Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Người già cô đơn ở phố thị

Hồng Lĩnh: Thứ hai 10/07/2023, 10:31 (GMT+7)

Ai cũng nghĩ, những người cao tuổi khi vào Viện dưỡng lão sẽ được xoa dịu bớt nỗi cô đơn của mình. Nhưng phần lớn, các cụ đều trầm cảm và nhiều tháng liền chẳng hề nói chuyện cùng ai, kể cả “bạn” cùng phòng và nhân viên chăm sóc.

 

Bà Ph. đã ngoài 80 tuổi. Đều đặn hàng ngày, từ 14h chiều đến 16h, bà đi bộ dọc các tuyến phố chợ Bình Khánh, chợ Đo Đạc của TP.Thủ Đức bán thạch rau câu dạo. Ước chừng cũng hơn chục cây số cả đi lẫn về.

Chiếc xe cũ treo tấm biển tuyềnh toàng, kèm theo đồ ăn là ổ bánh mì, chai nước 2 lít. Bà chẳng cần rao, cứ nghe tiếng đài phát thanh là người ta biết.

Đi đâu gặp ai, bà cũng cười. Cho tiền bà không lấy, chỉ bảo mua thạch rau câu giúp bà, 10.000 đồng/chén: 

“Con cháu 9-10 đứa nha. Người ta xoè tay xin con. Còn bà, hổng có. Có bữa, không có lấy một đồng bạc, không biết làm sao. Suy nghĩ không biết lấy gì mà bán. Mua mấy gói rau câu, với mua đường, mua dừa, rồi nấu bán kiếm tiền.

Lúc nào bệnh, con nó cho 1 triệu, hết bệnh thì thôi. Nhiều khi nó cũng bực bội lắm, nhưng nói ai bây giờ. Đi vậy, được tập thể thao; hơn nữa thấy con cháu vui vẻ, rồi lại có tiền thuốc men”.

Bà Ph. đã ngoài 80 tuổi hàng ngày đi bộ dọc các tuyến phố để bán thạch rau câu dạo

Bà Ph. đã ngoài 80 tuổi hàng ngày đi bộ dọc các tuyến phố để bán thạch rau câu dạo

Bà Ph. quê Bến Tre, không biết chữ, lên Sài Gòn đi giúp việc cho nhà người ta từ lúc 15 tuổi.

Sau này, một tay bà nuôi các con lớn khôn. Bà bảo, cực cả đời, đi bán thạch rau câu chỉ vì muốn vui, không phiền con, phiền cháu, được đồng nào hay đồng đó, chứ ở nhà cũng chẳng biết nói chuyện cùng ai.

“Già quá rồi, nhăn nhéo, rụng hết răng, còn có hai chiếc răng à con ơi. Trời ơi, lần mua thuốc cả triệu bạc á. Mỗi lần đi nhà thương 2 triệu vì bà thoái hoá cột sống. Giờ hông có mong muốn gì. Chỉ muốn đi bán rồi về cho nó khoẻ. Có chết thì chết liền, đừng nằm một chỗ, đày con cháu”, bà Ph. tâm sự.

Buổi hoà nhạc tại một Viện Dưỡng lão ở TP.HCM

Buổi hoà nhạc tại một Viện Dưỡng lão ở TP.HCM

Buổi hoà nhạc tại một Viện Dưỡng lão ở TP.HCM. Ca sĩ hát trật nhịp, nửa chừng ca sĩ mỏi lưng sẽ hỏi “Vô giường nằm được chưa?”. 

Mai - một bạn trẻ thuộc thế hệ GEN Z là tình nguyện viên đặc biệt của buổi hoà nhạc và cũng đã có nhiều thời gian làm việc cùng các viện dưỡng lão, với một nhiệm vụ: “nói chuyện cùng các cụ”.

Ai cũng nghĩ, những người cao tuổi khi vào Viện dưỡng lão sẽ được xoa dịu bớt nỗi cô đơn của mình

Ai cũng nghĩ, những người cao tuổi khi vào Viện dưỡng lão sẽ được xoa dịu bớt nỗi cô đơn của mình

Ai cũng nghĩ, những người cao tuổi khi vào đây sẽ được xoa dịu bớt nỗi cô đơn của mình. Nhưng Mai chia sẻ rằng, phần lớn, các cụ đều trầm cảm và nhiều tháng liền chẳng hề nói chuyện cùng ai, kể cả “bạn” cùng phòng và nhân viên chăm sóc:

“Thật ra cũng khó để nói chuyện với mấy cụ lắm. Các cụ không thích nói nhiều, vì có nhiều chuyện các cụ muốn giữ ở trong lòng. Mình phải rất cố gắng xem xét những câu hỏi của mình, những câu hỏi về con cháu sẽ động đến vết thương của các cụ.

Sự cô đơn đó mình thấy ở những ánh mắt sáng ngời khi các cụ nhìn thấy rất đông người tới dự buổi concert đầu tiên. Mình có lôi cây son ra tô cho các cụ. Các cụ đã rất bất ngờ...

Mình thấy thật sự cần có thêm nhiều chương trình để những người cao tuổi cất tiếng nói của mình, có thể không phải bắt buộc kể chuyển mà họ được hát ê a, họ vui vẻ để không phải đối diện với nỗi buồn, và vượt qua nỗi cô đơn của minh”.

---

---

Là tổ chức phi chính phủ duy nhất tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực già hoá và hỗ trợ người cao tuổi, HelpAge International đã có những khảo sát, nghiên cứu về sự cô đơn của người cao tuổi ở cả nông thôn và thành thị.

Anh Lê Minh Đức, Cán bộ truyền thông của HelpAge International chia sẻ:

“Có nhiều trường hợp người cao tuổi cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình, mặc dù con cháu ở cạnh bên. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng cách về thế hệ nên thiếu sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau.

Tình trạng này ngày càng phổ biến trong thời đại số. Một trong những nguyên nhân nữa là do tình trạng phân biệt tuổi tác. Tình trạng này diễn ra khi một số người xung quanh, thậm chí là người trong gia đình có những hành vi, lời nói mang tính kỳ thị, coi người cao tuổi là gánh nặng, hoặc có những thái độ xem nhẹ người cao tuổi.

Nhiều người cao tuổi ở đô thị cảm thấy ngại ra ngoài đường vì có những nơi giao thông phức tạp, giao thông công cộng chưa phát triển, điều này làm trầm trọng hoá hơn tình trạng cô đơn của họ”.

Sự cô đơn còn hiện hữu ở người cao tuổi sống ở thành thị

Sự cô đơn còn hiện hữu ở người cao tuổi sống ở thành thị

Cũng theo HelpAge International, Việt Nam chính thức bước vào "giai đoạn già hóa dân số" vào năm 2011 và được dự báo sẽ trở thành một xã hội có dân số "già" vào năm 2036.

Tuy nhiên, hiện tại chỉ có khoảng hơn 27% người cao tuổi ở Việt Nam được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng, 15% nhận trợ cấp chính sách từ Nhà nước, khoản trợ cấp này dường như không đủ trang trải cuộc sống; và chỉ 25% người cao tuổi có khoản tiết kiệm cá nhân.

Sự cô đơn và áp lực về tài chính đã khiến cho khoảng 60% người cao tuổi từ 60-69 tuổi phải tự làm việc để kiếm thêm thu nhập.

Dữ liệu từ điều tra dân số năm 2021 cho thấy, có hơn 87% người trên 80 tuổi sống gần con cháu. “Già cậy con” vẫn niềm mong mỏi của đa số người cao tuổi.

Tuy nhiên, theo Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khảo sát tại TP.HCM, chỉ có 54,5 % người cao tuổi hài lòng với việc sống chung với gia đình mở rộng; tức là cứ 2,2 người cao tuổi thì có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu.

Không chỉ người cao tuổi ở nông thôn cô đơn, mà sự cô đơn còn hiện hữu ở người cao tuổi sống ở thành thị, khi sự kết nối thế hệ ngày càng rời rạc và vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh già hoá dân số chưa được cải thiện.

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Biệt thự cổ là di sản tinh thần của người Hà Nội, mỗi viên gạch, mỗi đường nét trạm trổ đều mang trong mình ký ức về một Hà Nội thời "vang bóng”. Trớ trêu thay, nét kiến trúc hiếm hoi ấy đang dần lạc lõng giữa lòng phố thị hiện đại như những mẩu chuyện nhỏ sau đây...

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Sau khi Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở được thông xe toàn tuyến đến nay tình hình vệ sinh môi trường trên tuyến đường này như thế nào?

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ươm mầm 103 cây hoa ban tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố với hạt giống được mang về từ Điện Biên và được trồng tại công viên đường đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bờ sông Sài Gòn.

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Để đảm bảo các chuyến tàu có thể chuyên chở một lượng lớn hành khách và vẫn chạy đúng giờ, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên "oshiya" hay còn gọi là "pusher" với nhiệm vụ duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Cần Thơ là trung tâm của cả khu vực ĐBSCL trong việc ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu để điều trị các ca bệnh khó cũng như có hạ tầng nhiều bệnh viện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho hơn 20 triệu dân của 13 tỉnh/thành ĐBSCL.