Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Nhiều băn khoăn quanh đề xuất lộ trình “xanh hóa” xe buýt Hà Nội

Quách Đồng: Thứ tư 03/07/2024, 06:15 (GMT+7)

Một nghiên cứu của Sở Kiểm soát tài nguyên không khí California cho biết, CNG giảm phát thải thấp hơn diesel chỉ 12-17%. Một số nước trên thế giới từng sử dụng xe buýt chạy CNG nhưng đã chuyển đổi sang xe buýt điện và phương tiện xanh khác.

Theo Đề án phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh, UBND TP. Hà Nội đưa ra 3 kịch bản, trong đó lựa chọn trình UBND TP. kịch bản đến năm 2035 chuyển đổi 50% xe buýt mở mới và các tuyến thay thế sử dụng xe buýt điện và 50% xe buýt CNG, với tổng kinh phí hơn 51.000 tỷ đồng.

Tuy vậy, nhiều ý kiến băn khoăn, cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả giảm phát thải của phương án này.

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh giai đoạn 2024-2035, Hà Nội đưa ra 3 kịch bản, đó là 100% xe buýt điện; 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG; 50% xe buýt điện, 50% xe buýt LNG/CNG.

Tương ứng với các kịch bản trên, số phương tiện dự kiến chuyển đổi lần lượt là 2.433 xe; 2.212 xe và 2.076 xe. Tổng chi phí cho 3 phương án lần lượt là hưn 60 nghìn tỷ, gần 55 nghìn tỷ và hơn 51 nghìn tỷ đồng.

Trong đó Sở GTVT Hà Nội đề xuất kịch bản số 3, từ nay đến năm 2035, Hà Nội sẽ chuyển đổi 2.076 xe buýt sang sử dụng nhiên liệu xanh với tổng chi phí hơn 51 nghìn tỷ đồng, với mục tiêu từ năm 2024, thay thế, đầu tư mới 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh tại thủ đô Hà Nội; đồng thời cũng góp phần thực hiện cam kết quốc tế của Chính phủ là đưa phát ròng về 0 vào năm 2050.

Empty

 

Tuy vậy, dẫn báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, xe chạy CNG vẫn phát thải ra môi trường và tạo ra ít hơn chỉ khoảng 20% lượng khí thải so với xe xăng.

Thậm chí, một nghiên cứu của Sở Kiểm soát tài nguyên không khí California cho biết, CNG giảm phát thải thấp hơn diesel chỉ 12-17%. Một số nước trên thế giới từng sử dụng xe buýt chạy CNG nhưng đã chuyển đổi sang xe buýt điện và phương tiện xanh khác.

Bởi vậy, PGS Đàm Hoàng Phúc cho rằng, Hà Nội cần đánh giá kỹ tác động của các phương án đưa ra, đặc biệt là về chi phí đầu tư và khả năng tiết kiệm phát thải:

"Thứ nhất, khí CNG thì khả năng giảm phát thải không cao, chi phí xe cho nó thì rẻ, nhưng nó vẫn phải đầu tư thêm một cái nữa là trạm sạc CNG. Thứ 2 nữa là để các hệ thống này được triển khai, chúng ta phải đánh giá nữa, đó là tính khả thi của nguồn năng lượng đó, có ổn không. Kể cả chuyển sang điện hay CNG , kể cả chuyển sang phương tiện điện hay CNG thì chúng ta đều phải đánh giá về tính khả thi và tổng mức đầu tư của nguồn năng lượng đó".

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới Không khí sạch VN cũng cho rằng, TP. Hà Nội đang rất quyết tâm thực hiện mục tiêu giao thông xanh, bằng việc dự kiến chi hơn 51 nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2035 để đầu tư xe buýt xanh.

Trong số các kịch bản mà Thành phố dự kiến, ông Tùng cho rằng, kịch bản sử dụng 100% xe buýt điện là thể hiện sự quyết tâm tốt nhất cho môi trường. Bởi việc chuyển đổi phương tiện xăng sang dùng khí tự nhiên, tuy sạch hơn, nhưng thực chất vẫn là nhiên liệu hóa thạch:

"Cái đấy cũng nằm trên con đường chúng ta tiến tới sạch hơn, nhưng tôi nghĩ rằng hiện nay trong các năng lượng sạch đấy thì người ta sử dụng nhiều năng lượng sạch khác, sạch hơn. Ví dụ như điện thì rất đảm bảo và đấy là xu thế của tất cả các nước trên thế giới".

Ở góc độ kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, với số tiền hơn 51 nghìn tỷ đồng cho hơn 2 nghìn phương tiện chuyển đổi từ nay đến năm 2035, bình quân gần 25,5 tỷ cho một phương tiện, nhưng chỉ sử dụng trong 10 năm là khá lãng phí.

Đó là chưa kể việc đầu tư mới hệ thống trạm nạp khí, hệ thống vận tải bằng khí CNG sau năm 2035, khi toàn bộ phương tiện xe buýt chuyển sang chạy điện:

"Tự nhiên anh bỏ đi một khoản đầu tư rất lớn, cả ô tô, bởi ô tô thường phải khấu hao từ 15-20 năm, nhưng bây giờ 10 năm anh bỏ, chưa nói đến hệ thống trạm sạc LNG/CNG, tự nhiên 10 năm nữa anh cũng bỏ, anh xây lên rồi lại bỏ, mỗi trạm đó bao nhiêu, mấy tỉ?

Đâu có đơn giản thế. Cho nên đấy là bài toán không đơn giản. Cho nên tính toán thì phải tính hiệu quả đầu tư, con nhà nghèo mà cứ tính làm có mấy năm rồi bỏ thì rõ ràng lãng phí là cái chắc".

Empty

 

TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN cũng cho rằng, Việt Nam đã có những cam kết chuyển đổi xanh mạnh mẽ với cả thế giới. Mục tiêu “zero carbon 2050” là một trong số đó. Nghĩa là tuy đi sau, song Việt Nam dám chấp nhận thách thức và coi thách thức đó chính là một cơ hội, là động lực mạnh để tiến vượt và tiến kịp thế giới.

Bởi vậy việc lựa chọn loại hình phương tiện để chuyển đổi xanh của Hà Nội cũng phải mạnh dạn hướng đến phương tiện sạch, tốt cho môi trường:

"Không chỉ là thách thức, mà chúng ta phải coi đây là cơ hội, phải biến thách thức thành cơ hội, nếu không chúng ta khó lòng vượt qua được các thách thức đó. Cam kết đó hàm nghĩa đây là thời điểm Việt Nam cần và phải tăng tốc chuyển đổi xanh để đạt mục tiêu. Sự chuyển mình, nếu không đủ mạnh mẽ thì Việt Nam khó hoàn thành cam kết, sẽ rơi vào thế “tụt hậu” và đứng bên lề cuộc đua tranh phát triển".

Một số ý kiến cũng phân tích, khi xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chuyển đổi sang dùng năng lượng xanh, sạch thì tốt nhất nên chuyển sang xe điện để thống nhất chủng loại xe, công tác đầu tư bảo dưỡng sửa chữa thuận lợi hơn, giảm phát thải hoàn toàn.

Bởi vậy, nếu Hà Nội đầu tư xây dựng hệ thống trạm sạc và xe chạy CNG, nhưng sau năm 2035, Hà Nội sẽ vẫn phải thay thế 100% xe buýt điện thì chẳng khác gì “ném tiền qua cửa sổ”.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Ngốn” hơn 160 tỷ đồng, đường Nguyễn Văn Quá vẫn… thành sông

“Ngốn” hơn 160 tỷ đồng, đường Nguyễn Văn Quá vẫn… thành sông

Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cao độ mặt đường, thay cống hộp mới nhưng nhiều năm nay, tuyến đường Nguyễn Văn Quá (thuộc quận 12, TP.HCM) vẫn ngập nặng mỗi khi trời mưa, khiến người dân hết sức khổ sở, sinh hoạt bị đảo lộn...

Báo động tình trạng nạo phá thai và nguy cơ đe dọa chất lượng dân số

Báo động tình trạng nạo phá thai và nguy cơ đe dọa chất lượng dân số

Với khoảng 300.000 ca phá thai mỗi năm, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới, theo thống kê của Quỹ Dân số liên hợp quốc cách đây chưa lâu. 30% số này là phụ nữ từ 15 - 19 tuổi, với 70% là học sinh, sinh viên.

Sáp nhập 2 Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Sáp nhập 2 Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 01/11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Hội đồng quản trị có 5 thành viên do ông Đỗ Văn Hoan làm Chủ tịch HĐQT; Ban điều hành có 5 thành viên do ông Đào Anh Tuấn làm Tổng Giám đốc.

TP Thủ Đức khẩn trương giải ngân bồi thường tái định cư Dự án Vành đai 2

TP Thủ Đức khẩn trương giải ngân bồi thường tái định cư Dự án Vành đai 2

Ngay sau khi Luật Đất Đai có hiệu lực, chính quyền TP.HCM nói chung, TP.Thủ Đức nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm sớm khởi công trở lại dự án đường Vành Đai 2.

Nhà xã hội cho thuê

Nhà xã hội cho thuê

Sự đột ngột tăng giá nhà chung cư tại Hà Nội và TP.HCM trong thời gian qua khiến không ít người bày tỏ sự lo lắng về tương lai của những thế hệ không thể mua được nhà ở.

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

Một trong những lợi ích lớn nhất của đường sắt cao tốc, đó là đem đến cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho các khu vực dọc tuyến. Vậy các khu vực này được lợi gì từ đường sắt cao tốc, theo kinh nghiệm và góc nhìn từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc?

Kho phế liệu xen cài trong khu dân cư và nguy cơ cháy nổ

Kho phế liệu xen cài trong khu dân cư và nguy cơ cháy nổ

Đa số các khu nhà xưởng, bãi tập kết, thu mua phế liệu đều chứa nhiều vật liệu dễ gây cháy nổ, khi xảy ra hỏa hoạn, nguy cơ cháy lan rất cao. Trong khi nguy cơ mất an toàn luôn hiện hữu, thì nhiều hộ buôn bán phế liệu lại khá chủ quan với công tác phòng cháy chữa cháy.