tư duy sản xuất sẽ giúp hình thành các vùng nguyên liệu có liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng không thể lấy tiêu chí sản lượng để làm mục tiêu phấn đấu nữa, mà bắt đầu đã có rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học và nhiều hành động của các hiệp hội, ngành hàng, bắt đầu tư duy làm sao tạo ra giá trị gia tăng theo xu thế kinh tế nông nghiệp…

***

Giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 8 tháng năm nay đạt 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những thành công thì vẫn có những gam màu tối, đó chính là những lô hàng trái cây bị cảnh báo, trả về. Đằng sau câu chuyện này, là nhiều vấn đề cần có giải pháp căn cơ. 

“Xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt: Đừng để con sâu làm rầu nồi canh”.

Chưa xây dựng được thương hiệu, thiếu khả năng chế biến sâu là 2 trong số nhiều tồn tại đang khiến cho nông sản Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Chính vì điều này mà không ít mặt hàng được xem là thế mạnh của Việt Nam lại được bán dưới tên của một quốc gia khác hoặc doanh nghiệp nước ngoài, mà câu chuyện nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuộc trước đó là một ví dụ.

Tạo dựng uy tín và thương hiệu cho nông sản không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình dài, chấp nhận đánh đổi. Khi xuất khẩu sang các thị trường lớn, không chỉ chú trọng về mặt số lượng mà thông qua các thị trường này, chúng ta chứng minh trình độ sản xuất của nông sản Việt Nam, trình độ liên kết các nhóm hàng Việt Nam đã có thể đáp ứng được nhu cầu của bất kỳ thị trường nào trên thế giới, từ đó tạo ra sinh kế, lợi nhuận cho bà con nông dân.

Thực tế cho thấy, người tiêu dùng quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, từ người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, cho đến các cơ quan chức năng ở địa phương và Trung ương cần tránh tâm lý nóng vội, chủ quan mà cần nhìn nhận lỗ hỏng ở đâu trong quy trình để tìm cách khắc phục triệt để.

Cơ hội chỉ thật sự mở ra, khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác. Phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất.

 Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nông nghiệp xanh, kinh tế kết nối hiện nay, tư duy “đi cùng nhau” là yêu cầu bắt buộc. Không thể vì một vài lô hàng bị ảnh hưởng mà chúng ta nản lòng, và làm ảnh hưởng đến uy tín được gầy dựng suốt thời gian qua. Bắt đầu từ mỗi nông dân tham gia canh tác, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi và nhận thức của mình trong quy trình sản xuất.

Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc. Phải có ý thức tạo dựng và giữ gìn hình ảnh một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

Nông sản Việt Nam có chất lượng và đủ sức cạnh tranh là điều không bàn cãi, điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát chặt và mỗi doanh nghiệp, người nông dân cần nghiêm khắc với chính bản thân mình, sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm, đừng để con sâu làm rầu nồi canh. 

  

Khánh Duy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.