Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Ngày Tết qua xóm thương hồ

Trần Mộng Toàn – Trần Thanh Phê: Thứ ba 24/01/2023, 06:31 (GMT+7)

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, người ta thường nghĩ ngay đến đến vùng đất chịt chằng sông rạch, nơi có giới thương hồ lấy ghe làm nhà, mưu sinh theo con nước.

Bồng bềnh gạo chợ, nước sông, năm hết, Tết đến với nhiều người, là dịp để sum họp, đoàn tụ bên người thân, gia đình, còn với giới thương hồ, đây là mùa làm ăn khá giả và bận rộn nhất trong năm nhưng cũng là lúc để lại trong họ nhiều cảm xúc, lo toan bộn bề. 

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, người ta thường nghĩ ngay đến đến vùng đất chịt chằng sông rạch, nơi có giới thương hồ lấy ghe làm nhà, mưu sinh theo con nước - Ảnh minh họa Internet

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, người ta thường nghĩ ngay đến đến vùng đất chịt chằng sông rạch, nơi có giới thương hồ lấy ghe làm nhà, mưu sinh theo con nước - Ảnh minh họa Internet

Hơn 20 năm sống trên sông nước, ông Lê Văn Chiến xem chiếc ghe như nhà mình. Cách đây 22 năm, ông rời quê nhà huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long sang chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ lập nghiệp, tài sản quý giá nhất là chiếc ghe, cũng là phương tiện kiếm kế sinh nhai.

Dân thương hồ như ông Chiến cũng có ngày nghỉ tết, đó là thời điểm từ đêm giao thừa cho đến hết mùng 2. Vì vậy mà đêm giao thừa trên sông của xóm thương hồ, chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ có phần vắng lặng hơn ngày thường:

"10 năm nay chở khách du lịch không hà có lai rai chạy, không có thì thôi. Có mấy bà chị lập nghiệp trên này trước, mấy bà chị buôn bán trên này cái chú mới lên trên này chú ở. Chú cũng làm cái ghe ở kế bên mấy chị trên này luôn. Hồi đó ghe nhiều, ghe bây giờ càng ngày càng ít, tại vì lộ xá thuận tiện, ghe giờ bán còn ghe mua ít xịu hà. Mọi năm mấy ngày này, chỗ chú đậu, ghe đậu cả trăm chiếc đón mua đồ năm nay không thấy chiếc nào, 5-7 năm nay đi xe".

Đối với những thương hồ “gạo chợ, nước sông”, nhịp sống những ngày cận Tết hối hả không thua kém trên đất liền. Ghe xuồng chở trái cây, hàng hóa, cá mắm, hoa kiểng nối đuôi nhau ăn hàng và tỏa đi khắp nơi. Đây cũng là mùa làm ăn khá giả nhất của dân thương hồ vì nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn…

Tết về, những người như ông Chiến cũng sắm sửa mấy chậu hoa cho chiếc ghe của mình, bởi những người “lấy ghe làm nhà, lấy sông nước làm bạn như ông luôn quan niệm “thấy hoa là thấy Tết”. Mâm cơm của khách thương hồ, cũng có dưa hấu, thịt kho tàu, máy đòn bánh tét để cúng ông bà và đón giao thừa, đủ đầy như trên bến:

"28-29 tết người nào cũng mua chừng, 2 cặp bỏ bông trên ghe.  Ghe ở 1 cặp,, đò 1 cặp. Hồi đó chú cũng sống trên bờ, xây nhà trên bờ, hồi đó chú cũng đi mua bán không hà, sống sông nước quen rồi. Mua bán với ông, bà già, mấy anh em cũng mua bán, chú sống nghề mua bán. Giờ quen rồi, làm cái gì cũng yêu cái nghề".

Đối với những thương hồ “gạo chợ, nước sông”, nhịp sống những ngày cận Tết hối hả không thua kém trên đất liền - Ảnh minh họa Internet

Đối với những thương hồ “gạo chợ, nước sông”, nhịp sống những ngày cận Tết hối hả không thua kém trên đất liền - Ảnh minh họa Internet

Ông Chiến chia sẻ thêm, Tết cũng là dịp gặp nhau, chia sẻ những vui buồn trong nghề nên đêm giao thừa vài chiếc ghe cùng tập hợp lại ăn Tết chung. Với con cá khô, chai rượu đế cùng nhâm nhi, bàn chuyện làm ăn trong năm cũng ấm tình, xua đi cái cái se lạnh của tiết trời.

Không ai nhớ rõ nghề đi ghe thương hồ có ở miền Tây từ khi nào, chỉ biết, từ khi sinh ra, đã thấy xuồng ghe xuôi ngược trên những khúc sông quê. Cơ duyên đến với nghề của mỗi người mỗi nhau, nhưng điểm chung ở họ khi khoác áo thương hồ là chấp nhận rày đây mai đó, bồng bềnh theo sóng nước.

Nói như thế không có nghĩa là tất cả những người sống đời thương hồ đều khó khăn. Có người trót mang cái nghiệp nên không bỏ được. Còn có người từ chiếc ghe nhỏ, vài năm đã lên đời ghe lớn, có chút đỉnh vốn thì về quê, lập “cơ ngơi” trên cạn. Thoát đời gạo chợ nước sông, cho con cái ăn học đàng hoàng, tử tế. Ông Trần Minh Quang ngụ thị xã Tân Châu, An Giang là một thương hồ như vậy.

Gần 70 tuổi, với dáng người nhỏ nhắn, mái tóc pha sương, ông Quang kể, với chúng tôi về thời trai trẻ của mình. Hồi xưa, vợ chồng ông khó khăn quá nên mượn ghe đi mua bán trái cây, lúa gạo, tấm cám. Xuôi ngược trên những chuyến ghe, chỉ trừ những ngày ốm đau mới dám nghỉ ở nhà. Chắt chiu dành dụm, cuối cùng cũng đã mua được 7 công đất rồi cất mái nhà để “An cư lạc nghiệp” nuôi 5 người con trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định:

“Nhờ có cái là cái điều kiện mình làm ăn nó cũng gặp dịp may rồi từ từ dần dần mình là dành dụm được vừa nuôi con ăn học được là có công ăn việc làm ổn định hết, mà giờ kinh tế gia đình nó cũng được ổn định, mình cũng được đàng hoàng đầy đủ nhà cửa vầy thì cũng quá quý rồi”, ông Chiến tâm sự.

Trong hành trình của mình, chúng tôi có dịp gặp ông Võ Văn Út Ba quê huyện Gò Quao, Kiên Giang. Gắn bó chiếc ghe mấy chục năm, từ chở khách đến chở hàng bồng bềnh con nước. Ông Út Ba chứng kiến những đổi thay của những người cùng làm nghề trên sông:  

“Trước đây cha mẹ có chạy, từng bước, từng bước ông già, mất rồi loay hoay cái tới mình. Hồi xưa, thì chở hành khách, cách đây khoảng cỡ 15 năm về trước, lộ làng nó chưa có, chở khách nhiều, còn bây giờ thì không còn khách, chỉ chở hàng hóa thôi”. 

Ai tiếp xúc với những thương hồ đều biết, dù đời sống vật chất thì thiếu trước hụt sau, nhưng tình nghĩa thì luôn đong đầy, như con nước lớn mỗi hoàng hôn châu thổ… - Ảnh minh họa Internet

Ai tiếp xúc với những thương hồ đều biết, dù đời sống vật chất thì thiếu trước hụt sau, nhưng tình nghĩa thì luôn đong đầy, như con nước lớn mỗi hoàng hôn châu thổ… - Ảnh minh họa Internet

Ai tiếp xúc với những thương hồ đều biết, dù đời sống vật chất thì thiếu trước hụt sau, nhưng tình nghĩa thì luôn đong đầy, như con nước lớn mỗi hoàng hôn châu thổ… Họ đối đãi và bênh vực nhau khi không may có một “ghe thương hồ” nào đó bị sự cố. Sẵn sàng mua giúp bất cứ thứ gì ngoài chợ huyện, chợ tỉnh mà bà con nhà vườn không đi được rồi lấy trái cây trừ tiền.

Nói thì nói vậy, chứ có lênh đênh theo ghe mới thấm thía nhiều nỗi niềm của đời thương hồ, không ít hiểm nguy, ngã sông, va quệt, tranh chấp mối làm ăn với ghe xứ khác là chuyện không hiếm, … Và cả những ngày Tết nằm co ro nơi xứ người mà nhớ thương mùa Tết cũ.

Chưa được rong ruổi trên những dòng kênh, con rạch, chưa từng ăn cơm chợ, uống nước sông như những thương hồ, nhưng chúng tôi phần nào thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn, cơ cực của họ qua những lời chia sẻ. Với đời thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là mái nhà, là nơi chốn đi về của cả gia đình.

Mùa xuân, mùa của hy vọng, mùa của đất trời, của sông nước hòa vào lòng người nô nức. Dù có những lúc thăng, trầm nhưng những người thương hồ vẫn song hành cũng đời sống bà con miền Tây Nam Bộ, mang những nông sản tươi rói của vùng đất chín rồng tỏa đi khắp nơi. Tất cả đã điểm tô cho dòng sông mùa xuân thêm rực rỡ sắc màu. Với họ, đời nào vui bằng đời thương hồ, xuống bể lên nguồn, gạo chợ nước sông.

Trần Mộng Toàn – Trần Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.