Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

“Cuộc đua” giải ngân vốn đầu tư công

Kim Loan: Thứ năm 14/11/2024, 08:51 (GMT+7)

Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Nhiều địa phương, trong đó có vùng ĐBSCL, đang chạy nước rút đẩy nhanh tiến độ giải ngân vào các tháng cuối năm.

Công trình dự án Đường từ Quốc lộ 53 - Khu Công nghiệp Hòa Phú - Đường Phú Lộc Bầu Gốc - Quốc lộ 1 đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã được tỉnh phê duyệt đầu tư. Mục tiêu của dự án nhằm mở rộng, phát triển hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, tạo trục hành lang phát triển đô thị mới. Tuy nhiên, đến nay, nhà thầu không thể thi công được vì nhiều lý do.

Anh Dương Thanh Xuân, một nhà thầu đang thi công đoạn đường này cho biết: “Khó khăn là còn vướng mặt bằng nên nhà thầu không triển khai nhanh được. Trong đó nó ảnh hưởng đến cống dọc, cống ngang và phòng dốc cầu nên nhà thầu chưa triển khai được”.

Ông Lương Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết đây chỉ là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh. Việc triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do vướng nhiều quy định.

Cho nên, đến 24/10, tỉnh vẫn còn 16 công trình chưa khởi công, 4 dự án chuyển tiếp chưa giải ngân, 8 dự án chuyển tiếp giải ngân dưới 30%. Tổng vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh là hơn 4.852 tỷ đồng, đến 15/10, giải ngân gần 1.975 được tỷ đồng, chỉ đạt 40,7% kế hoạch.

“Trong quá trình thực hiện luật đất đai năm 2024, tỉnh phải xây dựng ban hành các chính sách mới để áp dụng nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện việc xác định giá đất  cũng như phê duyệt các phương án giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

Một số dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, để phát huy hiệu quả đầu tư cần phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế. Một số dự án khi triển khai thực hiện thiết kế có sai lệch vị trí so với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương nên đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án”, ông Lương Trọng Nghĩa cho biết.

Hiện nay các địa phương đang nỗ lực giải quyết nguồn vật liệu, có đủ sẽ thi công nhanh, giải ngân vốn nhanh

Hiện nay các địa phương đang nỗ lực giải quyết nguồn vật liệu, có đủ sẽ thi công nhanh, giải ngân vốn nhanh

Không riêng gì Vĩnh Long, TP. Cần Thơ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong giải ngân vốn đầu tư công. Lý do chậm là do công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp khó khăn, người dân vẫn còn khiếu nại về giá và chính sách hỗ trợ tái định cư; khan hiếm nguyên vật liệu cát để san lấp, đắp nền đường đối với các công trình lớn.

Ông Trần Tiến Đạt, PGĐ Ban QLDA và Phát triển quỹ đất quận Cái Răng cho biết: “Ban tập trung nhân lực và hối thúc nhà thầu tập trung nhân công, thiết bị, máy móc và vật tư ở công trường. Từ đó Ban giải ngân hết số vốn được giao, trên tinh thần là đạt 95% số vốn được giao”.

Còn tại Bạc Liêu, đến hết quý III/2024, vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh giải ngân được 1.481 tỷ trên 3.655 tỷ đồng, chỉ đạt 40,53% kế hoạch. Trong đó, huyện Vĩnh Lợi giải ngân rất thấp do những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, vướng mắc khu tái định cư, vướng thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, thi công chậm do thiếu cát trong san lấp.

Ông Hồ Cao Đẳng, PGĐ Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Một số hộ dân chưa dồng thuận phương án xây dựng nên ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Sắp tới đơn vị sẽ tiến hành đối thoại để thúc đẩy quá trình giải gân đạt yêu cầu”.

Thủ tướng kiểm tra cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Một trong những tuyến cao tốc đang nỗ lực hoàn thành vào năm 2025. Để có được kết quả này, nhiều tập thể và cá nhân nỗ lực GPMB, thi công, giải ngân vốn nhanh

Thủ tướng kiểm tra cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Một trong những tuyến cao tốc đang nỗ lực hoàn thành vào năm 2025. Để có được kết quả này, nhiều tập thể và cá nhân nỗ lực GPMB, thi công, giải ngân vốn nhanh

Năm 2024, Chính phủ tiếp tục coi giải ngân đầu tư công là động lực quan trọng để tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Gần 678 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và yêu cầu giải ngân phải đạt ít nhất 95% kế hoạch. Tuy nhiên, đã qua 10 tháng của năm nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt khoảng 52,29% kế hoạch, thấp hơn nhiều so với yêu cầu đề ra.

Các nguyên nhân “cố hữu” ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được kể đến vẫn là vướng mắc về thủ tục, chậm giải phóng mặt bằng, năng lực của nhà thầu, thiếu vật tư, thiết bị. Năm nay thêm yếu tố thời tiết cực đoan, bất thường đã làm gián đoạn công tác thi công tại nhiều công trình, dự án.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ giải ngân một đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,62 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước vào nền kinh tế. Đồng thời giải ngân vốn đầu tư công tăng 10% so với năm trước sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,6 điểm phần trăm. Đó là chưa kể, nếu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư tăng “một” điểm phần trăm sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm khoảng 0,12 điểm phần trăm.

Để đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các địa phương ĐBSCL đã thành lập Ban chỉ đạo “Giải quyết khó khăn, vướng mắc và Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công”. Tại Vĩnh Long, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết:

“Các thủ trưởng, các sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố, các chủ đầu tư là phải chịu trách nhiệm  trước tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu thực hiện dự án chậm giải ngân không đạt kế hoạch đề ra.

Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo chủ động giải quyết những khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo thường trực, Ban chỉ đạo xây dựng cơ bản, các sở ngành có liên quan để phối hợp giải quyết kịp thời và phải xác định trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị”.

Chỉ còn vỏn vẹn hơn một tháng để “hấp thụ” hơn 300 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công. Nếu không nỗ lực tăng tốc gấp đôi, gấp 3 trong chặng “nước rút” này - thì khó có thể hoàn thành giải ngân nguồn “vốn mồi” - “động lực quan trọng” cho tăng trưởng. Thủ tướng đã vừa ra Quyết định thành lập “Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án”, trong đó nhấn mạnh đến việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, cả các nguồn vốn khác.

Giao thông ĐBSCL là lĩnh lực chiếm tỷ lệ vốn đầu tư công cao nhất 2024

Giao thông ĐBSCL là lĩnh lực chiếm tỷ lệ vốn đầu tư công cao nhất 2024

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng; tạo động lực mới, không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ, nội dung về đầu tư công thường xuyên được Chính phủ thảo luận, phân tích và có các chỉ đạo, giải pháp cụ thể đưa vào Nghị quyết của phiên họp. Từ đầu năm đến nay cũng đã có rất nhiều Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc.

Thế nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 10 mới chỉ đạt được hơn nửa kế hoạch. Đáng lưu ý, đến nay vẫn còn 31 bộ, cơ quan và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Điều này đã chỉ ra một “mấu chốt”, nếu không giải quyết được các điểm nghẽn từ chính đội ngũ điều hành và thực thi chính sách hiện hữu, để chậm giải ngân vốn đầu tư công là vô cùng lãng phí.

Để vấn đề giải ngân vốn đầu tư công không còn diễn ra cảnh “trên nóng, dưới lạnh”, cần phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Đồng thời, cần có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Mạnh dạn, kiên quyết thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công cũng là giải pháp cấp thiết cần quyết liệt thực hiện. Chỉ khi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, quyết liệt trong từng hành động thì mới chấm dứt tình cảnh giải ngân vốn đầu tư công "đầu năm thong dong, cuối năm tăng tốc”.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Lại gấp rút giải ngân vốn đầu tư công các công trình giao thông trọng điểm

TP.HCM: Lại gấp rút giải ngân vốn đầu tư công các công trình giao thông trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm, UBND TP.HCM vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, yêu cầu đẩy mạnh thực hiện đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Để phụ huynh không còn lý do

Để phụ huynh không còn lý do

Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.

Phản ứng của tài xế xe ôm, shipper về “thẻ hành nghề” phải xin dấu của phường

Phản ứng của tài xế xe ôm, shipper về “thẻ hành nghề” phải xin dấu của phường

Giấy xác nhận về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe hai bánh, hay cách gọi khác là “thẻ hành nghề” dành cho xe ôm, shipper – Đây là nội dung đề xuất được UBND TP. Hà Nội đang xây dựng nhằm quản lý hoạt động này. Những tài xế xe ôm, shipper phản ứng thế nào về đề xuất này?

Hiệu quả từ việc đóng lối đi tự mở ở ‘điểm đen’ tai nạn đường sắt

Hiệu quả từ việc đóng lối đi tự mở ở ‘điểm đen’ tai nạn đường sắt

Theo thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 28 vụ tai nạn đường sắt, làm 10 người chết, 17 người bị thương. Dù số vụ giảm, nhưng số người chết tăng 25% so với cùng kỳ.

Vượt đèn đỏ chủ yếu trong Giờ cao điểm, quyết xử lý nghiêm

Vượt đèn đỏ chủ yếu trong Giờ cao điểm, quyết xử lý nghiêm

Tình trạng vượt đèn đỏ vẫn còn phổ biến tại nhiều nút giao của thủ đô, CSGT nhận định hành vi trên thuộc về lỗi ý thức người tham gia giao thông, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm.

Thầy giáo quân hàm xanh vì trẻ em khó khăn

Thầy giáo quân hàm xanh vì trẻ em khó khăn

Trong bộ quân phục, Trung tá Vũ Trường Tính luôn là hình ảnh của một người lính dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Nhưng ít ai biết rằng, sau những giờ phút căng thẳng trên tuyến biên giới, anh lại trở về với một vai trò hoàn toàn khác: một người thầy tận tụy, mang tri thức đến cho trẻ em nghèo.

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đang gây hại đến sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đang gây hại đến sức khỏe con người

Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.