Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Nhiều vấn đề cần xem xét trong dự thảo Luật nhà ở (Phần 2)

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ sáu 27/10/2023, 19:18 (GMT+7)

Quy định Tổng liên đoàn lao động Việt Nam làm nhà ở xã hội, xây dựng nhà lưu trú công nhân trong hay ngoài khu công nghiệp là những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận về dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) .

 

Liên quan đến quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân (khoản 4, Điều 80, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội 2 phương án:

Phương án 1, quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê (giới hạn rõ hơn phạm vi đầu tư).

Phương án 2, chưa quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở sửa đổi, vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói đó?

"Vì công đoàn là đại diện tiếng nói cho người lao động. Bây giờ công đoàn lại trở thành chủ đầu tư thì nếu khi nhà ở có vấn đề thì ai sẽ là người lao động nói lên tiếng nói đó. Vì vậy tôi đề nghị đồng ý công đoàn là chủ đầu tư nhà ở cho người lao động, nhưng chỉ là những dự án mẫu để làm điển hình và để công đoàn làm cơ sở có tiếng nói với các lực lượng khác".

Ảnh: Tạp chí Tòa Án Nhân Dân

Ảnh: Tạp chí Tòa Án Nhân Dân

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng đây là vấn đề mới, trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề cần làm rõ, Chính phủ chưa đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các quy định sẵn có, do vậy, cần có đánh giá tổng thể kỹ lưỡng để xem vấn đề này đã “chín”, đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm chưa, qua đó đưa vào quy định một cách hợp lý:

"Việc giao cơ quan nhà nước, hay một tổ chức chính trị, xã hội làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua chưa phù hợp với yêu cầu tách biệt giữa chức năng của cơ quan nhà nước, chức năng của tổ chức chính trị xã hội và chức năng sản xuất, kinh doanh. Cần cân nhắc kỹ, chưa đưa nội dung này vào trong luật, mà cần thực hiện theo các quyết định hiện hành, tổng hợp thực tiễn để luật hóa những nội dung đã chín, đã rõ".

Trước nhiều ý kiến khác nhau, đại biểu Phạm Văn Hoà (tỉnh Đồng Tháp) cho rằng hai phương án đưa đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, đại biểu đề nghị lấy phiếu xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội về 2 phương án này:

"Theo tôi thì thường vụ chỉ đạo lấy phiếu. Đại biểu nào thống nhất phương án nào nhiều hơn thì chúng ta sẽ lấy phương án đó".

Về việc xây dựng nhà lưu trú cho công nhân cũng là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu quốc hội. Hai phương án được UBTVQH đưa ra là xây dựng trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp. Đa số ý kiến bày tỏ đồng tình với phương án xây dựng trong khu công nghiệp.

Còn nếu xây ngoài khu công nghiệp cần quan tâm đến chất lượng của nhà lưu trú như kiến nghị của đại biểu Khương Thị Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định:

"Tôi tán thành việc xây xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp nhưng phải quy định rõ Doanh nghiệp hợp tác xã ngoài khu công nghiệp đầu tư xây dựng để bố trí cho công nhân, phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh quản lý kiểm soát về chất lượng tiêu chuẩn diện tích nhà ở công nhân".

Đồng tình với phương án xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị cần quản lý chặt chẽ:

"Tôi cũng đề nghị phải quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp phải làm rõ các DN chỉ làm nhà lưu trú sau khi có quyền sử dụng đất hợp pháp, đồng thời rà soát chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án để đảm bảo phù hợp".

Ảnh: Kinh tế Môi trường

Ảnh: Kinh tế Môi trường

Còn đại biểu Nguyễn Lâm Thành (tỉnh Lạng Sơn) cho rằng nên kết hợp hai phương án để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ công nhân với thu nhập thấp có nhà ở để yên tâm sinh sống, làm việc tại các khu công nghiệp:

"Theo tôi thì nên kết hợp cả hai cả trong và ngoài tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương và từng dự án, nên giao cho địa phương quyết định cái đó".

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp Luật Hoàng Văn Tùng biết sẽ tiếp thu các ý kiến và sẽ có báo cáo lại các đại biểu về quy định giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân, còn xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp là nội dung mới vừa được Chính phủ trình vào ngày 10/10/2023 chưa có đánh giá tác động, do đó cần xem xét kỹ tránh trục lợi chính sách:

"Trong trường hợp có quy định vấn đề này trong luật nhà ở phải có sự sửa đổi đồng bộ trong Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản có những quy định chặt chẽ để Tổng liên đoàn quản lý chặt chẽ dự án với mục đích cho công nhân thuê. Về nhà lưu trú cho công nhân ngoài khu công nghiệp, đây là nội dung mới cần xem xét kỹ tránh sơ hở. Hiện nay ngoài khu công nghiệp thì đã có nhà ở xã hội".

Được biết, trong kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật. Trong đó có luật nhà ở (sửa đổi). Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để hoàn thiện báo cáo cũng như dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua./.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.

Đề xuất số lượng sân tập theo đơn vị định lượng đào tạo lái xe

Đề xuất số lượng sân tập theo đơn vị định lượng đào tạo lái xe

Bộ GTVT đang dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, và đề xuất sẽ sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.