Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Từ 15 giờ hôm nay (5/6), giá xăng, dầu trong nước đồng loạt tăng nhẹ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Do thịt heo là nguồn thực phẩm chính yếu bên cạnh cá và trứng nên người tiêu dùng rất hoang mang. Mặc dù chúng ta có hội bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, sở y tế các địa phương, quản lý thị trường… nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thực phẩm trong tâm thế: liệu thứ mình ăn hàng ngày có an toàn hay không?
Bà Nguyễn Thị Út - ngụ tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ vốn là thợ nấu, suốt 30 năm tham gia chế biến các món ăn phục vụ cưới hỏi, thực phẩm chính trong thực đơn của bà đều là thịt heo. Trong bữa ăn hằng ngày, thịt heo cũng được bà lựa chọn thường xuyên vì cung cấp nhiều dinh dưỡng và đáp ứng được sở thích của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, hơn một tuần này, bà chuyển sang ăn cá và các loại thực phẩm khác. Khi được hỏi lý do, bà cho biết:
“Sợ muốn chết, rủi ăn vô bị bệnh ung thư rồi sao. Nhiều khi con heo bị bệnh họ vẫn đóng mộc vô. Có người không biết cho rằng con heo có đóng mộc là heo sạch nhưng hên xui lắm. Ăn thịt đó riết bị ung thư chết luôn”.
Không đến mức “cự tuyệt” thịt heo, bà Huỳnh Thị Hà – ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ vẫn đi chợ mua thịt heo nhưng lại phập phồng cho rằng, không biết mình ăn thịt sạch hay thịt bẩn. Theo bà Hà, thị trường quá “rối loạn” bởi thực phẩm bẩn tràn lan, đã nhiều vụ bị bắt quả tang khi bán thực phẩm bẩn.
“Ung thư dạ dày, tiêu chảy, ói… là do ăn con heo bệnh. Hiện nay công tác của ngành thú y rất quan trọng, người ta phải kiểm soát để biết heo có bệnh hay không, chứ dân như chúng tôi là không biết. Có đôi khi heo bệnh họ bán ra thị trường giá rẻ chút, một số người thấy ham nên mua, ăn vô lâu ngày bệnh chết luôn”.
Cuối tháng 5/2025, ông Liễu Quý Ngân (trú thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đăng tải lên mạng xã hội đơn tố cáo Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) có hành vi gian dối trong kinh doanh. Ông Ngân cho biết, mình từng làm nhân viên tại cửa hàng Fresh Shop Mỹ Xuyên của C.P. Việt Nam hơn 3 năm trước. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện nhiều trường hợp thịt heo có dấu hiệu bất thường như: chảy máu, có mủ, áp xe, bốc mùi hôi... và đã báo cáo đến lãnh đạo công ty. Có thời điểm, người điều hành công ty C.P yêu cầu nhân viên trà trộn thịt heo bệnh để đưa về cửa hàng bán.
Bức xúc trước việc làm đó, ông Ngân đã phản ánh với cấp trên nhưng không được xử lý, trả lời thỏa đáng. Đến hôm nay, ông Ngân đăng tải tố cáo để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Anh Liễu Quý Ngân cho biết:
“Tôi báo cáo lên nhưng không xử lý, qua ngày hôm sau vẫn có heo bệnh gửi về. Có một mảnh thịt heo đã lên mùi hôi thối, thịt xanh rồi mà lãnh đạo công ty vẫn kêu lóc ra rồi bán rẻ đi. Hành vi này rất là vô đạo đức”.
Ngay sau thông tin tố cáo lan truyền, tỉnh Sóc Trăng tức tốc thành lập đoàn liên ngành kiểm tra 04 cửa hàng thực phẩm của Công ty C.P trên địa bàn tỉnh. Kết quả, tại thời điểm kiểm tra, chưa phát hiện kinh doanh sản phẩm heo bệnh, gà bệnh, có mùi hôi thối hay hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, trong 4 cửa hàng kinh doanh của Công ty C.P. Việt Nam ở tỉnh Sóc Trăng thì có 3 cửa hàng có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.
Tiếp tục theo chỉ dấu trên tấm ảnh heo bệnh, tỉnh Sóc Trăng đề nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp kiểm tra cơ sở giết mổ gia công cho công ty C.P tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Sáng ngày 2/6, đoàn đã đến kiểm tra tại lò giết mổ gia súc Vững Nga. Lúc này, ông Hà Hữu Tâm - quản lý lò mổ thuộc Công ty C.P. chi nhánh Hậu Giang xác nhận, hình ảnh heo có bệnh lý về da đang lan truyền trên mạng xã hội được ghi nhận vào ngày 26/3/2022 là tại cơ sở giết mổ Vững Nga này nhưng đã được tiêu hủy:
“Ngày hôm đó bên chúng tôi có phối hợp với lò mỗ và ngành thú y tiêu hủy heo tại lò. Bằng cách nung nấu và chuyển mục đích sử dụng rồi đưa cho cá nó ăn”.
Một chi tiết trong đợt kiểm tra lần này khiến người tiêu dùng hoang mang “cực độ” nằm ở hình ảnh đóng dấu kiểm dịch. Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, căn cứ trên hình ảnh 2 thân thịt heo của C.P. Việt Nam nghi nhiễm bệnh năm 2022, thì hình ảnh con dấu đóng trên thân thịt heo (dấu vuông) là đóng dấu sai quy định. Nếu heo bị bệnh thì sẽ phải đóng dấu tròn, heo tiêu hủy phải đóng dấu hình tam giác. Trong khi đó, trên hình ảnh heo bị bệnh của C.P. Việt Nam năm 2022 đóng dấu dấu vuông. Đây là dấu kiểm soát giết mổ ra thị trường. Ông Trịnh Hùng Cường – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang cho biết:
“Sự việc đã xảy ra từ năm 2022, nhưng đến nay mới phản ánh và chúng tôi cũng mới tiếp nhận lần đầu. Do đó, chúng tôi phối hợp thật tốt. Rất mong trong lần làm việc này chúng ta chấn chỉnh được được những gì còn thiếu sót, chưa rõ ràng, chúng tôi sẽ xác minh làm rõ”.
Hiện tại, ngành chức năng vẫn đang tiếp tục phối hợp xác minh tố cáo về công ty C.P và chưa có báo cáo chính thức. Tuy nhiên, sức mua thịt theo trên thị trường đã giảm. Khảo sát tại hệ thống siêu thị mini, cửa hàng thực phẩm, phần lớn đều đã tạm ngưng kinh doanh thịt heo C.P, chỉ phân phối mặt hàng thịt gà của thương hiệu này. Động thái tạm dừng này mang tính thận trọng nhằm chờ thêm thông tin xác minh và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Theo bà Nguyễn Thị Út, người tiêu dùng rất sợ sử dụng nhầm loại heo bệnh vì trong thịt của chúng nhiễm nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và virus. Khi con người tiêu thụ thịt từ những con vật mắc bệnh hoặc chết vì bệnh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền nhiễm là rất lớn. Không chỉ dừng lại ở những biểu hiện cấp tính, việc tiếp xúc lâu dài với lượng nhỏ độc tố tích tụ trong cơ thể còn có thể dẫn đến các tổn thương mạn tính ở gan, thận, hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa độc tố thực phẩm với nguy cơ gây ung thư. Chính vì thế, bà Út cũng chia sẻ một bí quyết “bỏ túi” khi đi chợ:
“Tôi toàn mua ở kệ, có đóng mộc xanh. Con heo mới làm thịt nóng hổi và tươi xanh. Còn miếng thịt trắng xát là thịt cũ hoặc con heo bệnh. Nhìn thịt mình biết, heo bệnh thịt của nó tái lắm”.
Người dân bỏ tiền thật ra mua nhưng nhận về sản phẩm giả, thực phẩm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, lòng tin. Thực trạng nhức nhối này đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng và lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm. Một bất cập lớn trong công tác quản lý hiện nay chính là việc cho phép doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm.
Từ khi Nghị định 15/2018 có hiệu lực từ tháng 2/2018 chuyển đổi phương thức quản lý thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Điều này giúp đơn giản thủ tục cho các cơ sở sản xuất, bớt phiền hà thủ tục, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà sản xuất. Sau khi công bố, cơ quan chức năng sẽ hậu kiểm, giám sát. Nhưng thực tế cho thấy, không ít sản phẩm sau khi tung ra thị trường mới bị phát hiện sai phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng. Trước thực trạng đáng lo ngại này, người dân đang mong đợi cơ quan chức năng hành động quyết liệt hơn để bảo vệ người tiêu dùng.
Từ 15 giờ hôm nay (5/6), giá xăng, dầu trong nước đồng loạt tăng nhẹ.
Hà Nội, cứ mưa là ngập. Ngập đường, ngập ngõ, ngập sân. Thậm chí, vỉa hè cũng ngập, đường trên cao, cầu vượt sông... cũng ngập!
Những hàng quán từ chối nhận tiền mặt, trường hợp người tiêu dùng muốn chuyển khoản, sẽ phải chi thêm một tỉ lệ % thuế mà người bán hàng phải chịu, nếu vẫn muốn chuyển khoản, cần chuyển sang nhiều tài khoản khác nhau…
Đề xuất nghiên cứu tách làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ của UB ATGTQG nhằm cải thiện ATGT đang nhận được sự chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng khi áp dụng phân làn xe trên các tuyến quốc lộ sẽ giúp giảm TNGT.
Nhiều năm nay, người dân đang sinh sống tại đô thị TP. Cần Thơ rất ngán ngẫm khi phải đối mặt với tình trạng ngập lụt trong suốt mùa mưa.
Gần đây VOV Giao thông đã phản ánh về tình trạng từng đoàn xe nối đuôi nhau đi ngược chiều tại đoạn đường một chiều từ Ngõ 53 đến cầu Cống Mọc và ngược lại, gây xung đột giao thông và nguy cơ mất ATGT.
Thính giả Hà An hỏi: "Bây giờ gần đến thời điểm thu hoạch lúa, tôi thấy cứ vào khoảng thời gian này lại có tình trạng phơi lúa, rơm rạ trên đường. Xin hỏi hành vi này bị xử phạt như thế nào?"