Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Nhiều ý kiến ủng hộ đề xuất trừ điểm bằng lái

Hải Hà - Quách Đồng: Thứ tư 21/02/2024, 19:18 (GMT+7)

Dự kiến mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm, khi xử phạt, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể để trừ điểm. Nếu trong một năm bị trừ hết điểm thì phải thi lại...

Hàng năm có khoảng 3 triệu trường hợp vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông và số lượng các vụ tai nạn giao thông vẫn đang ở mức cao mà nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe không chấp hành các quy định  của pháp luật giao thông đường bộ.

Bộ Công an đang đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông quy định về điểm, trừ điểm đối với giấy phép lái xe  nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Các chuyên gia, người tham gia giao thông nghĩ sao về đề xuất này. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chứng kiến nhiều trường hợp lái xe chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc, anh Nguyễn Hưng Thịnh, sinh viên một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội cho rằng, đề xuất của Bộ Công an sẽ hạn chế được các vi phạm về trật tự an toàn giao thông:

"Hình thức trừ điểm trên giấy phép lái xe khả thi, vì có thể sẽ hạn chế được tình trạng đi ngược chiều, vượt đèn đỏ gây nguy hiểm. Đối với việc quy định nếu GPLX bị trừ 12 điểm thì phải thi lại, để có bằng, ai cũng có kiến thức, bây giờ thi lại chỉ là làm lại thủ tục sẽ rất mất công, mất thời gian".

Theo đề xuất của Bộ Công an, dự kiến mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm, khi xử phạt, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể để trừ điểm. Nếu trong một năm bị trừ hết điểm thì phải thi lại giấy phép lái xe, trường hợp GPLX còn điểm, người lái xe tiếp tục được phép điều khiển phương tiện, sau một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất nếu GPLX còn điểm thì được phục hồi 12 điểm.

Một số lái xe cho biết, quy định này sẽ tác động không nhỏ đến việc mưu sinh của họ và gia đình:

"Luật đề rất tốt cho người dân nhưng để chấp hành thì quá khó, vì điều kiện kinh tế người ta bắt buộc phải lắm lúc phải vi phạm. Bởi vì chúng tôi là những người đi làm tự do, điều kiện kinh tế khó khăn không thể nào tránh khỏi vi phạm mà do luật đề ra. Thu giấy phép lái xe sẽ buộc người dân thi lại, người nào có kinh tế người ta thi lại, có người thì người ta không cần thiết những giấy tờ đó sẽ không thi".

"Chú làm xe ôm, hoàn cảnh rất khó khăn. Nếu bị thu hồi GPLX sẽ bị treo nồi cơm, đây cũng là cái khổ tâm. Nhưng nếu không làm thì tất cả xe ôm khác cũng vi phạm thì rất khó cho ngành công an. Trong trường hợp này, ta nên tiếp xúc, ta nên tìm hiểu và lúc đó cơ quan chứ năng định đoạt. Còn nói chung nên trừ điểm, tức là vẫn phải có sự nghiêm khắc".

Bộ Công an đang đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông quy định về điểm, trừ điểm đối với giấy phép lái xe nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Ảnh minh họa: Dân Trí

Bộ Công an đang đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông quy định về điểm, trừ điểm đối với giấy phép lái xe nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Ảnh minh họa: Dân Trí

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học GTVT đồng tình với đề xuất trừ điểm đối với các hành vi vi phạm pháp luật đường bộ, đặc biệt là những hành vi vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, đi vào làn đường ngược chiều. Bên cạnh các chế tài xử phạt, theo ông Tuấn cần phải đổi mới và đưa công nghệ vào trong quản lý phương tiện vi phạm và cân nhắc những tác động có thể xảy ra nếu thu hồi GPLX đối với phương tiện xe máy:

"Tôi tin rằng lỗi vi phạm của người đi xe máy sẽ bớt đi nhưng việc thu bằng lái xe của người vi phạm nếu như chúng ta không cân nhắc một cách kỹ càng có thể gây ra những áp lực xã hội, đặc biệt là với vấn đề mưu sinh của người tham gia giao thông. Vì xe máy không chỉ là phương tiện đi lại, mà còn là phương tiện mưu sinh hàng ngày", Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn nói.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội ủng hộ đề xuất mới của Bộ công an, việc trừ điểm trên giấy phép lái xe nên tập trung vào những hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, những hành vi bị cấm.

Tuy nhiên, ông Quỹ lưu ý: "Cần phải có sự phân biệt giữa những hành vi vi phạm mà lỗi cố ý của người điều khiển phương tiện, và với các hành vi mà lỗi do thiếu quan sát hoặc yếu tố khách quan, không nên đánh đồng vi phạm và trừ điểm, sẽ gây khó cho những người tham gia giao thông".

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng ủng hộ đề xuất này và cho rằng, đây là giải pháp giáo dục hữu hiệu đối với cánh tài xế, khắc phục được những nhược điểm của biện pháp xử phạt bấm lỗ, thu giữ bằng lái trước đây. Dẫn kinh nghiêm ở một số nước khi quy định mỗi giấy phép lái xe sẽ có số điểm cụ thể tương ứng, ví dụ 16 - 18 điểm, mỗi điểm bị trừ tương ứng với các lỗi được quy định như: vượt đèn đỏ, đi lấn làn, chạy quá tốc độ…

Tuy vậy, ông Khương Kim Tạo cho rằng, cần cân nhắc cách thức tính điểm, trừ điểm cho phù hợp với tình hình thực tế: "Cách tính điểm thế nào, cách trừ điểm thế nào thì phải cân nhắc, tức là hành vi nào thì bị tính điểm, cách trừ điểm thế nào, cách phục hồi điểm thế nào là phải cân nhắc. Ví dụ như trừ điểm sau bao lâu thì số điểm đó được phục hồi lại…"

Hiện nay, Mỹ, Anh, Singapore, Trung Quốc, Na Uy... đang áp dụng quy định trừ điểm Giấy phép lái xe đối với những hành vi vi phạm luật giao thông để kiểm soát tình trạng vi phạm giao thông. Trong đó, Na Uy  quy định trừ 3 điểm đối với lỗi đỗ xe sai vị trí hay vượt đèn đỏ, trừ 2 điểm đối với trường hợp vượt quá tốc độ cho phép 15-20 km/h (khi vận tốc tối đa là 70 km/h). Nếu bị trừ 8 điểm trong 3 năm, lái xe sẽ bị tước bằng 6 tháng.

Còn tại Anh,  tính điểm theo thang 12 điểm. Tài xế sẽ bị cấm lái xe nếu rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau: bị kết án vi phạm luật giao thông nghiêm trọng hoặc bị 12 điểm phạt trong vòng 3 năm.

 

Hải Hà - Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.