Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Những người mẹ đặc biệt truyền hơi ấm cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Thu Thủy: Thứ ba 02/01/2024, 10:55 (GMT+7)

Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên thần hiện là ngôi nhà chung của hơn 100 em nhỏ mồ côi nằm tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh tình yêu thương của người cha chung Bùi Công Hiệp, thì các em nhỏ ở đây còn nhận được tình cảm từ rất nhiều những đội nhóm thiện nguyện.

Trong đó, luôn có một nhóm gồm khoảng 10 người mẹ rất đặc biệt, khi luôn thay phiên nhau dùng hơi ấm của mình để ấp cho những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại đây bằng phương pháp Kangaroo, hay còn gọi là phương pháp da kề da. Với mong muốn có thể phần nào truyền hơi ấm tình thương của người mẹ cho các bé, giúp các bé cải thiện sức khỏe. 

Những 'người mẹ đặc biệt' dùng hơi ấm của mình để ấp cho những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Những "người mẹ đặc biệt" dùng hơi ấm của mình để ấp cho những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Những người phụ nữ đến với mái ấm Thiên thần để ấp cho những trẻ sơ sinh bằng phương pháp Kangaroo, hầu hết đều theo lời kêu gọi giúp đỡ của chị Ngô Thủy (36 tuổi), hiện đang là  một chuyên viên chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chị Thủy cũng là người đã gắn bó với mái ấm một thời gian dài, và thường xuyên xin sữa mẹ, đồ dùng sơ sinh cho các bé tại mái ấm.

Giải thích rõ hơn về phương pháp này, chị Ngô Thủy cho biết, phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt trẻ sinh non nằm sấp, và tiếp xúc da kề da trên ngực của người chăm sóc. Khi thực hiện phương pháp này, cơ thể người chăm sóc và tấm vải trùm bên ngoài các bé sẽ trở thành chiếc lồng ấp tự nhiên, có thể duy trì tối đa 24/24 giờ, cho đến khi trẻ được khoảng 40 tuần thai giống trong bụng mẹ.  Đây là phương pháp chăm sóc trẻ sinh non giúp các bé ổn định nhịp tim, hệ tiêu hóa, ngủ ngon giấc và điều hòa thân nhiệt.

Sở dĩ chị có ý tưởng về việc thực hiện phương pháp này tại mái ấm Thiên thần, là do cách đây khoảng 4-5 tháng, chị nhận được thông tin về ba trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi, đang được điều trị tại ở Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong số này, có một bé chào đời chỉ với cân nặng 1,1 kg, bị nhiễm trùng máu, phổi không giãn nở. Một bé bị hoại tử phải cắt 60 cm ruột và phải sử dụng hậu môn giả.

Sau khi được điều trị ổn định, các bé đã được xuất viện và chuyển về Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần. Nhưng ngày mà chị đến viện đón ba đứa trẻ bé xíu ấy ra khỏi lồng ấp, các bé đều trong tình trạng da mỏng và tái nhợt. Vậy nên bản năng làm mẹ của người phụ nữ trỗi dậy, chị đã quyết định đi mua vải địu con và đến ấp các bé theo phương pháp Kangaroo một tuần vài lần.

Tuy nhiên, do công việc của bản thân cũng khá bận rộn và phải ấp ba bé cùng lúc, chị Thủy phải nhờ thêm người người hỗ trợ. Chị đã đăng bài kêu gọi giúp đỡ lên mạng xã hội, và rất may mắn, chỉ trong vài giờ, bài đăng của chị đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng, và có nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ tình nguyện đến thay chị ấp các bé. Họ lập nhóm để phân công nhau thay phiên, mỗi lần một vài tiếng, tùy thời gian rảnh của mỗi người.

Chị Thủy tâm sự rằng, mỗi người đến đây đều không nề hà xa xôi và luôn đến với trái tim của một người mẹ: "Có bé khi mà mình đón bé tại phòng hồi sức cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng II ấy, thì mình thấy là “Ôi trời! em bé này nó quá non đi”. Nó nhẹ bẫng à, có ký mấy thôi à. Mình nói em bé còn giật mình. Thì những bé như vậy nếu mà được cơ thể người mẹ ôm ấp, sẽ tốt hơn cho bé, nên mình mới kêu gọi các mẹ làm việc này.

Thật ra kỹ thuật thì cũng không nhiều, chỉ cần các mẹ có tấm lòng, chịu khó bỏ thời gian ra ấp. Những mẹ mà đã từng ôm ấp con, nuôi con bằng sữa mẹ, thì mới thấy cái việc ấp kangaroo nó quan trọng lắm. Các cô ở mái ấm một cô chăm mấy chục bé cũng cực lắm rồi, chưa đến đứa này đã phải quay sang đứa kia rồi, nên không có thời gian ấp. Mà không được ấp thì các bé sẽ rất là lạnh. Bản thân mình thì cũng không có thời gian nhiều, cũng phải đi làm, nên mình mới kêu gọi ai mà rảnh ấy thì đến ấp các bé. 2-3 tiếng cũng được và thay phiên nhau". 

Cùng với chị Thủy, chị Ái Vy (41 tuổi), làm nghề buôn bán ở căn tin hồ bơi, cũng là một trong số những người mẹ đặc biệt thường đến chăm các bé. Chị kể rằng khi vừa biết mái ấm cần tình nguyện viên ấp kangaroo, chị đã đến ngay, và bản thân đã rất xúc động khi lần đầu đến. Bước vào căn phòng có gần chục em bé nằm trong nôi, nhưng cô bảo mẫu thì không thể quán xuyến hết nên có lúc những đứa trẻ thức giấc và phải tự nằm chơi một mình. Chị tuy có ba đứa con đều được sinh đủ tháng, nhưng chị biết tầm quan trọng của việc cho trẻ da kề da với mẹ.

Sau khi được các mẹ thay nhau ấp, những đứa trẻ sinh non tại mái ấm đều trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn

Sau khi được các mẹ thay nhau ấp, những đứa trẻ sinh non tại mái ấm đều trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn

Mỗi khi áp sát những đứa trẻ mồ côi sinh non, đang khát bầu sữa mẹ vào lồng ngực mình, chị lại nhớ đến những đứa còn ở nhà, cũng rất thích được ôm và xoa lưng cho dễ ngủ: "Mình không phải là chuyên làm công việc này. Chỉ là vô tình đọc thấy thông tin thì đến. Thực sự mình chỉ thấy rất là thương các bé thôi, khi mà bị sinh non thế này, vì bé sẽ yếu lắm. Mình cũng biết qua truyền thông về cái việc ấp kangaroo nó tốt cho các bé như thế nào. Để cho bé khỏe, đồng thời qua việc ấp bằng hơi thở của mình thì sẽ giúp bé có sự kết nối tình yêu thương, giúp bé an tâm hơn, phát triển tốt và khỏe hơn nhiều".

Sau khi được các mẹ thay nhau ấp, những đứa trẻ sinh non tại mái ấm đều trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn, ăn sữa tốt và tăng cân. Các mẹ cũng dự định sẽ kết thúc công việc khi các bé cứng cáp như những đứa trẻ bình thường chào đời lúc 40 tuần tuổi khác.

Chị Ngô Thủy cho biết, chị cùng các tình nguyện viện khác cũng đã góp tiền để tặng tủ đông trữ sữa non riêng cho các bé tại đây. Chị cũng rất mong có nhiều tình nguyện viên hơn nữa tham gia vào hoạt động này, để các em nhỏ tại mái ấm có điều kiện để phát triển một cách tự nhiên, mạnh khỏe, được cảm nhận được hơi ấm tình thương như những đứa trẻ bình thường khác. 

--- 

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thu Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Việc phát hiện, chữa cháy có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng cơ sở tại chỗ. Nhận ra vai trò của nhân dân cho công tác chữa cháy của địa phương mà lão nông Hai Ri đã mạnh dạn lập ra Đội chữa cháy lưu động tình nguyện tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

Người tiêu dùng bớt 'hảo ngọt', thời cơ cho chính sách?

Người tiêu dùng bớt "hảo ngọt", thời cơ cho chính sách?

Sử dụng quá nhiều đường so với mức khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có thể gây ra những tác hại về sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm.