Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ghé thăm ấp Giồng Chát vào một ngày tháng 8 sa mưa, chúng tôi tìm gặp ông Lâm Sol- Tổ trưởng Tổ từ thiện tại địa phương. Mấy năm qua ông có nhiều đóng góp tích cực trong việc giúp đỡ người nghèo ở phum sóc (cụm dân cư). Vừa đi thăm người cao tuổi về đến nhà, ông lau vội vệt mồ hôi lăn dài trên mặt và niềm nở tiếp đón chúng tôi. Với gương mặt phúc hậu, làn da rám nắng, người đàn ông này là dân lao động thứ thiệt, bươn chải đủ nghề, ai thuê gì thì làm nấy để có thêm chi phí chăm lo cho gia đình.
Thế nên, ông rất thấu hiểu và động lòng trắc ẩn trước những phận đời có hoàn cảnh khó khăn. "Mới lập gia đình mình cũng khó khăn như người ta rồi mình ráng cố gắng làm ăn nên mình đâu có quên được chuyện của mình hồi trước. Vậy nên bây giờ mình phải giúp đỡ cho người ta lại."
Ông Lâm Sol quan niệm “Làm việc thiện là niềm vui, lẽ sống của cuộc đời”. Thời gian qua, ông cùng người dân địa phương thực hiện đều đặn việc góp trên ba tấn gạo/năm cùng nhiều nhu yếu phẩm cần thiết để tặng cho hộ nghèo.
"Tôi ủng hộ mỗi học kỳ là 400 thùng nước cho học sinh mẫu giáo, tiểu học Liêu Tú B rồi vận động mạnh thường quân xây dựng mái che cho các em học thể dục. Đèn đường nông thôn thì thời gian qua cũng vận động ráp được 60 cái."
Ông Lâm Sol luôn đau đáu trước tình trạng tuyến đường giao thông nông thôn dài hơn 3km ở địa phương thiếu hệ thống chiếu sáng trong khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nhất là đội ngũ công nhân tan ca về đêm và phải đi làm từ lúc tờ mờ sáng. Thấu hiểu tình cảnh đó, ông Sol bàn bạc với bà con và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương để lắp đặt đèn chiếu sáng. Đồng thời, nơi này đã được trồng thêm cây cảnh tạo không gian xanh mát, góp phần thay đổi diện mạo cho vùng quê Liêu Tú. Vậy là từ đây trên con đường về nhà của rất nhiều anh chị em công nhân không còn cảnh tối tăm như trước. Ai nấy cũng phấn khởi, vui mừng trước sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng Tổ trưởng tổ từ thiện ấp Giồng Chát, ông Lâm Sol.
Không nhớ rõ mình đã vận động, hỗ trợ bao nhiêu trường hợp, ông Sol cho rằng từng phần việc mình làm chỉ là những điều nhỏ nhoi. Xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn là tâm huyết của lão nông này trong suốt thời gian qua. Có những hôm ông làm việc quên ngơi nghỉ chỉ mong con đường sớm hoàn thiện để người dân trong xã lưu thông an toàn. Ông Lâm Sol trải lòng:
"Tuyến đường trước đây Nhà nước đã làm rồi mà qua thời gian đi lại thì nó bị bể nên thấy vậy tôi đổ 20 khối đá để sửa lại được một khúc rồi. Còn một khúc nữa thì bên xã cũng sẽ sắp xếp để làm lại cho ngon lành. Do đường hơi hẹp, có 2 mét mấy mà nhiều xe chạy nhiều quá."
“Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết cho đi mà không cần nhận lại”, ngoài 50 tuổi, ông Lâm Sol đã thấm nhuần tư tưởng ấy và luôn cảm thấy vui vẻ khi san sẻ được với cộng đồng. Trong hành trình thiện nguyện của mình, ông nhớ như in từng nhân vật, nổi bật như câu chuyện về anh Sơn Vanh- người được ông Lâm Sol hỗ trợ cất lại căn nhà mới khang trang hơn. Nụ cười của anh Vanh cùng người thân ngày có căn nhà mới là điều khiến ông Sol thấy hạnh phúc vô cùng.
"Y rất phấn khởi, mừng vui vì y không biết chữ mà nhà nghèo, có ba con, gia đình khó khăn không có nhà ở nên thấy vậy tôi mới vận động anh em để cất nhà cho y. Bà con địa phương cũng ủng hộ hết mình. Đợt này tôi có kế hoạch là sẽ đi thăm những người cao tuổi, 40 năm tuổi Đảng, người ta tích cực tham gia đóng góp cho Đảng và Nhà nước nên tôi có ý kiến là tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà vào dịp này."
Bước vào bên trong căn nhà, anh Sơn Vanh không giấu được niềm vui, sự xúc động. Là trụ cột chính của gia đình, thời gian qua anh Vanh rơi vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng chật vật hơn. Thấy vậy, ông Sol quyết tâm cùng Tổ từ thiện đứng ra giúp đỡ để anh Sơn Vanh có căn nhà che nắng che mưa. Nhờ đó, cuộc sống gia đình anh đã bước sang trang mới, không còn phập phồng, lo sợ mỗi khi mùa mưa đến.
Theo bà con địa phương, ông Lâm Sol là người uy tín, luôn minh bạch trong công tác thiện nguyện. Vậy nên việc gì có ông tham gia, vận động luôn được người dân tích cực hỗ trợ. Vừa qua, ông vinh dự nhận được Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vì có thành tích xuất sắc trong đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Việc làm tử tế của ông Lâm Sol đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến đồng bào các phum sóc, qua đó lan tỏa thông điệp ý nghĩa: “Hãy chia sẻ những điều chúng ta có dù ít hay nhiều cũng giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.