Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Nâng tầm khóm Tắc Cậu

Trọng Nhân: Thứ tư 05/06/2024, 09:53 (GMT+7)

Nhắc tới cây khóm tại tỉnh Kiên Giang phần lớn người ta sẽ nghĩ đến khóm Tắc Cậu – loại khóm được mệnh danh là “đệ nhất khóm miền Nam”. Nơi đây gần trăm năm qua cây khóm được người dân tỉ mỉ chăm sóc và đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng

Vùng đất Tắc Cậu, thuộc xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang từ xưa đến nay nổi tiếng với những trái khóm ngon, ngọt đậm đà.

Để rõ hơn vì sao vùng đất này lại sản sinh ra được những trái khóm chất lượng như thế, sau đây mời quý thính giả cùng gặp gỡ với ông Lục Đức Long – Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, người đã đồng hành với người nông dân trồng khóm gần 20 năm qua.

PV: Vâng xin chào ông Lục Đức Long, cây khóm tại vùng đất Tắc Cậu so với những nơi khác liệu có lợi thế gì về thiên nhiên ban tặng không?

Khóm Tắc Cậu có khác hơn so với những vùng đất trồng khóm khác tại Kiên Giang, Hậu Giang, Long An…. Bởi khóm Tắc Cậu có lợi thế về thổ nhưỡng vì được bồi đắp phù sa từ sông Cái Lớn, Cái Bé. Trong đất có hàm lượng cali tự nhiên nên đã tạo cho cây khóm độ ngọt. Ngoài ra người nông dân rất chịu khó tìm và học hỏi các kỹ thuật mới để áp dụng cho vườn khóm tăng thêm năng suất, tăng thêm chất lượng khóm.

PV: Thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã có những kế hoạch gì để hỗ trợ người nông dân nâng cao chất lượng của cây khóm?

Những năm vừa qua đơn vị đã rất chú trọng đến cây khóm Tắc Cậu. Ngoài việc mở các lớp tập huấn để chuyển giao khoa học cho bà con mình nắm chắc, nắm chặt các kỹ thuật về canh tác cây khóm thì còn triển khai các mô hình hỗ trợ phân hữu cơ, tổ chức các chương trình sản xuất khóm theo hướng VietGAP để người dân nâng cao nhận thức về sản phẩm sạch, từ đó giúp người tiêu dùng yên tâm hơn.

Ngoài ra định hướng đó nhằm đưa cây khóm ngày một phát triển, để có thể đi xa hơn, hướng đến xuất khẩu tại các nước lân cận như Hàn Quốc, Trung Quốc.

PV: Cảm ơn ông vì đã chia sẻ. Thưa quý vị! Để rõ hơn về quá trình hình thành của một trái khóm chất lượng tại vùng đất Tắc Cậu, mời quý thính giả cùng lắng nghe phóng sự ngay sau đây.

Empty

Chạy dọc theo tuyến quốc lộ 63 để có thể đến vùng Tắc Cậu, thuộc xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang - nơi được nhiều người đồn thổi là vùng đất sản sinh ra những trái khóm đệ nhất miền Nam. Qua khu vực cầu Cái Bé, người đi đường sẽ dễ dàng thấy những mảnh vườn trồng đa canh 3 cây khóm – cau – dừa. Đây cũng là điểm khác biệt của mô hình trồng khóm so với những nơi khác.

Theo ông Vưu Quốc Cường -  nông dân trồng khóm cùng với cau dừa, mô hình trồng đa canh này đã giúp người nông dân mang lại lợi ích về kinh tế. Ngoài ra, các cây khóm – cau – dừa khi canh tác cùng nhau sẽ tự bổ trợ cho nhau để phát triển, đặc biệt khi đối mặt với biến đổi khí hậu: “Vào mùa hạn thì nhờ cây cau và cây dừa che bóng mát. Cho nên cây khóm không bị cháy lá, ít bị suy bụi khóm. Từ đó trái khóm mùa hạn cũng đẹp hơn, đây cũng là đặc điểm của khóm Tắc Cậu. Còn những nơi khác thì vào mùa hạn cây khóm thường bị cháy, héo khô đầu lá, trái thì không nở đồng đều.”

Ông Cường cho biết thêm, để có được trái khóm chất lượng, người nông dân nơi này rất chú trọng việc chăm sóc nguồn đất. Bởi đất là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định cây khóm phát triển ổn định:

“Người khác sau khi thu hoạch những cây khóm thường chặt và bỏ đi. Còn tôi thì tận dụng những cây khóm đó băm ra và để tự phân huỷ ở đất. Không chỉ cây khóm mà đối với tất cả các cây trồng, về vấn đề hữu cơ thì những xác bã của cây thì mình không nên huỷ, không nên đốt bỏ, thay vào đó nên trải đều trên mặt đất, để những chất hữu cơ trả lại cho đất, như vậy thì mới bền vững được. Thêm vào đó bồi bùn lên thì mặt đất mới bền vững hơn”.

Empty

Với hơn 30 năm trồng khóm tại Tắc Cậu, ông Vương Hiền Hoà cho rằng, trong quá trình phát triển của cây khóm phân bón đóng vai trò then chốt của vụ mùa đạt hay không. Việc cân đối giữa các loại phân bón cực kỳ quan trọng đối với chất lượng của trái khóm: “Thì nói chung khóm muốn làm ngon là do phân bón. Ví dụ bón phân URE nhiều quá thì trái khóm không ngọt, nước nhiều nhưng chua; còn bón phân 3 màu thì trái khóm sẽ có ngọt thanh nhưng không nhiều nước; chứ còn bón URE thì đạm, rồi DAP cũng đạm luôn thì trái khóm mất ngon. Thế nên mình phải cân đối các loại phân bón trong quá trình canh tác”.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, địa phương hiện có khoảng 2.000ha trồng khóm. Để khóm Tắc Cậu vươn xa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, thời gian qua, huyện xác định rõ vùng quy hoạch trồng khóm, xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ thiết thực, khuyến khích nông dân chuyển đổi từ diện tích trồng lúa, vườn tạp sang trồng khóm phù hợp theo quy hoạch; xây dựng mô hình trồng khóm Tắc Cậu theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Empty


Đóng góp để có được trái khóm ngon và chất lượng, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã luôn đồng hành, giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời người nông dân trồng khóm tại vùng Tắc Cậu. Ông Lục Đức Long – Cán bộ Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang, phụ trách địa bàn xã Bình An cho biết, mỗi năm đơn vị thường xuyên mở những lớp tập huấn kèm theo các chương trình hỗ trợ giúp người nông dân nâng cao kiến thức, học được nhiều cách làm hay để áp dụng trong quá trình canh tác:

“Để tiếp tục phát triển cây khóm Tắc Cậu, Trung tâm Khuyến nông hàng năm sẽ có bố trí các lớp tập huấn; hội thảo đánh giá các mô hình; triển khai các dự án hỗ trợ phân hữu cơ để cải thiện nền đất, cải thiện khóm Tắc Cậu; xây dựng các trang web để quảng bá thương hiệu khóm Tắc Cậu. Ngoài ra trung tâm Khuyến nông luôn tìm kiếm các kênh đối tác về thu mua khóm để làm đầu mối tiêu thụ khóm giúp bà con nông dân”.

Ông Long cho biết thêm, khóm Tắc Cậu không chỉ đem lại giá trị về mặt kinh tế, nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương mà còn giúp phát triển thương hiệu đặc trưng trong văn hóa, du lịch của huyện Châu Thành. Ngày nay, ngoài bán trái tươi truyền thống, các sản phẩm từ khóm cũng được phát triển thêm, như sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất khẩu khóm thái lát phơi khô, mứt khóm, bánh khóm.

Một mùa khóm đến với giá tăng khoảng 13.000/trái giúp người nông dân tại vùng Tắc Cậu ổn định đời sống hơn. Và dù giá thị trường của trái khóm có lên xuống đi chăng nữa nhưng chất lượng thì vẫn luôn được người nông dân đảm bảo, thậm chí tốt hơn theo thời gian. Bởi một phần vùng Tắc Cậu được thiên nhiên ưu đãi và còn lại là vì người nông dân luôn miệt mài, biết cách thay đổi để thích ứng với thời gian. 

Trọng Nhân/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Cơn mưa lớn xảy ra vào đêm và sáng sớm nay (16/9) đã khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu và ùn tắc. Thậm chí có người đi làm từ 5h30 sáng đã gặp cảnh tắc đường và lội nước để tới cơ quan.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Dự thảo Nghị định thanh toán điện tử giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sử dụng tài khoản giao thông, không chỉ thanh toán phí đường bộ mà còn chi trả phí tại sân bay, cảng biển, bãi giữ xe hay phí đăng kiểm xe ô tô.

Cứu một cái cây

Cứu một cái cây

Trong số hàng chục nghìn cây xanh bị ngã đổ sau bão số 3 và những cơn dông trước đó, nhiều cây không qua khỏi vì vết thương quá nặng, nhưng cũng có những cây đã được cứu sống kịp thời, nhờ sự tận tâm. Rất nhiều cảm xúc lắng đọng trong mắt bộ hành, khi ngắm nhìn một cái cây được cứu.

Quy định 'gỡ khó' nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Quy định "gỡ khó" nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Khó tiếp cận nhà ở xã hội là thực tế đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Mới đây, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Chắc chắn vẫn đủ đào, quất cho người Hà Nội chơi Tết

Chắc chắn vẫn đủ đào, quất cho người Hà Nội chơi Tết

Những ngày qua, thông tin về việc các làng trồng hoa truyền thống của Hà Nội như Nhật Tân, Tứ Liên chìm trong biển nước làm các vườn đào, vườn quất chết hàng loạt khiến người Hà Nội không khỏi đau xót và lo lắng cho Tết Nguyên đán...

Dấu xưa chợ Dinh

Dấu xưa chợ Dinh

Dù tên làng, tên ấp hay tên xã nhưng đối với người dân xứ Gò Công thì cái tên xưa nhiều người vẫn còn nhớ gọi khi nói đến Đồng Sơn, đó là “Chợ Dinh”.