Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Miền Tây đối mặt thách thức triều cường

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ bảy 29/10/2022, 21:57 (GMT+7)

Những ngày này, nhiều tỉnh thành ở khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với đợt triều cường lịch sử tháng 10 âm lịch, gây ngập lụt diện rộng tại các vùng trũng thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro…

Tại các đô thị, mỗi ngày 2 lần, con nước lên cao bất thường khiến nhiều hoạt động kinh tế xã hội bị xáo trộn nhất. Nhiều diện tích hoa màu, cây ăn trái chuẩn bị cho Tết Nguyên sắp tới bị ngập sâu. Cùng với đó, việc sinh hoạt, đi lại của người dân cũng bị ảnh hưởng.

Chưa năm nào, cuộc sống người dân đồng bằng lại bị xáo trộn vì triều cường như năm nay. Ruộng vườn, đường phố đâu đâu cũng là nước và mức độ ngập cũng cao hơn mọi năm. Đây là điều bất thường, chưa từng có nên nhiều người vẫn vẫn chưa lường hết được mà có sự chủ động ngay từ sớm.

Ngay sau khi đợt triều cường bắt đầu từ ngày 6/10 và duy trì hơn 1 tuần, nước rút không bao lâu thì người dân lại bì bõm sống chung với nước. Không chỉ thời gian kéo dài, mà mực nước triều cũng rất cao.

Tại Cần Thơ, con nước nhiều ngày qua vượt báo động 3. Trong đó, đỉnh triều 2.27m đạt mốc cao nhất từ trước đến nay, cao hơn kỷ lục cũ 2.25m của 3 năm trước. Không chỉ Cần Thơ mà tại trạm Mỹ Thuận, Vĩnh Long cũng xác lập mức kỷ lục mới về triều cường. Con nước cao nhất là 2.17m, cao hơn 5cm so với mức lịch sử cũ năm 2017.

Ảnh: thanhnien.vn

Ảnh: thanhnien.vn

Theo Đài Khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, mực nước cao nhất tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu đo lúc 5h30 sáng 27-10 là 2,16m (vượt báo động 3 là 0,16m). Dự báo chiều nay khoảng 18h, mực nước có thể ở mức 2,22m và tương tự vào sáng ngày 28-10. Triều cường cao kỷ lục đã gây ngập úng sâu trên phạm vi rộng, khắp các vùng trũng thấp của Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ.

Mỗi ngày 2 lần, con nước lên khiến nhiều hoạt động kinh tế xã hội bị gián đoạn. Việc sinh hoạt, đi lại của người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều đoạn đê bao, bờ bao ngâm nước lâu có nguy cơ bị vỡ, sạt lở, nước tràn vào đe dọa đến tài sản của người dân, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Liên tiếp các đợt triều cường trong nửa tháng qua khiến người dân Cần Thơ ngán ngẩm với cảnh ngập nước, buôn bán ế ẩm.

 Sáng 27-10, mực nước trên sông, rạch tại TP Cần Thơ tiếp tục lên cao khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu đúng giờ cao điểm đi học, đi làm khiến người dân bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là bà con ở Ninh Kiều - quận trung tâm. Nhiều tuyến đường nội ô các quận trung tâm, khu vực ven sông rạch TP Cần Thơ tiếp tục bị ngập sâu.

Để ứng phó với vấn đề này, Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chỉ đạo: Giao cho Sở công thương chủ trì phối hợp với Điện lực Cần Thơ kiểm tra xử lý các sự cố về điện, đảm bảo an toàn về lưới điện, trạm biến áp, nhất là các điểm bị ngập. Giao cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ chủ động kiểm tra, theo dõi và quyết định luôn, chỉ đạo các trường học có thể điều chỉnh thời gian học cho phù hợp, có thể kéo dài một chút, có thể nghỉ trong trường hợp cần thiết.

Còn tỉnh Hậu Giang, trưa ngày 27/10, Đài khí tượng thủy văn tỉnh cho biết, mực nước trên sông Hậu đoạn Cần Thơ-Hậu Giang và mực nước sông, kênh, rạch, nội đồng trong tỉnh đã đạt đỉnh triều cường (đầu tháng 10 âm lịch), và ở mức trên BĐIII (0,33m).

Tại trạm Thủy văn Vị Thanh từ 0,88m-0,92m trên BĐIII từ 0,13m-0,17m, gây ngập lụt sâu, trên diện rộng tại huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp với thời gian kéo dài từ 5 ngày đến 7 ngày. Các địa phương còn lại ngập lụt cục bộ với thời gian kéo dài từ 6 ngày đến 8 ngày. Từ ngày 28-30/10 thời gian xuất hiện đỉnh triều cao vào buổi sáng từ 5 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút và chiều tối từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút.

Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Triều cường dâng trong những ngày gần đây làm xuất hiện tình trạng ngập cục bộ ở các địa phương ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do mới gây ngập úng nên bước đầu chưa ghi nhận thiệt hại đáng kể.

Ông Trần Thanh Toàn cho biết: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai –Tìm kiếm cứu nạn tỉnh triển khai phòng chống ngập úng cục bộ cho khu vực đô thị, khu vực xung yếu, vùng thấp và bố trí lực lượng sẵn sàng xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; tăng cường các hoạt động tuyên truyền kỹ năng ứng phó với dông lốc, mưa lớn, sét và triều cường, nhất là đối với những người dân vùng sâu, vùng xa để biết mà chủ động ứng phó, cũng như tổng hợp những thiệt hại của người dân để kịp thời xử lý cũng như có phương án hỗ trợ để giảm thiệt hại cho người dân trong sản xuất cũng như sinh hoạt.

Phân tích về tác động của BĐKH đối với kinh tế vùng ĐBSCL, TS Nguyễn Thanh Bình, Chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ chỉ rõ, đợt ngập do triều cường vượt ngưỡng kỷ lục năm 2019 vừa xảy ra tại TP Cần Thơ là bức tranh rõ nét nhất. Xu hướng mưa tại TP Cần Thơ ở mức tương đối, nhưng mực nước trên các sông lại có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, mực nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về lại có chiều hướng giảm, nước hạ nguồn lại trên đà tăng.

Lý giải nguyên nhân các đô thị trong vùng ĐBSCL bị ngập, gây khó khăn cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL giải thích: Thứ nhất, do nước biển dâng, dù tốc độ chậm, chỉ vài mm/năm nhưng tích lũy dần dần nhiều năm. Thứ hai, đồng bằng vẫn đang sụt lún vài cm mỗi năm do khai thác nước ngầm quá mức.

Thứ ba, thủy triều vào qua các nhánh lớn của sông Cửu Long không còn lan tỏa đi đâu được vì hai bên sông đều có đê cống chặn lại. Nước thủy triều chỉ chảy trong dòng chính nên mạnh hơn và dâng cao hơn trước đây.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, cho biết: Không gian hấp thu lũ còn phân nữa cho nên nước lũ không vào được, không tràn đồng được, nó xuống làm tăng ngập Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Trà Vinh và nó kích hoạt cuộc đua đê bao mấy chục năm nay và ở vùng dưới này, vùng giữa đồng bằng để bảo vệ cây ăn trái. Bảo vệ riết rồi chỗ nào cũng đắp đê bao, thành phố không đắp đê bao cho nên thành phố bị ngập. Cần Thơ bị ngập là do Cần Thơ không có đê bao trong khi xung quanh đắp hết.

Các chuyên gia nhận định, năm nay là một năm triều cường rất cao tại Nam Bộ, vì thế không loại trừ sẽ tiếp tục có những kỷ lục mới. Dự báo từ nay đến cuối năm, Nam Bộ sẽ còn 5 đợt triều cường nữa. Trong đó, chú ý nhất là 3 đợt triều cường vào cuối tháng 10, cuối tháng 11 và cuối tháng 12.

ảnh: vovlive.vn

ảnh: vovlive.vn

Miền tây đối mặt với thách thức triều cường

Có thể thấy, chuyện triều cường lên ở ĐBSCL thì năm nào cũng có, nhưng chuyện ngập sâu vượt mốc lịch sử và đường biến thành sông thì đây là lần đầu tiên.

Theo các chuyên gia, triều cường ở Nam bộ vừa qua lên cao không chỉ ở miền Tây, mà ngay cả trạm Phú An ở huyện Nhà Bè trên sông Sài Gòn cũng vượt mức báo động 3. Thế nhưng, chỉ có trên sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây vượt mức lịch sử vì các sông ở ĐBSCL có thêm yếu tố nước lũ từ thượng nguồn sông Mêkông đổ về.

Năm nay, lượng nước về vượt báo động 1 xấp xỉ trung bình nhiều năm và cao hơn nhiều so với vài năm gần đây. Bên cạnh đó còn có yếu tố sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm, vì mức độ đô thị hóa cao làm thiếu không gian cho tiêu thoát nước khi gặp tình trạng ngập kết hợp với mưa... Không có không gian, nước dồn về các trung tâm, đô thị ven biển. Khu trung tâm nội ô TP.Cần Thơ và các tỉnh miền Tây có hai bài toán cần phải giải ngập là giảm khai thác nước ngầm nhằm hạn chế sụt lún, tạo không gian cho nước lan tỏa.

Thực tế cho thấy, theo kết quả đo đạc của các nhà khoa học, trong những năm trở lại đây, khu vực ĐBSCL đang lún rất nhanh, với tốc độ trung bình khoảng 1,1 cm/năm, có những nơi đến 2,5 cm/năm.    Việc làm đê bao khép kín đã thu hẹp không gian chứa lũ tại vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, cộng với tác động của thủy triều từ Biển Đông gây ra tình trạng ngập tại các đô thị ở đồng bằng. Càng thu hẹp không gian chứa lũ của 2 vùng trên thì lũ càng tràn xuống vùng hạ nguồn.

Hiện tượng ngập tràn cục bộ là do con người đã "cướp mất không gian của nước". Đáng lo ngại là các tác động tiêu cực dẫn đến ngập lụt đô thị ngày càng nghiêm trọng không chỉ do triều cường mà nó đang chịu tác động tích lũy, liên hoàn do nhiều nguyên nhân, tạo ra "cú đấm hội đồng" lên các đô thị.

Để khắc phục tình trạng phố ngập, không phải là chi nhiều tiền cho các công trình xây dựng, mà cần khắc phục, thay đổi tư duy về ngập nước. Cần chuyển từ chống ngập triệt để sang điều tiết nước linh hoạt với các tính toán khoa học và thực tế, làm sao rút ngắn được thời gian ngập và mức ngập nông hơn, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt hơn.

Và để đảm bảo an toàn khi triều cường lên cao người dân ở các vùng trũng thấp cần lên sẵn những phương án ứng phó. Trong đó, tại những vùng ngập, cần lắp rào chắn quanh kênh rạch tránh trường hợp khi ngập sâu không phân biệt được đường và sông; ban đêm nên bố trí dây và đèn. Cập nhật các vị trí ngập, mức độ ngập, giờ đỉnh triều để chủ động di chuyển. Kê cao các đồ dùng điện và ngắt hết nguồn điện khi nhà có dấu hiệu ngập nước, đề phòng điện giật. Chủ động gia cố và tôn cao các đoạn đê bao, bờ bao thấp, xung yếu, đề phòng sạt lở, vỡ đê.

Ngập úng do triều cường là câu chuyện “đến hẹn lại lên”. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại trong thời gian tới, các địa phương cần triển khai quyết liệt các giải pháp đã chọn, có như vậy, người dân mới không còn vất và khi triều cường dâng cao, vườn cây hoa màu an toàn trước con nước lớn.

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.