Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Một thời đánh dây thép

Nhật Minh: Thứ tư 15/05/2024, 10:09 (GMT+7)

Với giới trẻ ngày nay, ba chữ “đánh dây thép” hay “Nhà dây thép” chắc còn khá lạ lẫm, nhưng đó lại là những từ quen thuộc của những thập niên đầu thế kỷ 20.

Đi ra bưu điện để gửi thư gọi là ra “Nhà dây thép”, còn để gửi đi một bức điện tín cho bạn bè hay người thân thì họ gọi là đi “gõ dây thép” hoặc đi “Đánh dây thép”. Những từ này gợi lên hình ảnh ban sơ của ngành điện báo, khi lần đầu tiên người dân Sài Gòn và những vùng phụ cận nhìn thấy những “đường dây thép” giăng ngang trên bầu trời. 

Để tìm về ký ức của một thời đánh dây thép, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Vàng - người thường được gọi với Nickname thân thuộc “Ông 5”, ngụ Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Mặc dù năm nay đã 98 tuổi nhưng ông vẫn nhớ đến từng chi tiết, từng động tác của người đánh Morse, người đánh dây thép.

Trụ sở Bưu điện Sài Gòn năm 1895 - Ảnh Tư liệu từ trang web của Pháp.

Trụ sở Bưu điện Sài Gòn năm 1895 - Ảnh Tư liệu từ trang web của Pháp.

Theo ông, đánh Morse hay đánh dây thép là dùng ký tự đã được mã hóa sẵn để truyền tải thông tin từ người này sang người kia: "Thí dụ như họ đánh qua, đánh lại, đánh tới, đánh lui. Ở đằng xa, người trong nhóm nhìn ký hiệu đó là biết nội dung hoặc là chữ A, chữ B hay chữ C. Ví dụ như chữ A thì đánh như vầy, còn chữ B đánh dầy, còn chữ C đánh vầy. người ta kêu là đánh Morse".

Còn đánh dây thép thì cũng vậy. người kia ngồi ở bàn, ở đằng này đánh.Ví dụ mình viết miếng giấy gửi đi với nội dung “Tôi khỏe”. Người đánh dây thép nhìn là biết chữ “T” là đánh mấy nốt, dài hay ngắn theo nốt. Ví dụ như 1 chấm, gạch ngang 1 cái. Đại khái tựa tựa như cây đàn vậy đó. Trong đờn nó có nốt thì ở đó nó cũng vậy. Họ đánh tách tách, te, tách, tách,… ở đằng kia họ có cái máy để bắt tìn hiệu. Từ tín hiệu đó mà họ mới dịch ra tách tách này là chư “T, rồi te te te gì đó là chữ gì rồi ghép lại thành chữ. Đánh dây thép là vậy đó.

Theo chú Nguyễn Văn Be, người đã có rất nhiều năm gắn bó với ngành điện báo điện thoại, đánh dây thép ngày xưa không bỏ dấu được nên rất dễ bị dịch sai nghĩa. Đã có rất nhiều câu chuyện khôi hài xuất phát từ đây. “Vợ đẻ về gấp” lại dịch thành “Vỡ đê, về gấp” hay “Dũng cơ yếu” lại dịch thành “Đừng có yêu”.

Chú Be giải thích thêm: "Hồi đó chưa có vô tuyến, Nó có đường dây ví dụ như nối từ đây lên Sài Gòn nó có đường dây trần, 2 cộng dây nói với nhau. Sau này mình gọi là đi đánh điện tín. Hồi xưa nó không có viết dấu. “Vợ đẻ” thành “vỡ đê” không đó, hồi xưa kê là đánh dây thép. Dây thép là sợ dây để kết nối thôi. Hồi xưa không có vô tuyến, rồi cái Manistee bây giờ tít tít te tít nó đánh cái đó ra ngoài kia người ta nghe tín hiệu đó thì biết chữ gì. Ví dụ chữ SOS thì đánh là te tít te, rồi tít tít tít gì nữa đó. Có nghĩa là cấp cứu"

Theo sách sử ghi chép, ngay sau khi vừa đánh chiếm Sài Gòn vào năm 1859 và chưa chính thức đặt bộ máy cai trị tại đây thì các đô đốc Pháp đã nghĩ ngay đến việc thiết lập hệ thống điện báo để đảm bảo sự liên lạc thông suốt và nhanh chóng giữa các đơn vị quân viễn chinh với nhau. Đường dây điện báo đầu tiên dài 28 km nối liền Sài Gòn với Biên Hòa được người Pháp khánh thành ngày 27/03/1862. Công việc thiết kế và thi công gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện vật chất, kỹ thuật vào thời đó. Đường bộ bị chia cách bởi một con kênh cách Sài Gòn 8 km và một nhánh sông ở Biên Hòa.

Để giải quyết vấn đề này, Pháp phải khổ công đặt đường dây cáp ngầm ở những chỗ cắt. Đúng 18 giờ 30 phút ngày 27/3/1862, hai bờ sông Đồng Nai được nối liền, bức điện báo đầu tiên trong lịch sử viễn thông Việt Nam gửi đi từ Biên Hòa nhận được tại Sài Gòn chỉ sau 2 phút.

Đánh điện tín, hay còn gọi là đánh dây thép chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp. Muốn đánh điện tín phải ra tận nhà dây thép đọc hoặc viết tin cho nhân viên bưu cục gửi, chữ nào tính tiền chữ đó. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất ngày xưa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên các đường dây cáp điện thoại cũng chỉ kết nối được từ bưu cục của tỉnh này đến bưu cục của tỉnh kia mà thôi. Rồi sau đó, nhân viên bưu tá mới chuyển tiếp thông tin cần gửi đến huyện, xã và đến nơi người nhận. Cũng chính vì vậy mà thông tin từ người gửi đến người nhận cũng mất vài ngày.

Chú Be kể tiếp: "Hồi đó đâu có điện thoại. Muốn đánh điện báo đến nhà của ông gì đó với nội dung “Cha chết về gấp” nhân viên bưu cục đánh ra chữ đó rồi họ xách cái đó mà đi. Muốn đánh dây thép là phải tới nhà dây thép. Ngày xưa người ta kêu bưu điện bằng nhà dây thép luôn đó. Hồi đó đâu xuống tới dưới xã. Đánh về đến tỉnh thôi rồi bưu tá mói xách chuyển đi. Hồi đó là chỉ l iên lạc được tỉnh với tỉnh thôi. Ví dụ như muốn đánh đi Quảng Ninh thì nhân Bưu điện Quảng Ninh mới sao chữ ra rồi theo địa chỉ muốn chuyến đến huyện nào rồi xã nào thì người bưu tá đi phát. Ngày xưa đánh dây thép là đâu phải nhận liền được, ít nhất là 2 ngày sau mới nhận được. Bây giờ mình đánh là họ nhận liền được rồi"

Trước khi có email, điện thoại di động và mạng xã hội phổ cập đến toàn dân như ngày nay thì vào thập niên 90 của thế kỷ XX trở về trước, việc có được 1 chiếc điện thoại bàn cũng là điều xa xỉ. Trừ các cơ quan, Xí nghiệp, các nhà buôn cở lớn ra thì chẳng nhà dân nào có: "Trước giải phóng Mỹ Tho mình có khoảng 150 số điện thoại là cùng. Sau này mới có nhiều chứ trước 1975 thì nhà dân đâu có điện thoại. Nó chỉ phát cho mấy công sở, rồi các nhà buôn, các tiệm lớn, nhà thương mại, các tiệm may lớn mới có điện thoại. Còn người dân thì sài thư và điện tín không hà. Hồi trước giải phóng điện thoại chỉ có 3 số thôi, sau giải phóng tăng lên được 4 số. Còn bây giờ mình 6 số, 7 số lận. Đến năm 1997 mới có điện thoại trụ giống như trụ ATM, dùng điện thoại quay số"

Mặt tiền bưu điện- Ảnh VOH

Mặt tiền bưu điện- Ảnh VOH

Cho đến tận những năm 90, chiếc điện thoại bàn vẫn còn là vật xa xỉ đối với người dân, nhất là những người ở vùng sâu vùng sa. Theo bạn Nguyễn Thị Bình Trang – Một thế hệ 8X ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, dù Bình Trang không có khái niệm nào về 3 từ “Đánh dây thép”, nhưng hình ảnh mà bạn nhớ nhất thời đó chính là cảnh ba mẹ bạn phải xếp hàng dài ngoài Bưu điện để chờ đến lượt gọi điện thoại nói vài câu với cô con gái “rượu”.

Bình Trang chia sẻ: "Hồi đó ở quê tôi nghèo lắm, lại là vùng sâu nữa cho nên việc đi lại rất là khó khăn. Nhà tôi chỉ có 1 chiếc xe đạp mà ba tôi cũng dành cho tôi đi học. Nên khi muốn đến bưu cục thì ba mẹ tôi chỉ có thể đi nhờ xe hoặc đi bộ. Ba mẹ tôi thường tiếc tiền nên phải đi bộ thật sớm để xếp hàng. Vất vả là thế nhưng khi được nghe tiếng ở bên kia đầu dây thì mừng lắm. Mừng đến phát khóc luôn. Mà cũng phải ráng nói để lố số phút quy định. Rồi sau này ở gần nhà có tiệm tạo hóa có điện thoại bàn cho người ta nghe gọi rồi tính tiền, cho nên ba mẹ tôi cũng đở vất vả hơn"

Có thể nói rằng, từ chiếc điện thoại sơ khai ban đầu có 1 ống để nói và 1 ống để nghe rời nhau, được nối với đường dây cố định giữa máy này với máy kia thì đến ngày hôm nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ, nhất là cơn lốc của điện thoại thông minh đã cuốn phăng đi tất cả những trạm, trụ, buồng, bốt điện thoại cố định, thậm chí điện thoại bàn cũng ít ai hỏi tới. Không chỉ liên lạc trong nước mà còn cả các cuộc gọi Quốc tế cũng được thực hiện 1 cách dễ dàng chỉ bằng 1 chiếc điện thoại thông minh.

Đánh giá về sự phát triển của công nghệ nhất là công nghệ điện thoại, chú Nguyễn Văn Be nhận định: "Tính ra từ năm từ 2.000 cho tới giờ thì thấy rằng quá tiển triển. Điện thoại bây giờ nó qua tới Wiber, Zalo,… quá trời rồi. Coi như là phát triển vượt bật rồi. Thật không ngờ. Chỉ vài chục năm mà đã bằng 100 năm luôn rồi đó"

Máy móc thô sơ, cồng kềnh, thao tác phức tạp, hạn chế trong kết nối, những chiếc máy đánh Morse danh tiếng một thời nhanh chóng lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho những chiếc điện thoại bàn, điện thoại di động và giờ là điện thoại thông minh. Tuy nhiên đối với rất nhiều người, nhất là thế hệ cha ông của chúng ta, những tiếng lạch cạch, tít tít, te te và những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến những dòng chữ không bỏ dấu của một thời gian khó vẫn là những ký ức khó quên. 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.