Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Liên tiếp sạt lở nghiêm trọng: Do thiên nhiên hay thiếu quy hoạch đồng bộ?

Huy Hoàng: Thứ sáu 18/08/2023, 11:13 (GMT+7)

Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, cả nước xảy ra hàng chục trận sạt lở đất, đá gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản. Đặc biệt, 2 vụ sạt ở ở tỉnh Lâm Đồng đã khiến nhiều người thương vong. Nguyên nhân cdo đâu? Do thiên nhiên hay do con người.

Vụ sạt lở bờ taluy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại Đà Lạt. Ảnh: CAND

Vụ sạt lở bờ taluy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại Đà Lạt. Ảnh: CAND

Tại Lâm Đồng, một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại thành phố Đà Lạt vào rạng sáng 29/6 khiến 2 người bị vùi lấp, nhiều người bị thương được chuyển đến bệnh bệnh cấp cứu. Tiếp đó, chiều ngày 30/7, một vụ sạt lở đất nghiêm trọng khác đã xảy ra tại Trạm Cảnh sát giao thông Mađagui, nằm giữa đèo Bảo Lộc làm 3 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và 1 người dân tử vong.

Còn tại tỉnh Đắk Nông, sau mưa lớn, nhiều khu vực cũng đã bị sạt lở nghiêm trọng. Lãnh đạo địa phương đã phải ký Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục tại 3 khu vực gồm: Công trình hồ chứa nước Đắk N’Ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, đường Hồ Chí Minh qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa và điểm sạt trượt tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.

Tại khu vực miền núi phía bắc, mưa lũ lớn cũng đã gây ra sạt lở, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân tại các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái...Ngoài ra, hàng loạt vụ sạt lở ở các tỉnh miền Tây như: Long An, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng…. Thời gian qua đã gây thiệt hại nhiều tài sản và làm xáo trộn cuộc sống của nhiều người dân.

"Lở quá trời sâu vào rồi, giờ ai cũng hồi hộp, ban đêm không dám ngủ"

"Mỗi lần triều cường lên rồi tàu bè qua lại, gây ra sóng lớn. Và sau đó nó làm cho đất nó bị sạt lở nên là dân bất an về cái chuyện này.”.

"Tối ngủ bất an lắm, lo lắng lắm, nhiều khi lỡ xuống dưới sông thì không biết làm sao giờ"

Theo TS Võ Kim Cương (nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM) hiện tượng sạt lở được cấu thành bởi hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là từ tự nhiên, do mưa làm tích một lượng nước lớn trong đất, làm giảm kết cấu độ bền của đất cộng với địa hình dốc đã dẫn tới sạt lở.Tiếp đến là nguyên nhân tạo; trong đó, quá trình tác động của con người vào thiên nhiên như làm đường, xây dựng cơ sở vật chất, canh tác...càng khiến cho các nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn:

“Sạt lở là do sự biến dạng của kết cấu đất, trong quá trình chịu lực thì nó sẽ có sự biến dạng, mà trong sự biến dạng đó thì nó sẽ gây ra các vết nứt và sẽ sạt lở.

Về nguyên nhân con người là do việc thiết kế, thiết kế kết cấu các công trình làm thay đổi kết cấu của đất. Ví dụ như mình khoét các taluy, khoét các con đường vào núi thì tạo thành mái dốc và như vậy cũng đã thay đổi kết cấu của đất rồi. Cái việc thay đổi đã có sự tính toán an toàn nhưng có thể số liệu tính toán nó không chính xác thì nó cũng có thể nó vẫn xảy ra hư hại công trình”, TS Võ Kim Cương nói.

Hiện trường vụ sạt lở ở Đà Lạt khiến nhiều ngôi nhà bị ảnh hưởng. Ảnh: TTXVN

Hiện trường vụ sạt lở ở Đà Lạt khiến nhiều ngôi nhà bị ảnh hưởng. Ảnh: TTXVN

Cùng quan điểm, thạc sỹ Lê Thị Xuân Lan (chuyên gia thời tiết) cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan là do thời tiết ngày càng cực đoan hơn, thì nguyên nhân từ con người như đô thị hóa, khai thác nước ngầm và khai thác cát thiếu quy hoạch làm thay đổi địa mạo lòng sông khiến thay đổi dòng chảy, từ đó gây sạt lở: “Một vấn đề nói đến là vấn đề khai thác nước ngầm quá mức, kế hoạch khai thác nước ngầm phải theo quy hoạch và mang tính chất khoa học cao. Thêm cái nữa là bây giờ người ta khai thác cát không có theo quy hoạch, thì nơi đó phải trả giá bằng việc sạt lở. Bây giờ khắp nơi đều sạt lở, cứ ven sông, ven kênh rạch sạt lở là vì vậy”.

Rõ ràng, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho tự nhiên, trước sự tác động “thô bạo” của con người, tình trạng sạt lở qua mỗi năm ngày càng diễn biến khốc liệt hơn. Và không chỉ xảy ra ở các tỉnh thành miền núi, mà ngay cả tại thành phố lớn như TP.HCM, sạt lở cũng đang rất phức tạp.

Thống kê mới đây cho thấy, toàn TP.HCM hiện có 32 vị trí sạt lở tại 7 quận, huyện và TP. Thủ Đức với tổng chiều dài khoảng 18km, ảnh hưởng hơn 1.300 hộ dân. Trong đó, có 8 vị trí đặc biệt nguy hiểm và 24 vị trí nguy hiểm.

Ông Trần Văn Nghĩa (Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP.HCM) cho biết, trong 32 vị trí sạt lở đã có 23 vị trí đã có dự án đầu tư kè, chống sạt lở: “Thời gian qua, Ủy ban thành phố cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án này, để sớm hoàn thành đưa vào vận hành để đảm bảo bảo vệ dân cư trong khu vực sạt lở. Ngoài ra, thành phố cũng đã triển khai nhiều giải pháp khác như tăng cường xử lý hành lang bảo vệ bờ sông kênh rạch để hạn chế rủi ro sạt lở, cũng như sắp xếp bố trí lại dân cư các khu sạt lở cao đến nơi tái định cư an toàn”.

Theo các chuyên gia, giải pháp lâu dài, cần làm tốt công tác quy hoạch đồng bộ và khoa học, đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để người dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc san gạt, làm mất chân sườn dốc lấy mặt bằng xây dựng.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn (chuyên gia quy hoạch đô thị) nhấn mạnh: “Cái chuyện phát triển đô thị phải đi đôi với hạ tầng, và điểm rất quan trọng là chúng ta cần có 1 tinh thần khoa học trong việc đối xử với sạt lở. Và bên cạnh đó là nó có tình trạng bê tông hóa, bê tông hóa mà không đồng bộ thì cái chỗ này mình làm cứng nó lên thì dòng chảy nó sẽ thay đổi, và nó sẽ xói cái khu không được bê tông hóa bên cạnh. Thì như vậy, khi giải quyết vấn đề cần có 1 cái nhìn tổng thể và định vị những giải pháp bao gồm cả giải pháp quy hoạch, giải pháp hạ tầng.”.

Tiến sỹ Võ Kim Cương chia sẻ: “Cái quan trọng nhất vẫn là cái khâu khảo sát, khảo sát thiết kế ban đầu, đối với các khu vực mà mình xây dựng công trình, thì các số liệu thiết kế về địa chất, thủy văn phải rất chính xác, và phải có dự liệu cái an toàn cho biến đổi khí hậu cực đoan. Cái thứ 2 là về kỹ thuật xây dựng khi thiết kế công trình có khả năng sạt lở thì phải tính tới khả năng đó.”

Ngoài ra, cần xác định vùng nào dễ bị tổn thương, dễ bị sạt lở, có đơn vị khoa học của Nhà nước tổ chức nghiên cứu, từ đó đưa ra khuyến cáo phù hợp. Muốn làm được điều này cần có hệ thống quan trắc ổn định, lâu dài để đoán được những việc xảy ra.

Empty

Đừng đổ lỗi cho thiên tai

Nếu có dịp được dong xe dọc các tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi sự biến chuyển tích cực của mạng lưới hạ tầng giao thông nước nhà. Song, tôi tin rằng không ít người cũng sẽ “ngỡ ngàng, hoảng hốt” bởi những sườn núi “trơ đá”, những vạt đồi thưa thớt cây ăn trái hay những tuyến đê kè bị “khoét hàm ếch” vài chục mét…

Tuy chưa có thống kê chính thức nào nhưng có thể xem năm 2023 là năm có số vụ sạt lở vào loại nhiều nhất và gây hậu quả nặng nề nhất từ trước đến nay. Các vụ sạt lở trải đều ở các khu vực phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên và cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Không chỉ gây thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng mà một số vụ thậm chí được dự báo có thể gây …vỡ hồ chứa, gây nguy hiểm cho cả khu vực rộng lớn.

Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến phức tạp hơn, các hình thái của thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt và không tuân theo quy luật nào. Điều này khiến công tác dự báo, ứng phó, phòng chống và khắc phục hậu quả ngày một khó khăn hơn. Tuy vậy, thiên tai không phải là nguyên nhân để đổ lỗi cho những sự cố vừa qua.

Chính tư duy “phát triển nhanh và nhanh hơn nữa” mà không quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên đã và đang khiến chúng ta phải trả giá. Hay nói đúng hơn thiên tai chính là hệ quả do nhân tai mang lại.

Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận khái niệm “phát triển bền vững” và thực hành chặt chẽ các yêu cầu về quy hoạch, xây dựng, bảo tồn và tuyệt đối “không hi sinh môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Hạn chế tác động đến môi trường cũng sẽ giúp hạn chế được thiên tai.

Do đó, các bên liên quan cần chung tay, hợp tác, trách nhiệm và quyết liệt hơn ngay từ những việc nhỏ nhất, chỉ có vậy mới có thể giảm thểu được hậu quả từ thiên tai gián tiếp do nhân tai gây ra.

 

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.