Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Để ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu dịp cuối năm Văn phòng Chính phủ mới đây có Thông báo số 221/TB-VPCP, kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
Theo đó, Bộ Công Thương được giao tăng cường kiểm tra, có giải pháp phù hợp xử lý tình trạng ngộ độc rượu; tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt xử lý các cơ sở vi phạm dùng cồn công nghiệp pha chế gây ngộ độc; chủ trì phối hợp với Bộ thông tin truyền thông, Bộ Y tế tăng cường cảnh báo nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng rượu tự pha chế không rõ nguồn gốc.
Tại toạ đàm “Nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm” ngày 14/12, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% rượu do dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức (rượu thủ công, rượu nhập lậu, rượu giả…).
Theo bà Chu Thị Vân Anh, những sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, nồng độ Methanol vượt ngưỡng cho phép, rượu nhập nhập không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm… sẽ gây hệ lụy lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây tổn thất kinh tế, ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến những doanh nghiệp hoạt động chân chính.
"Có thể thấy, an toàn thực phẩm là vấn đề rất được quan tâm và phải cần quan tâm hơn nữa để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, cộng đồng người người tiêu dùng, gián tiếp giúp cho những hoạt động, hỗ trợ những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chân chính", bà Chu Thị Vân Anh nhận định.
Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nêu thực tế, quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng chức năng phát hiện các vi phạm chủ yếu như: Rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm; cơ sở sản xuất đưa thêm chất phụ gia vào rượu dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm tính mạng…
“Mặc dù quy định pháp luật là người sản xuất rượu thủ công phải cam kết, nhưng thực tế các vụ ngộ độc rượu do sử dụng sản phẩm rượu thủ công là chính, rất hiếm trường hợp do sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất có tên tuổi, có uy tín. Đặc biệt, rượu sản xuất thủ công tại các vùng sâu, vùng xa, chủ yếu người dân tự cung, tự cấp dẫn đến việc quản lý chất lượng không được bảo đảm và gây ra ngộ độc”, ông Nguyễn Đức Lê nói.
Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Lê cho rằng, việc xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu đang còn có một số bất cập, mặc dù đã có những văn bản pháp luật mới quy định một cách chặt chẽ và các hình phạt cũng đã đủ sức răn đe.
Để ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh rượu kém chất lượng, lực lượng quản lý thị trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, xây dựng các đợt kiểm tra về an toàn thực phẩm nói chung, đặc biệt đối với sản phẩm rượu nói riêng, đồng loạt trên 63 tỉnh, thành. Đồng thời tích cực tuyên truyền đến các doanh nghiệp nhập khẩu rượu sản phẩm cần chính hãng, đạt chất lượng cao nhất về phục vụ cho người dân.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Tống Nguyên Long, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội cho hay, doanh nghiệp có thể cung ứng ra thị trường sản phẩm đảm bảo, an toàn nhưng ở góc độ người tiêu dùng cần có trách nhiệm, ý thức trong khâu lựa chọn rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Chia sẻ quan điểm trên, ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, việc nâng cao nhận thức trong lựa chọn và sử dụng sản phẩm rượu cần phải trở thành một nét văn hóa. Mọi người dân, người tiêu dùng phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về việc sử dụng rượu, sản phẩm đồ uống có cồn khác…
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.