Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong cuộc trò chuyện cuối năm này, PV VOV Giao thông đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với 2 người đạp xích lô tại khu vực phố cổ Hà Nội là chú Trần Văn Tuấn và anh Nguyễn Mạnh Cường; để xem trong ngày cuối năm lượng khách đi xích lô có nhiều không? Sang năm mới 2024 họ có mong muốn gì?
PV: Thời điểm gần Tết theo đánh giá của chú Tuấn và anh Cường, lượng khách đi xích lô có đông hơn ngày thường không?
Chú Tuấn: Lượng khách những ngày này ít khách hơn tháng trước, vì tháng này tháng củ mật nên hầu như ít khách, mà nhiều người kiếm ăn để có tết thì khó làm hơn trước. Nhưng mà tháng Giêng thì lại đông khách hơn, tháng giêng người ta có tiền lộc người ta đi chơi người ta lì xì lại rất nhiều khách.
Anh Cường: Tháng tết này mưa, thì khách người ta đặt rồi lại mưa quá người ta không đi. Mình giờ làm ý thì ngày tết này cố làm nhưng khó khăn lắm, cứ làm buổi nào thì làm thôi, khách giờ rất ít.
Tức là làm cái này ý thì tùy theo là khách về họ là ví dụ đặt lịch rồi, họ đi nửa tiếng thì chúng tôi đi nửa tiếng về lại có đoàn người ta kế.
PV: Trong những tháng giáp tết, mình làm với lượng khách như thế này có đủ tiền để lo toàn cho những ngày tết không?
Chú Tuấn: Giáp Tết thế này thì người ta cũng kiếm được 400.000 -500.000 đồng, nhưng giờ mình lớn tuổi rồi cũng đạp yếu lắm, chân tay đau lắm, từ chân đau xương khớp bắt đầu nó kéo lên não tôi cũng muốn về nghỉ lắm rồi nhưng về thì Tết lại đang cố mấy ngày kiếm mấy cái bánh chưng (vừa nói vừa cười).
Nói rất thật. Mà tết thì tiêu pha nhiều đang cố, tôi phải có mươi triệu, đủ cho cái Tết gia đình nhà tôi, cũng phải ăn tiêu rồi lì xì cho các cháu.
Anh Cường: Như bọn tôi làm cũng rất yêu nghề xích lô, có thể chúng tôi đi kiếm hàng ngày thì ăn rất đơn giản thôi, thế còn có người người ta lại có người nhà, mình không có thì mình thuê trọ, mỗi tháng mất từ 300.000 – 350.000 đồng, phòng thì 3-4 người ở thôi.
Tuổi tác bảo đi làm cái khác mình không làm được, thế thôi mình cứ còn sức khỏe thì làm năm nào biết năm đấy, có thể làm chục hôm, đôi ba chục hôm về gọi có tí quà mua cho cháu thôi.
PV: Để có được một mức thu nhập như chú Tuấn và anh Cường vừa chia sẻ, hai người sẽ chở khách qua những địa điểm nào? Quá trình đó có vất vả không?
Anh Cường: Cái này thì mình phụ thuộc theo khách, ví dụ lịch trình người ta là vào phố cổ, bờ hồ, sau đó họ muốn đi nhà thờ xong lại xuống Nhà hát lớn chẳng hạn. Nhiều khi khách họ hay kiểu là gợi ý, nói chuyện với mình, thì mình nghe lại rồi có thể là mình giới thiệu rồi họ cười tươi, thích lắm, họ gọi là OK tức là mình phục họ rất tốt, đấy là mình vui thì họ cũng cười.
Chú Tuấn: Chúng tôi ở nông thôn lên Hà Nội kiếm sống thì chúng tôi cảm thấy quá vui, quá dễ sống, dễ kiếm tiền so với mình làm công việc khác ở nông thôn. Đến tuổi này mình cảm thấy càng yêu nghề hơn, tiếp xúc với tất cả mọi người, Việt Nam mình mình cũng thấy vui mà tây nước ngoài mình cũng phải “đá” một tí tiếng anh mình cũng thấy vui.
PV: Công việc tuy vất vả nhưng có niềm vui vì được phục vụ khách du lịch. Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện này thì trong thời gian tới chú Tuấn và anh Cường có mong muốn gì gửi tới ngành du lịch?
Chú Tuấn: Mình mong muốn ngành du lịch khách sang càng nhiều càng tốt. Xích lô cũng rất cần khách du lịch sang đây chơi để có tour, rất cần. Mọi phương tiện xe đều cần mà, tour 2 tầng, rồi tour 1 tầng, rồi taxi, xích lô đều cần hết. Khách sang nhiều thì xích lô có nhiều khách, đó là điều mong muốn nhất của tôi.
Anh Cường: Mong đợi của chúng tôi có nhiều khách thu hút về để chúng tôi có việc làm. Mong muốn không cứ gì riêng tôi kể cả các công ty du lịch, phát triển để du lịch Việt Nam mình phát triển.
PV: Những mong muốn hết sức chân thật! Một lần nữa rất cảm ơn chú Tuấn và anh Cường đã tham gia cuộc trò chuyện của VOV Giao thông.
Năm 2023 được xem là năm khởi sắc của du lịch Thủ đô, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24,72 triệu lượt khách, tăng 30,2% so với năm 2022. Bên cạnh tín hiệu đáng mừng, năm 2023 kinh tế vẫn gặp những khó khăn, thách thức và những người làm dịch vụ như người đạp xích lô cũng cảm nhận được sự tác động này.
Tuy nhiên, qua cuộc trò chuyện vừa rồi có thể thấy họ vẫn rất lạc quan, yêu nghề, gắn bó với nghề vì niềm vui và tự hào khi du khách đã đến với Hà Nội, và đóng cho sự chu đáo, thân thiện của thành phố Hà Nội có những người đạp xích lô.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.