Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Khảo sát của phóng viên VOV Giao thông vào sáng 26/6 cho thấy, khu vực này rơi vào ùn ứ cục bộ, các phương tiện di chuyển rất vất vả dưới trời mưa.
Thực tế này khiến nhiều người lo lắng là "Ngã Tư Sở liệu có "tái khổ"? VOV Giao thông đã trò chuyện cùng một người tham gia giao thông tại đây để tìm hiểu về những diễn biến giao thông tại đây.
Xin chào anh, anh thường xuyên di chuyển qua Ngã Tư Sở vào khung giờ nào và theo hướng nào ạ?
Tôi di chuyển theo hướng Trường Chinh lên, tôi làm ở đường Láng Hạ nên luôn luôn di chuyển qua đây. Tôi di chuyển vào khung giờ đầu giờ sáng và cuối giờ chiều.
Sáng thì đi làm, chiều thì đi về nên hai khung giờ cao điểm là ngày nào cũng qua Ngã Tư Sở.
Thời gian qua, Ngã Tư Sở đã nhiều lần được tổ chức lại giao thông, anh nhận xét thế nào về những thay đổi khi di chuyển qua đây?
Tôi thấy là có những chuyển biến tốt về giao thông, việc ùn tắc giảm bớt không như ngày xưa, hướng đi thẳng đi đường Láng thì thuận lợi còn hướng chờ rẽ sang Nguyễn Trãi thì vẫn khó khăn.
Đến nay thì theo nhiều phản ánh là khu vực Ngã Tư Sở lại khó khăn trở lại, đặc biệt theo hướng từ đường trên cao xuống ngã tư. Anh có thể lý giải vì sao như vậy?
Nguyên nhân chính là do lượng người di chuyển về hướng đường Nguyễn Trãi quá đông, dẫn đến người ta đứng chờ đèn đỏ lâu dẫn đến tắc nhiều hơn.
Đặc biệt trong giờ cao điểm hay dưới thời tiết bất lợi như trời mưa sáng nay thì ùn tắc kéo dài hơn ra sao?
Nó kéo dài hơn vì lượng xe đông mà lại di chuyển chậm, ùn tắc nhiều hơn như sáng nay phải mất 10-15 phút mới di chuyển được qua nút đèn xanh đèn đỏ này.
Bình thường thì cuối giờ chiều và đầu giờ sáng là ùn tắc nhiều nhất, thời gian còn lại thì lượng xe ít đi sẽ đỡ ùn tắc hơn.
Vậy, anh có đề nghị gì về việc tổ chức hay phân luồng giao thông qua Ngã Tư Sở để việc di chuyển thuận lợi hơn?
Tôi cảm thấy đường quá bé mà lượng người tham gia giao thông quá đông nên phân luồng cũng không đủ.
Thực ra là muốn có một con đường khác, vì đường bộ không thì không đủ nên nếu có đường trên cao sẽ là mấu chốt để giải quyết ùn tắc.
Nếu có đường trên cao qua Ngã Tư Sở về Cầu Giấy thì các phương tiện sẽ di chuyển thuận lợi hơn ra sao?
Khi đó có làn đường riêng rồi thì ô tô sẽ chạy được ở trên còn xe máy đi phía dưới, lượng phương tiện sẽ giảm đi nhiều; ô tô chạy phía trên thì đương nhiên ùn tắc sẽ được cải thiện. Đấy là cách duy nhất để giải quyết được ùn tắc.
Ngoài ra, việc có thông tin cảnh báo từ sớm về ùn tắc giao thông ở Ngã Tư Sở có ý nhĩa ra sao, thưa anh?
Khi có thông tin ùn tắc thì người ta sẽ chọn về hướng khác, việc đó là quá tốt, chứ đã ùn tắc rồi mà mình còn đi vào thì ùn càng thêm ùn nên có biển để chỉ dẫn một hướng đường khác thì rất cần thiết, rất có ý nghĩa.
Vâng, xin cảm ơn anh với cuộc trò chuyện cùng VOV Giao thông
Để giải quyết tình trạng ùn tắc qua Ngã Tư Sở, người dân thường xuyên di chuyển qua đây rất mong mỏi dự án mở rộng đường Láng và xây dựng đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy sớm được triển khai để hoàn thiện và đồng bộ hạ tầng giao thông toàn tuyến.
Mặt khác, trước mắt, cơ quan chức năng cần tiếp tục khảo sát, điều chỉnh tổ chức giao thông, ưu tiên làn đường theo quy mô phương tiện trên mỗi hướng đi để tối ưu hóa khả năng lưu thoát cho ngã tư này.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.