Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Video

Nhà giáo Minh Ngọc: Ai gặp Bác Hồ một lần cũng tu dưỡng, phấn đấu suốt đời

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn: Thứ sáu 19/05/2023, 14:53 (GMT+7)

Năm 1954, sau Hiệp định Geneva, nhiều thế hệ học sinh miền Nam được chọn gửi ra miền Bắc học tập phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đó là tầm nhìn xa của Bác Hồ, là minh chứng cho một miền Nam luôn trong trái tim Bác.

Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 133 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, PV VOV Giao thông tìm gặp lại nhà giáo Lê Minh Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - một trong hơn 32.000 học sinh tập kết ra Bắc ngày ấy có một vinh dự lớn lao - được gặp Bác Hồ!

NHÀ GIÁO MINH NGỌC - 36  NĂM CỐNG HIẾN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

80 năm cuộc đời, lời căn dặn của Bác vẫn khắc sâu trong tim

Nhớ về khoảnh khắc năm 1959, cô bé Minh Ngọc là một thiếu niên đang tập múa, hát ở trường thì được thông báo từ Hải Phòng về Hà Nội trong dịp đón ngài Sukarno - Tổng thống Indonesia sang thăm chính thức Việt Nam.

Được lựa chọn về Thủ đô gặp Bác là một vinh dự. Cô thiếu niên năm đó nhớ mãi niềm hạnh phúc rưng rưng khi được Bác Hồ sắp xếp ngồi giữa Người và tổng thống Sukarno.

Trải qua 80 năm cuộc đời, nhà giáo Minh Ngọc giờ đã là bà ngoại nhưng lời căn dặn của Bác năm nào vẫn khắc sâu trong trái tim: “Lúc đó Bác hỏi: “Cháu ở miền Nam nhớ nhà lắm phải không? Nhớ mẹ lắm phải không? Nhớ bao nhiêu thì cố gắng mà học, tu dưỡng cho tốt bấy nhiêu. Lúc bấy giờ Bác dùng từ “tu dưỡng” cho tốt chứ không có nói rèn luyện, phấn đấu. Tu dưỡng để mai này về miền Nam phục vụ. Điều đó đã in đậm trong trái tim tôi và tôi nghĩ rằng nếu ai đó một lần vinh dự được gặp Bác thì cuộc đời không thể không cố gắng phấn đấu thành người tốt”.

Nhà giáo Minh Ngọc lúc 12 tuổi (trái) và 18 tuổi (phải)

Nhà giáo Minh Ngọc lúc 12 tuổi (trái) và 18 tuổi (phải)

36 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, chưa một lần cô giáo Minh Ngọc quên lời dạy đó.

Những năm tháng đất nước còn chia cắt, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cô giáo Ngọc trở thành cô giáo ngữ văn, dạy học ở khắp nơi từ Hà Bắc rồi về dạy ở trường Bưởi - Chu Văn An. Những thế hệ học trò vàng giai đoạn 1965-1975 được cô giáo Ngọc đưa đò đến nay đã trưởng thành, có chỗ đứng trong xã hội.

Đất nước thống nhất, cô giáo Minh Ngọc được điều động về Sài Gòn - Gia Định tăng cường cho ngành giáo dục thành phố.

Trở về quê hương sau 20 năm, là công dân Thành phố mang tên Bác, bà toàn tâm toàn ý đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ:

“Làm thế nào để con cháu mình tiếp nối sự nghiệp bảo vệ và giữ gìn đất nước này và làm cho đất nước này tươi đẹp hơn. Chúng ta có còn nhớ một câu nói của Bác rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm chăm được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lớp già rồi ra đi và thế hệ trẻ sẽ nối tiếp dựng xây đất nước giàu-mạnh”.

Học sinh trường Chu Văn An-Hà Nội khoá 1972-1975 gặp mặt cô giáo tại Huế

Học sinh trường Chu Văn An-Hà Nội khoá 1972-1975 gặp mặt cô giáo tại Huế

Năm 2000, sau khi nghỉ hưu, cô Minh Ngọc nhận nhiệm vụ là Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TP.HCM kiêm Giám đốc Quỹ Khuyến học.

Thời điểm nhiều con em hiếu học nhưng vì nghèo khó mà không thể chạm đến giấc mơ giảng đường, nhà giáo Minh Ngọc bằng sự năng động sáng tạo đã cho ra đời Học bổng 1 và 1. Nhà giáo Minh Ngọc chia sẻ:

"Niềm vinh dự rất lớn đó là lúc đó bác Mai Chí Thọ đã nhận là Chủ tịch Hội Khuyến học TP.HCM. Là một nhà giáo, tôi suy nghĩ rất nhiều khi đặt vấn đề xây dựng Học bổng 1 và 1 1 và 1 có nghĩa là gì? Có nghĩa là một ân nhân, một đơn vị tài trợ cho một sinh viên trong suốt quá trình học Đại học của các cháu.

Và mở đầu năm 2000, chúng tôi đã thực hiện chương trình học bổng cho 5 sinh viên đầu tiên. Một suy nghĩ rất đơn giản của tôi đó là: Làm thế nào cho học bổng của mình trong suốt? Học bổng 1 và 1 là một đặc trưng riêng của Thành phố mang tên Bác".

Thầy giáo Nguyễn Văn Cải cùng cô Minh Ngọc trao học bổng cho Học sinh vượt khó học tốt

Thầy giáo Nguyễn Văn Cải cùng cô Minh Ngọc trao học bổng cho Học sinh vượt khó học tốt

Thầy giáo Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM - Công dân trẻ tiêu biểu TP năm 2010 là một trong 5 sinh viên đầu tiên ấy. Gia đình vất vả, mẹ bệnh nặng, thầy Cải lúc đó đang là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Sư phạm TP.HCM tưởng như đã phải đứt quãng con đường đến trường.

Nhưng người Má đặc biệt - cô giáo Minh Ngọc với Học bổng khuyến tài đã kịp thời tiếp thêm động lực để thầy Cải bước tiếp trên giảng đường Đại học.

“Từ câu chuyện của Học bổng khuyến tài tiếp nối tinh thần học tập suốt đời theo gương Bác Hồ, chúng tôi luôn suy nghĩ rằng đó là giá trị của việc vươn lên trong cuộc sống để thành đạt. Má Ngọc nói với chúng tôi rằng muốn vượt qua nghèo khó chỉ có con đường học vấn. Và tất cả chúng tôi, những người trẻ hôm nay đang tiếp nối, truyền ngọn lửa học tập suốt đời cho các thế hệ...”

Học sinh trường Hiệp Hoà - Hà Bắc (cũ) năm 1969. Nhà giáo Minh Ngọc mặc áo đỏ ngồi giữa

Học sinh trường Hiệp Hoà - Hà Bắc (cũ) năm 1969. Nhà giáo Minh Ngọc mặc áo đỏ ngồi giữa

Hơn 3.000 cuộc đời chạm đến ước mơ

Học bổng 1 và 1 đã lan rộng đến từng khu phố, từ “1 và 1” đã có “1 và n” hay “n và 1”, rồi những thế hệ trưởng thành từ học bổng quay trở lại “rước bạn theo sau”. Đã có hơn 3.000 cuộc đời chạm đến ước mơ...

Những sinh viên nghèo ấy nay thành công gọi nhà giáo Minh Ngọc với cái tên thân thương “Má Ngọc”.

Ở tuổi 80, bà lùi lại phía sau trao truyền sứ mệnh cho thế hệ trẻ và vẫn miệt mài tự học tiếng Anh.

Với nhà giáo Minh Ngọc có được tài sản vô giá là hàng nghìn người con trưởng thành đó là cả một sự biết ơn vô vờ:

“Trong cuộc đời này mỗi con người đều có một hoàn cảnh sinh ra và trưởng thành, nhưng đối với chúng tôi những học sinh được nuôi dạy, dạy dỗ ở đất Bắc. Để được trưởng thành chúng tôi không quên ơn đồng bào miền bắc, không quên công ơn to lớn của Đảng, của bác Hồ. Đúng là tầm nhìn của Bác rất xa, rất xa đã nghĩ sau Giải phóng có cả một thế hệ trở về phục vụ cho miền Nam”.

Dù đã ở tuổi 80, nhưng Má Ngọc vẫn tự học Tiếng Anh

Dù đã ở tuổi 80, nhưng Má Ngọc vẫn tự học Tiếng Anh

Đi qua bom đạn chiến tranh, hòa bình và vượt gian khó, lời dạy của Bác năm xưa như kim chỉ nam theo nhà giáo Minh Ngọc suốt cuộc đời, để bà luôn tâm niệm sẽ tận hiến cho sự nghiệp trồng người và để Học bổng 1 và 1 vẫn luôn sáng trong như chính cái tên của bà - Minh Ngọc!

“Các con trao cho mình  một tình thương yêu như mẹ của nó. Tình thương đó phải nói là có tiền cũng không mua, không bán được. Sự thương yêu của mình chỉ là những giọt nước để góp phần cho bát nước các con tràn.  nhưng các con không bao giờ quên những giọt nước đầu tiên.... Đó là điều mà tôi cảm thấy rất hạnh phúc” - Nhà giáo Minh Ngọc xúc động..

Tinh thần tu dưỡng, phấn đấu và học tập suốt đời của Má Ngọc

Tinh thần tu dưỡng, phấn đấu và học tập suốt đời của Má Ngọc

Học trò má Ngọc - anh Phan Minh Tiến - CEO Công ty Cổ phần Dừa nước Việt Nam - Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2020

Học trò má Ngọc - anh Phan Minh Tiến - CEO Công ty Cổ phần Dừa nước Việt Nam - Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2020

Má Ngọc bên những người học trò đã thành đạt

Má Ngọc bên những người học trò đã thành đạt

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.