Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Nhường đường trên cao tốc thế nào để không bị phạt?

Quách Đồng: Chủ nhật 03/03/2024, 15:52 (GMT+7)

Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn có những cuộc tranh luận gay gắt về quy tắc nhường đường trên cao tốc. Có ý kiến cho rằng, khi đã đi với tốc độ tối đa cho phép, họ không nhất thiết phải nhường đường cho xe xin vượt.

Thậm chí, có trường hợp xe khách, xe tải cố tình bám làn trái, bất chấp tín hiệu xin vượt của xe sau, bởi họ cho rằng họ vẫn chạy trên tốc độ tối thiểu.

Vậy, quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông trên cao tốc như thế nào? Các trường hợp bám làn trái, không nhường đường cho xe xin vượt có bị xử phạt?

Xung quanh nội dung này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại TS. Trần Hữu Minh - Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia.

PV: Thời gian gần đây mạng xã hội có cuộc tranh luận sôi nổi về quy tắc nhường đường trên cao tốc. Một số ý kiến cho rằng họ đã đi với tốc độ tối đa trên làn trái, sát dải phân cách thì không có lý do gì phải nhường xe xin vượt. Xin ông cho biết quy tắc vượt xe trên cao tốc quy định thế nào?

TS. Trần Hữu Minh: Gần đây trên một số diễn đàn vào báo chí đã thực hiện một số cuộc khảo sát về hành vi ứng xử trên cao tốc. Kết quả rất đáng để chúng ta xem xét và suy nghĩ thêm. Cụ thể ở đây có khá nhiều người cho rằng khi mình đã đi vào làn vượt với tốc độ tối đa và họ cứ bám làn đó, như vậy họ đã đúng luật, không phải nhường đường cho ai cả.

Tôi muốn khẳng định cả 2 suy nghĩ đều chưa đúng. Bởi vì theo quy định hiện nay, người lái xe có nghĩa vụ phải nhường đường, vì Luật Giao thông đường bộ 2008, trong phần quy tắc giao thông có quy định rất rõ: Khi có xe xin vượt và nếu người lái thấy đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện ở phía trước phải giảm tốc độ, đi sát vào phần đường bên phải xe chạy cho đến khi xe sau vượt qua và không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Như vậy, nếu như đáp ứng được các điều kiện của Luật thì dù người lái đang lái ở tốc độ tối đa ở làn vượt thì bạn vẫn phải nhường đường. Chúng ta cũng đừng lo những người xin vượt sẽ vi phạm tốc độ, bởi vì nếu người xin vượt vi phạm tốc độ thì đã có lực lượng chức năng xử lý.

Ảnh minh họa: Dân Trí

Ảnh minh họa: Dân Trí

PV: Thực tế cũng không ít trường hợp xe chỉ chạy tốc độ 70-80km/h, nhưng vẫn nhất quyết bám làn trái, thậm chí không nhường đường cho xe xin vượt. Ông có ý kiến như thế nào về trường hợp này?

TS. Trần Hữu Minh: Nếu người lái, trong điều kiện binh thường đi cứ liên tục bám vào làn vượt, sát dải phân cách cứng thì đây lại là một cái sai nữa. Bởi vì làn đó không dành cho giao thông trong điều kiện bình thường, làn đó là làn dành cho vượt xe và trong điều kiện bình thường người lái phải đi sang làn bên phải.

Chính vì vậy rất nhiều quốc gia họ đã quy định rất rõ những quy tắc giao thông trên cao tốc, tức là trong điều kiện giao thông bình thường, với cao tốc 6 làn xe, mỗi bên 3 làn xe thì trong điều kiện giao thông bình thường, người lái phải đi vào làn giữa, họ chỉ đi vào làn trái khi muốn vượt xe, khi vượt xong phải quay trở lại làn giữa hoặc làn bên phải ngoài cùng, chứ không được bám làn vượt để đi tiếp, trừ khi tiếp tục vượt.

Còn nếu đi chậm hơn thì phải đi vào làn phải, sát với làn dừng khẩn cấp. Đặc biệt ở đây là xe khách, xe tải, trong điều kiện bình thường chỉ được đi ở làn phải, ở tốc đọ thấp hơn xe con khá nhiều.

Còn đương nhiên với cao tốc 4 làn, tức là mỗi chiều 2 làn và 1 làn khẩn cấp thì trong điều kiện bình thường phải đi vào làn sát làn khẩn cấp, còn làn trái chỉ dành cho vượt xe và tương tự khi vượt xe xong phải quay trở lại làn bên phải.

PV: Trong thực tế vẫn không ít trường hợp người lái xe cho rằng, người xin vượt có thể vượt ở làn phải. Theo ông, thời gian tới chúng ta cần làm gì để khắc phục?

TS. Trần Hữu Minh: Xảy ra tình trạng trên tất nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân là phần về quy tắc giao thông trên cao tốc của chúng ta chưa thật sự rõ ràng. Đây cũng là điểm mà chúng ta phải làm thật rõ trong thời gian tới. Ngoài ra vẫn cứ phải kiên trì tuyên truyền để làm sao chúng ta có nhiều người lái xe có nhận thức đúng, có hành vi ứng xử tốt trên cao tốc.

Ở đây thông điệp với người tham gia giao thông trên cao tốc, chúng ta cần nhận thức rõ một điều là ở tốc độ cao thì những người trên xe trở nên dễ bị tổn thương nhất, kể cả bạn đang đi trên những phương tiện hiện đại, có thể coi là hiện đại và an toàn nhất. Bởi vậy, việc chọn một tốc độ hợp lý là một điều hết sức quan trọng.

Trên cao tốc thường có tốc độ tối đa và tối thiểu, tốc độ tối đa không có nghĩa là khuyến khích người lái hướng tới giới hạn tốc độ đó. Đây là mức giới hạn tốc độ tối đa mà bạn được phép chạy xe.

Bởi vậy mà tất cả các chương trình lái xe tiên tiến, an toàn đều khuyến cáo người lái xe nên có xu hướng giảm tốc độ, kể cả khi họ có thể đi nhanh hơn, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình tốc độ hợp lý, thấp hơn tốc độ giới hạn cao nhất.

PV: Xin cảm ơn ông!

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.