Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu cá tra

Nhật Minh: Thứ sáu 29/11/2024, 08:59 (GMT+7)

Năm 2024, diện tích nuôi cá tra của khu vực ĐBSCL hơn 5.300ha, sản lượng 1,67 triệu tấn, ước cuối năm cán mốc 2 tỉ USD. Năm 2025, cần mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn để tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu và yêu cầu thị trường tiêu thụ.

Diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL hiện dao động từ 5.700-6.000 ha, tập trung chủ yếu ở các địa phương An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre. Trong đó, Đồng Tháp là một trong những tỉnh trọng điểm trong ngành nuôi trồng và chế biến cá tra của nước ta. Địa phương cũng xác định ngành hàng cá tra là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - thủy sản của tỉnh.

Năm 2024, giá trị sản xuất ngành hàng cá tra của Đồng Tháp ước đạt hơn 8.800 tỷ đồng, tăng 2,86% so với năm 2023. Diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm đạt 2.630ha, với sản lượng ước đạt 540.000 tấn. Tình hình tiêu thụ cá tra tương đối ổn định, giá bán cá tra thương phẩm dao động từ 26.400 - 27.600 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất giảm nên người nuôi có lợi nhuận.

Đồng Tháp hiện có khoảng 27 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đông lạnh với tổng công suất khoảng 700.000 tấn/năm. Sản lượng chế biến cá tra ước đạt 465.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 650 triệu USD. Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra cũng được cải thiện đáng kể, với trên 83% các hộ nuôi cá tra đã liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn và chế biến.

Ông Nguyễn Văn Luận, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm: Đồng Tháp có thế mạnh về thuỷ sản là con cá tra cũng đã được xuất khẩu qua nhiều thị trường thế giới. Nói về con cá thì Đồng Tháp có những thương hiệu lớn như Vĩnh Hoàn, Hùng Cá,… Thuỷ sản quốc tế v.v…là những doanh nghiệp lớn, họ đã xây dựng được thương hiệu, có chuỗi phân phối nguyên hệ thống, nhà máy, vùng nuôi, nguyên liệu, họ làm theo các chuẩn.   

Theo Cục Thuỷ sản – Bộ NN&PTNT, năm 2025 sản lượng cá tra nuôi của Việt Nam đạt khoảng 1,65 triệu tấn, ước giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu này, các địa phương cần đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định; mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn để tạo sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu thị trường tiêu thụ.

Sản lượng cá tra năm 2024 ước đạt 1,67 triệu tấn - Nguồn Báo Lao động

Sản lượng cá tra năm 2024 ước đạt 1,67 triệu tấn - Nguồn Báo Lao động

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng: Chúng tôi cũng có cùng cái nhận định và một cái dự báo là kim ngạch xuất khẩu của năm tới nó sẽ nằm ở trong cái mức khoảng độ 2 tỷ USD. Tuy nhiên, cái giá trị này không nói hết được thực chất của cái ngành vì 2 tỷ đô này cái mức lợi nhuận của chúng ta nó sẽ là bao nhiêu và cơ cấu mặt hàng nó như thế nào. Giá trị của hàng phile đông lạnh chúng ta vẫn chiếm là 98 %. Tuy nhiên, một cái điểm đặc biệt của năm nay đó là hàng giá trị gia tăng đã tăng lên 55 %. Đây là một cái dấu hiệu rất là tốt để cho các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển những cái mặt hàng giá trị gia tăng.

Cũng theo bà Tô Thị Tường Lan, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và doanh nghiệp để quản lý nguồn cung, tránh tình trạng dư thừa. Các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội, đồng thời liên kết chặt chẽ với người nuôi để quản lý nguồn cung và cải thiện giá trị gia tăng sản phẩm.

Còn theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Công ty Cổ phần thủy sản Vĩnh Hoàn, để nắm bắt cơ hội và đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm tời thì cần phải quan tâm đến chất lượng con giống, thức ăn và quy hoạch vùng nuôi. Cùng với đó là tìm kiếm cơ hội ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường như Ả Rập Xê Út, Panama, Brazil và Châu Âu: Về thị trường Ả rập Xê út sản phẩm cá tra của chúng ta vẫn nằm ở trên kệ siêu thị nhưng mà chúng tôi vẫn nghĩ rằng là đi một con đường xuất khẩu chính thống vào thị trường này. Thứ hai nữa là mình giải được cái lệnh cấm nhiều năm ở thị trường này cũng là một cái tăng uy tín cho cá tra. Ngoài ra những thị trường Nam Mỹ như Panama, Guatemala thì cách đây 4-5 năm chúng ta cũng bị một số cảnh báo. Mặc dù thị trường này không lớn nhưng mà đây cũng là cơ hội ngách để vừa tăng uy tín cho cá tra vừa tăng cơ hội bán hàng.

Theo Bộ Công Thương, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới còn nhiều dư địa như thị trường Halal được coi là “chìa khóa” mở thêm “cánh cửa” cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam. Với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông, thủy sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng, đây sẽ là cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường Halal.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Đồng Tháp - Báo Nông nghiệp Việt Nam

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Đồng Tháp - Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là chứng nhận Halal không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận lẫn nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng.

Bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương cho rằng, việc hiểu và tuân thủ các tiêu chuẩn Halal vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình: Doanh nghiệp thủy sản khi mà tiếp cận những thị trường Halal thì chúng ta nâng cao thêm uy tín để mà sản xuất ra các sản phẩm không chỉ là tham các thị trường thông thường, những thị trường truyền thống mà chúng ta còn sang được các thị trường khu vực Trung Đông. Cái tiêu chuẩn Halal này rất là cao, khi mà những sản phẩm tạo được thị trường của các nước đạo Hồi thì lòng tin của người tiêu dùng đối với cả các sản phẩm nó sẽ cao hơn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, các nước nhập khẩu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Vì vậy ngay từ đầu vào phải chọn lựa cá giống tốt, sạch bệnh để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cá tra. Bên cạnh đó, quy trình nuôi, chế biến, xuất khẩu phải hướng đến sản xuất xanh, giảm phát thải.

Cùng với đó là hình quy trình khép kín trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng các phụ phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và tìm kiếm, phát triển các thị trường tiềm năng: Duy trì được cái hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu như hiện nay và có cái hướng đi về nhẹ nhàng để đạt các mục tiêu chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng nông sản là 1,65 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD. Trong xu thế chung kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là tăng trưởng xanh không thể nào khác được, ai đi trước, bắt nhịp với thế giới dễ thắng, ta hội nhập sâu rộng nông sản và hơn 200 quốc gia, vùng thổ, chúng ta phải bắt kịp cái này.

Hiện nay quy trình nuôi cá tra tại nước ta được kiểm soát chặt chẽ theo các quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu VietGAP, Global GAP. Những triển vọng và cơ hội cho ngành hàng chủ lực này được dự báo còn nhiều và sẽ bứt phá trong năm tới nếu các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đặc biệt khi các thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa các khu vực này và Việt Nam.

Bên cạnh sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thì rất cần sự chung tay của nông dân để con cá tra Việt Nam có thể đi xa hơn, phát triển xứng tầm với tiềm năng.

 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Công chức, viên chức dôi dư có thể làm gì?

Công chức, viên chức dôi dư có thể làm gì?

Sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tinh giản, bộ máy sẽ dôi dư nhiều công chức, viên chức và sẽ có một số lượng lớn người lao động dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư. Vậy, cần làm gì để những người lao động này tìm kiếm được các vị trí việc làm mới, phù hợp trong nền kinh tế? 

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Đẩy nhanh tiến độ thi công sau khi có mặt bằng

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Đẩy nhanh tiến độ thi công sau khi có mặt bằng

Mặc dù khởi công chậm so với kế hoạch và vướng khá nhiều điểm nghẽn, nhưng đến nay mặt bằng dự án này đã được giải quyết, một số khó khăn trước đây bước đầu được khơi thông.

Biến xe cứu thương thành xe cổ vũ bóng đá, tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Biến xe cứu thương thành xe cổ vũ bóng đá, tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Sử dụng xe dán biểu tượng xe cứu thương, gắn, phát thiết bị ưu tiên nhưng lại chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá, người điều khiển xe đã bị CSGT xử lý. Đáng chú ý, tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.

Đội tuyển Việt Nam mang Cup vô địch ASEAN Cup 2024 về tới Hà Nội

Đội tuyển Việt Nam mang Cup vô địch ASEAN Cup 2024 về tới Hà Nội

Ngay sau khi xuống máy bay, Ban huấn luyện và các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã lên xe bus, di chuyển về trung tâm thành phố Hà Nội. Đoàn không đi xe mui trần như dự kiến ban đầu.

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt (ĐS) bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng.

Liệu có tháo được “nút thắt” liên thông giáo dục nghề nghiệp?

Liệu có tháo được “nút thắt” liên thông giáo dục nghề nghiệp?

Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vấn đề được quan tâm là việc liên thông từ trung cấp lên đại học, liệu “nút thắt” trong liên thông giáo dục nghề nghiệp có được tháo gỡ?

Đường của riêng hay của chung?

Đường của riêng hay của chung?

Một chủ đề rất nóng ở các khu đô thị mới, song dù vậy, không ít người còn mơ hồ về bản chất của nó. Đó là chuyện về những con đường trong khu đô thị.