Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Năm 2024: Ngành dệt may vượt khó, hướng tới xuất khẩu bền vững

Như Ngọc - Thuỳ Linh: Thứ sáu 02/02/2024, 20:48 (GMT+7)

Trong xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về về môi trường, xã hội và quản trị, doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm thế nào để vượt khó và chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững? 

Thực tế, Việt Nam không còn là quốc gia dệt may với lợi thế nhân công giá rẻ, thay vào đó, việc đầu tư, công nghệ kỹ thuật mới sẽ giúp cải thiện năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, đáp ứng với yêu cầu mới của thị trường.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động đầu tư máy móc, công nghệ mới của các doanh nghiệp trong ngành còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên chia sẻ: "Trong nhiều năm qua, đã nhiều doanh nghiệp đang định hướng đầu tư vào dệt, sợi nhưng nói cho cùng thì vốn chúng ta đang thấp. Chúng tôi ngoài việc xây dựng chuỗi trong ngành thì chúng tôi đang hướng đến chuỗi cùng với các doanh nghiệp nước ngoài".

Hiện thu nhập ngành dệt may Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc còn lại cao gấp 3 lần Bangladesh, gấp hơn 2 lần Ấn Độ, gấp 1,8 lần Campuchia, trong khi chi phí tiền lương nhân công chiếm tỷ trọng hơn 55% giá thành. Cùng với đó, doanh nghiệp dệt may phải ứng phó với đơn giá giảm sâu, khách hàng yêu cầu đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh…

Ảnh minh hoạ: Kinh tế chứng khoán

Ảnh minh hoạ: Kinh tế chứng khoán

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, doanh nghiệp dệt may muốn tham gia cuộc chơi toàn cầu sẽ buộc phải tự đổi mới, minh bạch hơn trong sản xuất cũng như bảo đảm sản phẩm được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm các yếu tố phát triển xanh:

"Những bài học kinh nghiệm của toàn ngành như thách thức mục tiêu phát triển bền vững, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm rác thải khí hậu buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, chúng ta phải đóng góp vào mục tiêu của COP 26 mà Chính phủ đã cam kết với toàn cầu..."Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có thể tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi các yếu tố về địa chính trị sẽ tác động tới bức tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành; chi phí đầu vào, cước vận tải và logistics tăng cao, trong khi nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng chưa thiết yếu vẫn hồi phục chậm. Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đưa ra dự báo:

"Với đơn hàng may thì đương nhiên vẫn bị cạnh tranh câu chuyện về giá nhưng số lượng đơn hàng và các nhà đặt hàng thì nhiều lên. Ở đây không chỉ là câu chuyện của thị trường Mỹ vì Mỹ là thị trường tiêu thụ dệt may lớn nhất của thế giới khi thị trường Mỹ đã ấm lên thì đương nhiên sẽ kích cầu toàn bộ các hệ thống đi theo. Thứ hai với thị trường sợi, ngành sợi thì đang chịu đựng 18 tháng khó khăn rồi, qua báo cáo của các đơn vị thì thị trường tương đối ảm đạm".

Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, kết nối hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới. Đó là những điều kiện thuận lợi để mở rộng cánh cửa thị trường cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may.

Ảnh minh hoạ: VnEnocomy

Ảnh minh hoạ: VnEnocomy

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn song đánh giá chung, có một điểm tích cực, đó là các doanh nghiệp đang tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để duy trì xuất khẩu vào các thị trường chính. 

"Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp của chúng ta cũng tiếp tục vận dụng các kinh nghiệm, bài học đã thu được để có thể đưa ra các chiến lược, sách lược thích hợp cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các rào cản thương mại mới phát sinh như các biện pháp về phòng vệ thương mại, các biện pháp liên quan đến lao động, môi trường".

Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn 2035 đã chỉ rõ, ngành dệt may được xác định là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước; có sản phẩm chất lượng, cạnh tranh trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may hàng đầu thế giới.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: "Để phát triển các khu công nghiệp mà đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp về nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường cũng như các điều khoản đánh giá của khách hàng thì chúng ta chưa có nhiều khu công nghiệp chuyên dệt may.

Thị trường về ngành thời trang thế giới chuyển biến rất nhanh, đòi hỏi theo mùa vụ nhưng chúng ta chưa đáp ứng được vải cho những thay đổi theo mùa vụ, mà cái đó nằm trong một số điều khoản được lợi ích dòng thuế từ các Hiệp định thương mại mà chúng ta lại không có".

Bối cảnh hiện nay đã có thay đổi song khó khăn vẫn có thể kéo dài, thậm chí đủ dài để sàng lọc và loại khỏi “cuộc chơi” những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh. Thị trường sẽ lựa chọn những doanh nghiệp nào luôn đổi mới, sáng tạo và phương thức kinh doanh linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của hội nhập./.

Như Ngọc - Thuỳ Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung

Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung

Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.

Tạm dừng vận hành kiểm tra metro số 1: “Mọi việc trong tầm kiểm soát”

Tạm dừng vận hành kiểm tra metro số 1: “Mọi việc trong tầm kiểm soát”

Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.

Những người đầu tiên “chia tay” xe máy, lựa chọn metro số 1

Những người đầu tiên “chia tay” xe máy, lựa chọn metro số 1

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.

Giảm tử vong do đuối nước: Cần giúp trẻ nhận diện vùng nguy hiểm, có kỹ năng sinh tồn

Giảm tử vong do đuối nước: Cần giúp trẻ nhận diện vùng nguy hiểm, có kỹ năng sinh tồn

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Kết năm 2024, TP.HCM thông xe 4 dự án giao thông cửa ngõ

Kết năm 2024, TP.HCM thông xe 4 dự án giao thông cửa ngõ

TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.

Chợ nổi Ngã Năm - mấy chặng thăng trầm

Chợ nổi Ngã Năm - mấy chặng thăng trầm

Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.

Kiên Giang: Rộn ràng làng khô ngày giáp Tết

Kiên Giang: Rộn ràng làng khô ngày giáp Tết

Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.