Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và các bệnh lý tim mạch

Phan Nhơn: Thứ sáu 31/05/2024, 18:30 (GMT+7)

Khi bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, hai bộ phận sẽ vất vả nhất chính là tim và não.

Những bệnh lý ngưng thở có liên quan mật thiết gì đến các bệnh lý tim mạch, sẽ khiến bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị, loạn nhịp tim, đột quỵ về đêm, đột quỵ tái phát, nhồi máu cơ tim hoặc là suy tim.

Để làm rõ hơn những khái niệm mới mẻ và những thông tin về bệnh lý giấc ngủ, phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện cùng TS.BS Nguyễn Ngọc Phương Thư - Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, một chuyên gia tim mạch đến từ BV Nhân dân 115 TP.HCM.

Đón nghe Sóng về khuya số 09, phát sóng vào 23h, thứ Sáu (31/5) trên sóng FM91Mhz và livestream trực tiếp trên Fanpage: VOV Giao thông.

Chương trình phát thanh đêm khuya trên sóng VOV Giao thông, mang tới cho quý vị các câu chuyện và hệ thống kiến thức về giấc ngủ với chủ đề “Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và các bệnh lý tim mạch"

 

TS.BS Nguyễn Ngọc Phương Thư - Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TS.BS Nguyễn Ngọc Phương Thư - Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

PV: Trong bệnh lý ngưng thở khi ngủ thì có những bằng chứng nào liên quan với các bệnh lý về tim mạch không?

BS Nguyễn Ngọc Phương Thư: Thật sự có một mối liên hệ rất mật thiết giữa chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ với lại bệnh lý tim mạch. Để hiểu rõ hơn thì mình sẽ bắt đầu bằng việc hiểu ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là gì? Và tên gọi đặc điểm của nó là gì?

Là người bệnh sẽ có những đợt ngưng thở không có chủ ý lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm và chính vì điều đó trong cơn ngưng thở, người bệnh không thể đem oxy từ khí trời vào trong phổi - nghĩa là không thể cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể mà quan trọng nhất là tim và não.

Vì vậy, khi người bệnh có chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thì rất dễ bị những biến chứng ở trên hệ tim mạch. Ví dụ như là tăng huyết áp kháng trị, loạn nhịp tim, đột quỵ về đêm, đột quỵ tái phát, nhồi máu cơ tim hoặc là suy tim.

PV: Bác sĩ có thể giải thích rõ thêm cơ chế liên quan giữa bệnh lý ngưng thở khi ngủ và các bệnh lý tim mạch không?

BS Nguyễn Ngọc Phương Thư: Các chứng này đặc trưng bởi cái tình trạng khi người bệnh ngủ các cơ vùng hầu nó giãn quá mức làm xẹp đường thở. Khi xẹp một phần thì gọi là giảm thở hay là thở nông hoặc làm tắc nghẽn hoàn toàn đường thở.

Lúc đó sẽ hiện tượng ngưng thở và chính vì vậy người bệnh không thể đem oxy từ khí trời vào trong phổi để mà nuôi các cơ quan trong cơ thể, vì vậy cơ thể sẽ phản ứng theo ba cách.

Thứ nhất, người bệnh sẽ có những đợt vi thức giấc , tức là những thức rất ngắn. Người bệnh có thể không nhận biết, họ chưa có cử động tay chân nên họ có cảm giác như là ngủ mà bị bóng đè.

Thứ hai là tình trạng giảm oxy máu sẽ kích hoạt một  cơ chế thần kinh gọi là hệ thần kinh giao cảm. Và khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích thì người bệnh sẽ có triệu chứng là tăng huyết áp, tăng nhịp tim nên dễ bị  tình trạng tăng huyết áp kháng trị hoặc là loạn nhịp tim, nhất loạn nhịp tim về đêm trong lúc ngủ.

Cuối cùng, tình trạng tắc nghẽn đường thở làm cho người bệnh phải cố sức để thở và khi cố sức như vậy thì áp lực trong lồng ngực mình dao động quá mức và chính tình trạng đó sẽ làm cho tim mình dễ bị giãn ra, nhất là cái buồng tâm nhĩ. , cái cơ nó mỏng và như vậy rất là dễ bị rối loạn nhịp tim.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Trong quá trình điều trị của bác thì có những ca nào mang tính chất đặc thù về chứng ngưng thở và kèm theo bệnh lý tim mạch không?

BS Nguyễn Ngọc Phương Thư: Thật sự mình làm về giấc ngủ từ khá lâu, từ những ngày đầu tiên y học giấc ngủ phát triển ở Việt Nam thì mình gặp rất nhiều ca ấn tượng. Một trường hợp mà bác lớn tuổi đi khám rất nhiều bác sĩ, vì sao, vì bác tăng huyết áp ban đêm đến nổi bác phải để mát đo huyết áp ban đêm trên đầu giường.

Khi đến bác sĩ thì chẩn đoán mắc chứng lo âu, lo lắng cho thêm thuốc ngủ, thuốc chống lo âu. Vô hình trung làm nặng hơn chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn và không kiểm soát được huyết áp. Khi mình hỏi kỹ bệnh sử  và khám bác thì phát hiện mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn.

Rồi khi mình vừa được điều trị huyết áp và chứng ngưng thở tắc nghẽn, bệnh nhân được kiểm soát huyết áp tốt và không phải đi khám bác sĩ thường xuyên nữa.

PV: Vậy cách điều trị ở đây có khác gì so với bệnh lý khác không khi bệnh nhân vừa mắc chứng rối loạn giấc ngủ kèm bệnh lý tim mạch?

BS Nguyễn Ngọc Phương Thư: Nếu như người bệnh vừa có ngưng thở,tắc nghẽn khi ngủ vừa có bệnh lý tim mạch thì chắc chắn phải điều trị đồng thời cả hai cái bệnh lý này. Bởi vì khi điều trị tốt cả hai bệnh lý này sẽ có tác dụng hiệp đồng, tốt cho cả hai.

Một trong những cách chung là điều trị không dùng thuốc. Người bệnh phải làm sao giảm cân nặng về mức lý tưởng, hạn chế rượu bia, thuốc lá, phải tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Chế độ ăn phải nhiều rau xanh, trái cây thì đó là cách điều trị chung cho cả bệnh lý tim mạch và ngưng thở tắc nghẽn.

Về điều trị đặc hiệu cho từng bệnh lý riêng biệt, đối với tăng huyết áp thì chúng ta sẽ dùng những thuốc hạ huyết áp. Còn với chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ mình sẽ có nhiều biện pháp điều trị tùy theo mức độ nặng của ngưng thở, bệnh lý tim mạch nền của họ cũng như các điều kiện và sở thích của người bệnh.

Hiện nay CPAP là phương pháp điều trị thường được những hội chuyên khoa khuyến cáo khi người bệnh có bệnh ở giai đoạn trung bình trở lên. Tác dụng của CPAP như một cái nẹp của đường dẫn khí để chống lại tình trạng xẹp đường dẫn khí trong khi ngủ.

Ngoài CPAP còn những những biện pháp khác, ví dụ như dụng cụ hàm, người bệnh sẽ đeo một dụng cụ trong hàm giống như  miếng bảo vệ hàm khi mà họ tập thể thao ở những môn dễ gây chấn thương.

Và một phương pháp khá mới hiện nay, gọi là kích thích hô hấp, người bệnh sẽ được cấy một thiết bị ở thành ngực. Mục đích giúp cho đường dẫn khí không bị xẹp trong lúc ngủ, song kỹ thuật này hiện ở Việt Nam chúng ta chưa triển khai.

PV: Rất cảm ơn bác sĩ về cuộc chia sẻ ngày hôm nay!

Chương trình có sự tham gia đồng hành của các bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám trên cả nước; là những Chuyên gia về Giấc ngủ Quốc tế và Việt Nam.

Hiện nay các phòng khám và bác sĩ giấc ngủ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế đang thực hiện chương trình hỗ trợ khám và chẩn đoán tại nhà cho các bác tài.

Đây là cơ hội để mọi người có cơ hội kiểm tra sức khỏe giấc ngủ và chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ của mình.

Quý vị và các bạn có thể tham gia chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi cho các bác sĩ thông qua đường dây nóng: 024 37 919191 (Hà Nội) - 028 39 919191 (TP.HCM) - 028 38 309090 (MekongFM).

Bạn sẽ nhận được gì?

Từ 01/5 đến 30/6, các bác tài có tham gia chương trình tư vấn và chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ được:

- Miễn hoặc giảm giá 50% phí tư vấn khám tại các phòng khám và bác sĩ đồng hành chương trình;

- Voucher trị giá 1.000.000 VND cho dịch vụ đo đa kí hô hấp tại nhà cho 300 người đầu tiên tham gia chương trình.

Thông tin chi tiết các bạn vui lòng truy cập trang buonngukhilaixe.com và thực hiện các bước theo hướng dẫn của trang.

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn