[12h30 hôm nay] Mùa mưa năm nay, Hà Nội sẽ ngập đến đâu?
Hà Nội, cứ mưa là ngập. Ngập đường, ngập ngõ, ngập sân. Thậm chí, vỉa hè cũng ngập, đường trên cao, cầu vượt sông... cũng ngập!
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chưa khi nào việc thanh toán không dùng tiền mặt lại gian nan như lúc này, khi những rắc rối nảy sinh trong thời điểm áp dụng hình thức bỏ thuế khoán theo Nghị định 70 có hiệu lực từ 1/6/2025 đối với hộ và cá nhân kinh doanh.
Sở hữu một cửa hàng bán đồ ăn trên phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, anh P.T cho biết, đang rất băn khoăn với quy định mới từ Nghị định 70. Nếu như trước đây, áp dụng hình thức thuế khoán, hộ kinh doanh của T. đóng khoảng 450 nghìn đồng/tháng, thì hiện nay, con số này tăng lên đáng kể với việc áp thuế 4,5% trên tổng doanh thu.
So sánh với cùng một công việc khác anh đang thực hiện trên sàn thương mại điện tử là bán giày dép, hoạt động này chỉ chịu thuế 1,5%. Anh P.T. cho rằng, anh buộc phải tăng giá bán đối với các mặt hàng, để bù cho phần thuế tăng lên trên tỉ lệ doanh thu (không cần biết lãi hay lỗ). Anh P.T không ngạc nhiên trước làn sóng từ chối nhận chuyển khoản ở các cửa hàng hiện nay, nhằm tránh bị phát hiện tổng doanh thu.
“4,5% cho đồ ăn là quá cao. Nhìn như thế thôi, chứ cost đồ ăn rất cao, trừ khi bán trà sữa. Tùy theo ngành hàng, bán đồ ăn, bán đồ uống thì biên lợi nhuận khác nhau, đây lại đưa ra một mức thuế chung để áp trên tổng doanh thu. Đó là chưa kể phí sàn thương mại, ship, sắp tới còn đóng bảo hiểm. Khá nhiều loại phí. Trước đây, chúng tôi chỉ đóng 450 nghìn/tháng. Giờ nguyên liệu mua cũng tính thuế. Ví dụ một tháng bán được 100 triệu, thu thuế 4,5 triệu đồng. Trừ đi tiền vốn, tiền nhân viên, cửa hàng, nhiều chi phí khác, còn nếu làm chung 2 người với nhau thì chẳng còn bao nhiêu, không hiệu quả là người ta cũng nghỉ bán hàng”.
Đồng cảm với những lo lắng và nỗi sợ này, vừa trong vai khách hàng, vừa là người từng kinh doanh trong lĩnh vực F&B, anh Nguyễn Hoàng Nghĩa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết đã gặp nhiều trường hợp cửa hàng đồ ăn trưng biển không nhận chuyển khoản. Anh cho rằng, biên lợi nhuận ngành hàng này tương đối thấp, việc áp tỉ lệ thuế cao trên tổng doanh thu khiến chủ các cửa hàng phải “cân đo đong đếm”.
Đó là chưa tính tới chi phí lắp đặt máy tính tiền, thuê thêm người phục vụ việc tính toán, xuất hóa đơn, khai thuế: “Tôi nghĩ nỗi e ngại đó hoàn toàn chính đáng. Tôi là người trẻ, đã từng thành lập hộ kinh doanh. Tôi có tính toán làm qua hệ thống máy POS, nhưng không có nghiệp vụ kế toán, tôi cần thuê thêm người kế toán làm ngoài giờ. Biên lợi nhuận mỏng, nguyên liệu, giá tiền nhà, thuế tăng, mọi thứ gây áp lực lớn. Nếu lợi nhuận không xứng đáng với công sức bỏ ra, có thể tôi sẽ từ bỏ”.
Phân tích nghịch lý từ chối nhận chuyển khoản ở các cửa hàng kinh doanh hiện nay, Luật sư Nguyễn Phú Thắng (Công ty luật Intercode) phân tích: Một phần do các hộ kinh doanh nhỏ chưa sẵn sàng với quy định mới từ 1/6, có doanh thủ 1 tỷ đồng/năm trở lên thuộc nhóm F&B, nhà hàng, siêu thị bán lẻ… phải khởi tạo xuất hóa đơn điện tử trên máy có kết nối với cơ quan thuế, không còn được áp dụng mức thuế khoán nữa.
Nội dung mới của Nghị định 70/2025 phù hợp với Nghị quyết 68 phát triển kinh tế tư nhân, nhưng vẫn cần rà soát các khuôn khổ pháp lý để vừa đẩy mạnh công cuộc số hóa, nhưng cũng đơn giản hóa, dễ thực hiện cho các tổ chức, cá nhân: “Trước khi chuyển đổi sang áp dụng quy định, có lẽ cần một khoảng thời gian bước đệm để các hộ kinh doanh cá thể, người tiêu dùng không gián đoạn các giao dịch. Cơ quan thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần có hướng dẫn chi tiết cho giai đoạn chuyển tiếp này. Như vậy, việc thực hiện Nghị định 70 cũng như Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới thực hiện hiệu quả, đảm bảo đồng bộ, dễ thực hiện, quy định có thể điều chỉnh được đến từng ngóc ngách của nền kinh tế, những doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể”.
Luật sư Nguyễn Phú Thắng cũng khuyến cáo, hành vi “lách thuế” bằng cách chuyển khoản thanh toán hàng không ghi rõ nội dung, thanh toán vào nhiều tài khoản khác nhau hoàn toàn có thể bị phát hiện bằng thanh, kiểm tra. Các hộ kinh doanh phải giải trình, chứng minh các khoản này phục vụ cuộc sống sinh hoạt thường ngày, hoặc những giao dịch dân sự. Còn nếu đó là hoạt động phục vụ mục đích thương mại, lợi nhuận, chắc chắn phải kê khai bổ sung, chịu chế tài xử phạt từ cơ quan quản lý thuế.
Việc chuyển từ thuế khoán sang kê khai là xu hướng tất yếu, giúp tăng minh bạch và giảm thất thu cho ngân sách nhà nước. Bởi lâu nay, tồn tại nghịch lý: nhiều hộ kinh doanh lớn chỉ đóng thuế khoán như các hộ nhỏ, trong khi những hộ buôn bán nhỏ lại chịu mức thuế tương tự.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cũng nhận định: chính sách thực thi đang bộc lộ khoảng cách lớn giữa yêu cầu của Nhà nước và khả năng thực tế của nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đặc biệt là những người lớn tuổi, người có trình độ học vấn hạn chế, ít tiếp cận công nghệ. Việc đầu tư thiết bị, phần mềm, dịch vụ kỹ thuật để khai báo và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử có thể là gánh nặng không nhỏ. Ngay cả người trẻ cũng cần được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, để vừa duy trì kinh doanh, vừa thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế trong bối cảnh số hóa.
Hà Nội, cứ mưa là ngập. Ngập đường, ngập ngõ, ngập sân. Thậm chí, vỉa hè cũng ngập, đường trên cao, cầu vượt sông... cũng ngập!
Nhiều năm nay, người dân đang sinh sống tại đô thị TP. Cần Thơ rất ngán ngẫm khi phải đối mặt với tình trạng ngập lụt trong suốt mùa mưa.
Gần đây VOV Giao thông đã phản ánh về tình trạng từng đoàn xe nối đuôi nhau đi ngược chiều tại đoạn đường một chiều từ Ngõ 53 đến cầu Cống Mọc và ngược lại, gây xung đột giao thông và nguy cơ mất ATGT.
Thính giả Hà An hỏi: "Bây giờ gần đến thời điểm thu hoạch lúa, tôi thấy cứ vào khoảng thời gian này lại có tình trạng phơi lúa, rơm rạ trên đường. Xin hỏi hành vi này bị xử phạt như thế nào?"
Thời gian qua, nhiều chính sách, chương trình và chiến lược quan trọng được triển khai nhằm tăng cường quản lý chất thải nhựa và giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, tới nay, việc ngăn chặn rác thải nhựa trên thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thành phố đang nghiên cứu xây dựng cầu Vàm Thuật nhằm kết nối quận 12 với quận Bình Thạnh, rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm. Cây cầu sẽ nối trực tiếp từ đường Đặng Thùy Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh sang đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12.
Mạng xã hội thời gian gần đây xôn xao với bài đăng của một số thầy cô giáo ở Hà Nội về việc học sinh dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải toán, làm văn với những phương pháp không phù hợp chương trình, bài “tốt bất thường” hoặc có cách diễn đạt quá hoa mỹ.