Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Nhà máy đường Hậu Giang có nguy cơ thiếu nguyên liệu

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ hai 28/11/2022, 21:15 (GMT+7)

Mặc dù đặt nhà máy tại Hậu Giang, vùng mía nguyên liệu lớn nhất khu vực ĐBSCL thế nhưng Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) lại đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.

Nếu như mọi năm, thời điểm này, nông dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đang rộn ràng thu hoạch và chuyên chở đến nhà máy đường để tiêu thụ thì năm nay bà con không còn mặn mà với hình thức truyền thống này mà chuyển sang bán mía chục.

Thiếu nguyên liệu, nhà máy không thể vận hành, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất mà bà con nông dân cũng đứng trước nguy cơ khó tiêu thụ mía với nhà máy những mùa vụ tiếp theo. 

Không thể “chạy lũ” nên thời gian qua, nhiều nông dân ở Hậu Giang tranh thủ đốn bán mía chục để ép nước mía, với giá khoảng 2.200-2.500 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên khoảng 2.700-3.000 đồng/kg trở lên.

Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua, khiến nông dân phấn khởi, bởi thu lời từ 15-20 triệu đồng/công trở lên. 

Nếu so sánh với việc bán mía cho nhà máy, thì giá bán mía chục cao gấp đôi nên vì lợi nhuận, phần lớn nông dân quay lưng với nhà máy đường. Chính điều này, tạo nên sự khó khăn rất lớn cho nhà máy đường.

Theo lịch thông báo ban đầu của CASUCO, đơn vị sẽ chính thức tiếp nhận mía nguyên liệu của người dân và thời gian nhà máy ép mía là ngày 14/11. Tuy nhiên, hơn 1 tuần sau nhà máy vẫn chưa thể chạy do thiếu nguồn mía nguyên liệu. Vì vậy, để Nhà máy có đủ sản lượng mía đi vào vụ ép, Công ty đã công bố điều chỉnh tăng giá thu mua mía.

Theo đó, tăng giá thu mua mía lên từ 50-80 đồng/kg, tùy theo hình thức thu mua. Tuy nhiên, nông dân vẫn chọn hình thức bán mía chục cho thương lái.

Theo ngành chức năng, năm 2022 toàn huyện Phụng Hiệp có hơn 3.500ha mía thì đến nay bà con bán mía chục khoảng 2.000-2.500ha; diện tích mía dành cho các nhà máy đường không còn nhiều…Mặt khác, việc chuyển đổi sang các cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích mía càng bị thu hẹp.

Empty

Lúc cao điểm những năm 2005-2007 Phụng Hiệp có khoảng 7.000-8.000ha mía; nhiều nhà máy đường các nơi về đây tranh giành thu mua mía chín sớm để hoạt động, tạo nên không khí mùa vụ rất sôi động. Tuy nhiên, dần về sau này do giá mía lên xuống thất thường không ổn định, nhân công lao động ngành mía khan hiếm, sản xuất kém hiệu quả… nên bà con bỏ mía.

Ông Nguyễn Văn Bền ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Người dân mấy năm nay thua lỗ, người trẻ đi Bình Dương, nhân công thu hoạch không có. Nhà máy đường mua thì người dân tốn 300 ngàn/tấn đốn, vận chuyển. Mía nước mía 2.000/ký, tự đốn…

Mục tiêu của huyện Phụng Hiệp là đến năm 2025 và 2030 cố gắng giữ khoảng 2.500ha mía. Ðồng thời, khuyến khích bà con canh tác theo mô hình bán mía chục sẽ đảm bảo lợi nhuận, bởi các chi phí thu hoạch, vận chuyển… do thương lái tự lo; ngoài ra giá bán mía chục cũng cao hơn rất nhiều so với bán cho nhà máy đường…

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cho biết: Nói chung từ đầu vụ tới giờ người dân bán mía chục là nhiều, hiện nay vẫn còn đang bán. Thương lái bên ngoài vẫn còn mua giá cao nên người dân vẫn cứ bán mía chục.

Theo số liệu mới nhất từ Cục thống kê tỉnh Hậu Giang, mía niên vụ 2021-2022 toàn tỉnh xuống giống được hơn 3.842 ha, giảm 1.197 ha so với cùng kỳ, diện tích mía toàn tỉnh tập trung ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Đến nay, đã thu hoạch được 3.113 ha, giá bán 1.800-2.500 đồng/kg (bán mía nước), giảm 500-700 đồng/kg so với tháng trước, năng suất bình quân đạt 100 tấn/ha.

Ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Bến Tre… nông dân cũng bỏ mía. Các tỉnh ÐBSCL từng là vùng mía trọng điểm của cả nước với khoảng 100.000ha, nhưng mấy năm nay diện tích giảm mạnh xuống còn khoảng 20.000ha và nguy cơ tiếp tục giảm. Do đồng mía mất quá nhiều nên từ chỗ có tới 10 nhà máy đường thì nay chỉ còn khoảng 3 nhà máy hoạt động. Nhiều nông dân ở ÐBSCL cho biết, nếu như tới đây giá mía nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy không cải thiện thì họ tiếp tục bỏ mía, hoặc tiếp tục sản xuất theo dạng bán mía chục do dễ tiêu thụ hơn…

Tuy nhiên, đây là cái lợi trước mắt, nếu nhìn tổng thể và sâu xa hơn thì quan trọng phải có sự liên kết chặt chẽ và có sự ràng buộc hẳn hoi. Điều quan trọng, nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất, hình thành những người nông dân chuyên nghiệp để kéo giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và cũng rất cần giải pháp đồng bộ từ Trung ương tới địa phương để gỡ khó cho ngành mía đường.

GS.TS Võ Tòng Xuân, nêu quan điểm: Sản xuất manh mún không bao giờ giàu được, mà sản xuất phải sản xuất lớn, bằng cách mình cùng hợp tác với nhau trong HTX và HTX phải liên kết với đầu ra tức là các doanh nghiệp thì có như vậy chúng ta mới thực hiện được nghị quyết 120 của Chính phủ và đồng thời chúng ta mới thực hiện được ước mơ của tất cả người Việt Nam mình là thành phần nông dân phải là thành phần giàu, thì tôi nghĩ vấn đề mía đường của Việt Nam chúng ta giải quyết thì giải quyết tận cái gốc nó như thế, chứ không thể nào chúng ta giải quyết bằng cái ngọn là cứ bảo hộ, cứ bảo hộ mà dưới này tiếp tục lè ra, không cạnh tranh được.

Có thể thấy, vì thu nhập nên bà con phần lớn bán mía chục thay vì bán cho nhà máy sau nhiều năm lỗ lã là điều dễ hiểu. Nhưng hướng đi này lại vô tình đã phá vỡ mối liên kết hàng chục năm nay giữa nông dân và doanh nghiệp.

Empty

Để có góc nhìn tổng quát hơn về những khó khăn của nhà máy đường, trong bối cảnh nông dân phần lớn chọn bán mía chục cho thương lái bên ngoài. Phóng viên có cuộc phỏng vấn ông Trần Vĩnh Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco):

PV: Thời gian qua, nhà máy đường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nguyên liệu để vào vụ sản xuất, cụ thể như thế nào thưa ông?

Ông Trần Vĩnh Chung: Khó khăn là hiện tại dân chưa chịu đốn nhanh lượng mía ở trong ruộng, mặc dù nước trong ruộng bị ngập, ngập đỉnh triều cường, nó không rút được, cây mía đang trong quá trình chuẩn bị chết nhưng người dân chưa chịu đốn, lý do người dân còn đắn đo là một số nhà máy khác ở vùng Đông Nam Bộ chưa chạy xuống đây lại bỏ cái tin là họ mua với giá cao hơn tại đây, cái thứ nhất.

Thứ 2 là những hợp đồng đầu tư tại đây mình đã ký hợp đồng nhưng người dân lại bẻ kèo, bán mía nước làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của Công ty.

PV: Nếu tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng ra sao đối với nhà máy?

Ông Trần Vĩnh Chung: Công ty đã gửi văn bản cho UBND huyện Phụng Hiệp, Sở  nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh và các địa phương có vùng nguyên liệu yêu cầu hỗ trợ phía Công ty, tuyên truyền, vận động cho người dân sớm thu hoạch mía.

Nếu trường hợp người dân không thu hoạch mía này, mà mai mốt cây mía chết thì không thể nói do nhà máy không thu mua.

Nhà máy đã ký hợp đồng đầu tư với các hộ dân này là tháng 11 và 12 phải thu hoạch, nhưng hiện đã đến thời điểm thu hoạch người dân không chịu thu hoạch đối với hợp đồng đầu tư này, nên chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu mía bị chết.

PV: Thời điểm ký hợp đồng, cụ thể giá ra sao thưa ông?

Ông Trần Vĩnh Chung: Hiện ký hợp đồng đầu tư bảo hiểm là 1.000 đồng/ký, thời điểm hiện tại chúng tôi thông báo là 1.300 đồng/ký tại cầu cảng đối với mía 10 chữ đường và tạp chất đánh theo theo tiêu chuẩn, gần đây chúng tôi thấy lượng mía ít nên chúng tôi có hỗ trợ thêm 30 đồng/ký mía cho 6.000 tấn mía đầu, nhưng dân chưa chịu đốn.

Công suất nhà máy hiện 3.000 tấn mía mỗi ngày, nhưng hiện tại các ghe tập kết mía về cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp rất ít, lượng mía 4.000-5.000 tấn mía chúng tôi mới mở máy chạy.

PV: Ông đánh giá như thế nào về tình hình mía còn lại trong dân hiện nay và ông có chia sẻ gì đối với những hộ phá vỡ hợp đồng?

Ông Trần Vĩnh Chung: Theo đánh giá của nhà máy, mía hiện còn trong dân khoảng 80 ngàn tấn, tương đương diện tích mía còn 700-800 ha. Với diện tích này, đủ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy khoảng 1 tháng. Hợp đồng đầu tư của chúng tôi vậy mà nhà máy khác không đầu tư nhảy xuống đây mua phá vỡ chuỗi liên kết của người dân và doanh nghiệp.

Đầu tư chúng tôi vẫn khuyến khích đầu tư, đầu tư để có mía mang về nhà máy chạy, nhưng người dân bội tính phá vỡ hợp đồng thì điều này xem xét lại, những hộ nào phá vỡ hợp đồng thì năm tới chúng tôi xem xét không ký hợp đồng, còn những người nào làm tốt thì chúng tôi vẫn ký chứ không có vấn đề gì.

PV: Cám ơn ông với những thông tin chia sẻ vừa rồi.

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.