Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Nghề làm lò trấu An Giang, vang bóng một thời

Nhật Minh: Thứ hai 01/04/2024, 11:14 (GMT+7)

Là nơi giữ lửa gia đình, là sự vun vén bữa cơm của các bà các mẹ, gian bếp của người phương Nam luôn được chăm chút nhất.

Vì thế mà nghề làm lò cũng theo đó phát triển cực thịnh. Một trong những nơi sôi động và nhộn nhịp nhất với nghề lò trấu tại miền Tây là tại xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Với mỗi gia đình Nam Bộ, vật dụng không thể thiếu trong gian bếp chính là củi bếp, sóng chén, … và các bếp lò, đặc biệt là các bếp trấu – đây là vật dụng đặc trưng nhất trong gian bếp Nam bộ. Ngày nay, trong nhiều góc bếp gia đình hiện đại đã dần vắng bóng chiếc bếp lò trấu, mà thay vào đó là những chiếc bếp gas, bếp từ, hay lò vi sóng... nhưng đâu đó ở những góc bếp vườn nhà thì những lò trấu vẫn còn đượm lửa, thấm đẫm tình quê.

Và không biết tự bao giờ ông cha ta đã biết tận dụng trấu, để làm vật liệu đốt, phục vụ hữu ích trong đời sống hàng ngày. 

Tại làng nghề lò trấu xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, theo các thợ cố cựu của làng nghề, từ những năm 70 của thế kỷ trước, bà con nơi đây đã cho ra đời sản phẩm bếp đun làm bằng nguyên liệu trấu pha với đất sét. Hồi đó, thợ theo nghề đủ mọi lứa tuổi, mỗi người một công đoạn.

Người ta mê nghề, say nghề đến nổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn, đều có thể kế vanh vách các công đoạn để làm ra được lò trấu. Thời hoàng kim, nơi đây có hàng trăm hộ theo nghề. Đi dọc tỉnh lộ 946, đâu đâu người ta cũng thấy lò trấu để quanh nhà, trước sân. Thợ làng nghề không ngơi tay để tạo ra nhiều sản phẩm kịp giao hàng.

Nghề làm lò trấu tại Long Điền B, An Giang được nhiều hộ gìn giữ và phát triển

Nghề làm lò trấu tại Long Điền B, An Giang được nhiều hộ gìn giữ và phát triển

Ở làng nghề này, không hiếm những thợ lâu năm, nặng lòng với lò trấu. Trong đó, ông Bùi Văn Tằng, bà con thường gọi là ông Hai Tằng được xem là người nổi tiếng nhất. Và câu chuyện cố công đi học nghề của ông thường được kể cho khách phương xa mỗi khi nhắc đến. Hồi đó, chuyện học nghề không đơn giản nên có người theo được, có người đứt gánh giữa đường nhưng với sự cần cù, chịu khó, và óc quan sát tỉ mỉ ông Hai đã thành công.

Lớn lên từ làng nghề, ông Lâm Ngọc Hòa ở xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nhớ lại, từ một cậu bé 10 tuổi, ông lẽo đẽo theo người lớn học nghề rồi coi đó như cái nghiệp của mình: "Ở đó có ông bác Hai Tằng, hồi trước có ông bên ngang Chợ Mới làm mà không có chỉ, mấy ông này thấy mần nên về sáng tạo thêm. Hồi lúc 10 tuổi là tui học tui làm. Tui đi lại làm chuyện nhỏ lặt vặt, họ trả tiền không trả thì thôi. Tới năm 12 tuổi là đứng ra làm lò được, mà làm được 1 cái. Hồi đó tôi cũng ham, đam mê cái nghề này dữ lắm. Cái ý thích của mình với ông Trời cũng quăng cho mình cái nghề ha gì đó. Có gia đình năm 86, rồi 87 rôi làm tới giờ luôn".

Lò trấu ở Long Điền B có 5 chủng loại: lò 1 hộc, 2 hộc, đun nấu bằng trấu, bằng củi.., được làm bằng nguyên liệu trấu trộn với đất sét, cách làm rất đơn giản nhưng ít công đoạn, người thợ chỉ đổ sườn, hộc trấu và tô xung quanh. Để làm ra một chiếc lò trấu hoàn chỉnh, phải mất khá nhiều công đoạn.

Từ bẻ sắt làm sườn, đặt sườn vào khuôn, cho ống nhôm vào khung để làm miệng lò. Mẫu bếp định hình xong, người thợ sẽ đổ xi măng vào khung, đợi ráo thì tháo khung ra và bắt đầu tạo hình miệng lò, ống khói, cửa lò. Cái khó nhất trong quy trình làm bếp là phải thông khói, lửa cháy đều, không bị hút ngược và trả khói lại. Nhờ đặc điểm này mà khi đun nấu, bếp còn tiết kiệm được nhiên liệu tối đa so với bếp truyền thống. Thông thường, phải mất từ 4 đến 5 ngày mới cho ra một lò trấu hoàn chỉnh.

Ông Hòa kể tiếp: "Bước đầu thì đổ khung sườn ở dưới là một ngày.Ngày thứ 2, là bắt đầu ráp mặt. Ngày thứ 3 mới gắn vỉ, khắc cái mặt trấu. Rồi một ngày tô, lợp nhôm là hoàn thành cái lò là 4 ngày mới rồi. Mình làm xoay vòng, vậy mới được".

Lớn lên từ làng nghề, ông Lâm Văn Lê, em trai của ông Hòa cho biết, từ chiếc lò trấu thô sơ ban đầu, nay, nó đã được cải tiến thành lò 1 bếp, 2 bếp, hay lò nấu được cả trấu, củi và than, người làng nghề còn sáng tạo để mẫu mã bắt mắt hơn: "Cát, sắt 3, li, si măng, nhôm, gạch lót nhà sau này nó chế lại cho mấy vùng nước mặn người ta xài, vùng nước ngọt  thì xài nhôm. Sau này mình mới sáng kiến ra thấy gạch cũng đẹp, nhẹ công chùi rửa. Xài nó tiện lắm, sạch sẽ nồi, không có khói vô nhà, củi đồ tiết kiệm củi. Xài cũng được".

Những chiếc lò trấu sản phẩm của gia đình ông Lâm Văn Lê

Những chiếc lò trấu sản phẩm của gia đình ông Lâm Văn Lê

Xuôi dòng phương Nam, lò trấu từ Long Điền B được vận chuyển bằng đường thủy, thông qua các thương lái. Bình quân mỗi ghe chở 30-100/lò/chuyến, tùy tải trọng, đi khắp các tỉnh ĐBSCL, miền Đông, miền Trung và phát triển mạnh ở thị trường Campuchia. Năm 2007, làng nghề làm Lò trấu Long Điền B được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống, với nhiều chính sách cho vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển, giữ nghề.

Ông Lê cho biết thêm: "Lúc trước không có thành phố, Bình Dương thì cũng theo nghề lắm, chứ bây giờ mướn mần cái lò mà cực, đồng lời thì bỏ đi Bình Dương hết trơn. Với cảnh củng hơi túng thiếu nên họ bỏ đi. Mong muốn nghề nghiệp mình mà, mong cho bà con mình xài để mình mần hoài. ở quê này người ta lên vườn nhiều, người dân mua 1, 2 cái xài để chụm củi"

Nhìn những hình ảnh cặm cụi bên từng chiếc lò trấu, nâng niu từng sản phẩm làm ra, chúng tôi hiểu được tình yêu của ông Hòa và ông Lê với nghề truyền thống. Dẫu cuộc sống ngày càng phát triển, người ta có nhiều sự lựa chọn tiện nghi cho cuộc sống nhưng tin rằng với những cố gắng của địa phương, của người dân làng nghề, lò trấu Long Điền B, Chợ Mới An Giang vẫn mãi là một hình ảnh đẹp, một ký ức về một thời mở đất phương Nam.

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.