Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sáng 09/12, nhiều tình huống thực và diễn biến quá trình giải quyết, xét xử trong các vụ án liên quan đến trật tự an toàn giao thông … được dàn dựng, tái hiện sinh động thông qua các video, clip...đã nhận được sự tương tác của nhiều học sinh, sinh viên tại sự kiện.
Đây là mô hình tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông mới do Tòa án Nhân dân Tối cao phối hợp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng.
Sau khi lắng nghe phân tích của đại diện Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an về nguyên nhân, lỗi vi phạm của một số tình huống va chạm giao thông, em Hoàng Gia Huy, học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức cảm thấy rất hào hứng :
"Em thấy được là cải cách tuyên truyền qua việc phân tích tình huống thực tế này nó sẽ hay hơn rất nhiều cả về bên đưa thông tin lẫn về người nhận thông tin.
Vì rõ ràng, việc mà xem một tình huống thực tế và có tư duy đời sống thì nó sẽ hay hơn, thu hút hơn nhiều là đọc một tài liệu, văn bản pháp luật, nó rất là khô. Sự kiện hôm nay vừa bổ ích vừa hấp dẫn cũng mang lại cho em được nhiều thông tin mới."
Anh Hoàng Minh Giang, học viên trường Học viện cảnh sát nhân dân cho rằng, cách thức tuyên truyền mới này sẽ tác động và lan tỏa lớn đến nhiều người tham gia giao thông:
"Đây là một buổi vừa là tìm hiểu, vừa là trao đổi kinh nghiệm và cũng như là và tìm hiểu thêm về pháp luật giao thông đường bộ, những quy định của pháp luật về Luật giao thông đường bộ để nhiều tầng lớp nhân dân biết đến hiểu và cũng như tuyên truyền cho những người còn lại những người thân trong gia đình có thể hiểu hơn và chấp hành Luật giao thông."
Những tình huống trong Mô hình phiên tòa giả định ngoài việc cung cấp những kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, còn giúp các bạn sinh viên Học viện Tòa án hình dung rõ nét hơn về công việc và vai trò của họ trong tương lai:
"Phiên tòa này rất hoành tráng và nó cũng rất thiết thực đối với các bạn học sinh sinh viên để có cái nhìn mới hơn, chân thực hơn về phiên tòa như thế này. Đối với những bạn được đi tham gia những phiên tòa giả định như thế này, mọi người sẽ có nhận thức đúng đắn hơn từ đó rút ra cho mình bài học tránh mắc lỗi liên quan đến ATGT."
"Làm rất chỉn chu có sự đầu tư về video hình ảnh để cho các bạn học sinh sinh viên nắm rõ được những nội dung của phiên tòa. Từ đó nâng cao nhận thức của các bạn sinh viên đối với an toàn giao thông Nó giúp ích khá nhiều cho tôi. Tại vì là sau này thì khi mà năm thứ 4 tôi sẽ được diễn án. Ở đây tôi đã hình dung được rằng là diễn án gồm có những cái gì và mọi người sẽ bắt đầu nó như thế nào. Nó khá rõ và cũng rất là thích tại vì nó rất chân thật."
"Em nghĩ mô hình và chương trình này rất thiết thực sẽ giúp cho các bác tài được tiếp cận gần hơn đối với mô hình này và mô hình này sẽ được nhân rộng."
Phát biểu khai mạc chương trình, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Biên Thùy cho biết, thời gian vừa qua, nhiều địa phương đã thực hiện tuyên truyền pháp luật thông qua “phiên tòa giả định”- phiên tòa được xây dựng từ các tình tiết của các vụ án có thật đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện phiên tòa giả định mất nhiều công sức, thời gian và chi phí. Do vậy, đổi mới cách tuyên truyền về an toàn giao thông thông qua “mô hình hóa các phiên tòa giả định” sẽ giải quyết được những khó khăn hiện nay và nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông:
"Dựa vào các bản án đã có hiệu lực pháp luật được Tòa án nhân dân, các tổ chức xét xử Bộ Tài liệu đã tập trung xây dựng các tình huống liên quan đến hành vi vi phạm của người dân , như không đội mũ bảo hiểm ,điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, điều khiển xe với tốc độ cho phép, điều khiển xe chạy ngược chiều, điều khiển xe khi chưa có giấy phép lái xe, điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép và các quy định về tội phạm hình sự... Bộ Tài liệu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông."
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử sẽ góp phần hoàn thiện việc đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho các cơ quan, đơn vị và các địa phương khi thực hiện công tác này.
Theo ông Hùng, xây dựng thói quen, ý thức thượng tôn pháp luật đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với những người tham gia giao thông mà đối với tất cả những người tham gia vào các hoạt động liên quan đến giao thông, từ những người làm xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, đến các lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, những người xét xử các vụ án về an toàn giao thông:
"Tôi cho rằng, thượng tôn pháp luật là nền tảng căn bản để chúng ta có văn hóa giao thông. Bởi vì các giá trị mà được quy định trong pháp luật chính là cái giá trị chung mà toàn xã hội theo đuổi, toàn xã hội tin tưởng và được ban hành thành quy định pháp luật để mọi người cùng thực hiện. Nếu chúng ta đều có tinh thần thượng tôn pháp luật thì văn hóa giao thông sẽ hình thành. Còn nếu chúng ta không có điều đó khi chúng ta không thể nào có văn hóa giao thông được."
Lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị cung cấp bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định” cho Ban ATGT các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo để làm tài liệu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là đối với nhóm đối tượng là học sinh THCS, THPT. Bộ tài liệu sẽ giúp đa dạng hóa cách tiếp cận các kiến thức, quy định pháp luật về an toàn giao thông và hy vọng sẽ trở thành công cụ tuyên truyền hiệu quả trong thời gian tới.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.