Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Nở rộ dịch vụ nghỉ dưỡng ven đô, nhiều nguy cơ mất kiểm soát

Hoàng Hà: Thứ bảy 01/10/2022, 07:00 (GMT+7)

Xu hướng đi du lịch, đi nghỉ cuối tuần của cư dân đô thị đang gia tăng, đặc biệt là sau Covid-19. Có cầu ắt có cung, hàng loạt các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ven Hà Nội mọc lên như nấm. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt các homestay, resort không theo quy hoạch cũng đang gây ra nhiều hệ lụy.

"Nhà bên rừng còn một căn villa lớn cho 10 đến 15 người, ngày trong tuần sẽ trống nhiều hơn, giá cũng sẽ mềm hơn. Ngày trong tuần nhà con công giá 5 triệu, cuối tuần thì giá 8 triệu/10 người".

"Blue Mountain ngày thường 8 triệu/đêm, tiêu chuẩn cho 18 người, bao gồm ăn sáng và đầy đủ các tiện ích, tối thứ 6 và tối chủ nhật 9 triệu và tối thứ 7 là 12 triệu/đêm".

"Long Việt hiện còn nhà sàn và khách sạn, nhà sàn có thể ở nhóm 40-50 người, khách sạn có 12 phòng".

Bạn có thể dễ dàng đặt được phòng cho nhóm bạn hoặc cả đại gia đình, với rất nhiều lựa chọn và mời chào hấp dẫn như trên từ các khu nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội

Anh Nguyễn Đức Thuận, một sale tour cho biết, du lịch nghỉ dưỡng ven đô bắt đầu phát triển cách đây khoảng 6-7 năm, nhưng thực sự nở rộ khoảng 3 năm trở lại đây. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 cư dân đô thị bị “nén” nhu cầu du lịch một thời gian dài nên vào dịp cuối tuần nhiều gia đình lại xách vali lên và đi cùng người thân hoặc bạn bè.

Nắm bắt được xu thế này, nhiều homestay, villa tự phát mọc lên như nấm, trong đó nhiều nhà đầu tư cá nhân đã tự mua đất và đầu tư xây dựng ồ ạt.

Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đầu tư nghiêm chỉnh vào chất lượng. Có những nơi quảng cáo rất hay, nhưng đến nơi khách mới té ngửa.

Chị Nghiêm Thị Lan, một du khách chia sẻ trải nghiệm: "Hai năm covid 19 ít được đi, nên sau khi du lịch mở trở lại, gia đình cũng tranh thủ cho các con, các cháu đi nghỉ vào ngày cuối tuần, lựa chọn khu nghỉ dưỡng gần thành phố Hà Nội. Nhưng nhiều khi chất lượng không được như quảng cáo, vì nhũng homestay nào là kinh doanh nhỏ lẻ, đầu tư chưa tới nơi".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau một thời gian phát triển ồ ạt, hiện nay nguồn cung dịch vụ nghỉ dưỡng ven đô đã vượt cầu; đồng thời dịch bệnh đã được kiểm soát nên khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn, vì thế anh Thuận cho biết, nhiều khu nghỉ dưỡng ven đô đang rơi vào cảnh đìu hiu: "Các homestay, resort ở Ba Vì, Sóc Sơn…hiện tại họ chỉ sống bằng cuối tuần, thứ 6, thứ 7 còn những ngày thường hầu như là trống hết, không hết công suất, trừ những căn nào quá xuất sắc, quá đặc biệt mới có thể lấp đầy được nhiều hơn, chứ không đại trà như ngày xưa nữa".

Cũng theo anh Thuận, với những khu nghỉ dưỡng được đầu tư chuyên nghiệp, bài bản và địa thế  đẹp mới hút được khách, nhưng chi phí đầu tư và vận hành không hề nhỏ. Nhiều homestay đang rơi vào cảnh sống dở chết dở, nếu đóng cửa thì không thu hồi được vốn mà tiếp tục duy trì thì tốn kém và rất èo uột.

Mặc dù nghỉ dưỡng ở các khu vực nhiều cây cối, gần rừng núi, chan hòa cảnh quan thiên nhiên là trải nghiệm thú vị, song anh Nguyễn Văn Định cũng cảm thấy lăn tăn sau chuyến đi, khi nhìn thấy cảnh quan thiên nhiên đã bị tác động không nhỏ: "Ven đô có rất nhiều điểm vui chơi, như rừng Cúc Phương, rừng quốc gia Ba Vì hay bên Sóc Sơn có nhiều điểm đi chơi cắm trại. Qua một số lần đi tôi thấy là  mọi người chua trú trọng đến vấn đề an ninh, vệ sinh môi trường, rác sinh hoạt vứt bừa bãi. Một số khu vực rừng phòng hộ, nguy cơ cháy rừng bị đe dọa".

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, sự bão hòa của loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ven đô đã được dự báo từ trước. Nhưng điều quan trọng hơn là việc xây dựng một cách tự phát không theo quy hoạch, không có sự quản lý của chính quyền địa phương sẽ dẫn đến nguy cơ lạm dụng và xâm lấn trái phép đất đai, tài nguyên và thâm chí là thất thu cho ngân sách nhà nước.

"Việc lạm dụng này sẽ trở thành tàn phá môi trường, phá rừng, lấp ao hồ để tạo ra những khu kinh doanh, cái này rõ ràng là rất nguy hiểm, cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước. Phải có kế hoạch, quy hoạch, chủ trương rõ ràng, giúp cho vừa phát triển tốt, vừa được quản lý và phù hợp với việc sử dụng đất đai, tài nguyên không bị xâm lấn trái phép", ông Định cho biết.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc mạnh hơn nữa, không nên để phát triển tự phát “mạnh ai nấy làm”.

Đặc biệt, khi dịch vụ nghỉ dưỡng tăng trưởng quá nóng, ngoài việc khó đảm bảo chất lượng, còn dẫn đến nhiều hệ lụy như khai thác cạn kiệt tài nguyên, tác động tiêu cực tới môi trường và an ninh trật tự./.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.