Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt tốt cơ hội trong liên kết với các doanh nghiệp, đối tác từ EU để tận dụng thuế quan ưu đãi, tiếp cận nguồn nguyên liệu và công nghệ chất lượng, tham gia vào chuỗi cung ứng từ một khu vực kinh tế hàng đầu thế giới.
"Vấn đề là chúng ta phải nâng tầm doanh nghiệp Việt lên để tham gia vào chuỗi giá trị thông qua công nghiệp hỗ trợ và thông qua các liên kết làm ăn, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chúng ta phải làm sao doanh nghiệp xứng đáng làm được việc đấy. Phải nói rằng những năm gần đây công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển khá tốt về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Chúng ta tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu và chuỗi giá trị hàng hóa của họ ở phân khúc công nghệ trung bình và thấp, chưa có phân khúc công nghệ cao", ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) chia sẻ tại Tọa đàm: “Liên kết với doanh nghiệp EU, tận dụng hiệu quả EVFTA" ngày 6/10.
Theo ông Toàn, các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ, chất xám, đầu tư vào con người mới có thể hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng.
Còn theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển đầu tư của EU. Liên kết hợp tác chuyển giao công nghệ Việt Nam – EU có lợi ích hai chiều.
"Doanh nghiệp EU cũng rất quan tâm đến việc chia sẻ công nghệ hay nâng cao trình độ của các cán bộ, công nhân người Việt Nam để từ đó làm sao có lợi ích hai chiều. Đối tác Việt Nam có tiêu chuẩn tốt, tiêu chuẩn cao và có nhân lực tốt thì rõ ràng họ cũng được lợi", ông Khanh nhận định.
Theo ông Ngô Chung Khanh, chúng ta phải xác định làm với EU là làm chuẩn, bài bản, phải cùng một tư duy với họ, cùng một đẳng cấp với họ. Thứ hai cần chú ý đó là phải tương thích dần về các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thứ ba, cần phải chú ý nâng cao trình độ quản trị và đặc biệt phải quan tâm đến phần truy xuất nguồn gốc, truy xuất xuất xứ. Thứ tư là quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Cuối cùng nhưng rất quan trọng đó là chúng ta phải quan tâm đến lao động và môi trường, phát triển bền vững.
"Tôi nghĩ đó là 5 điểm mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý và chúng ta làm được thì cơ hội để chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng EU trong thời gian tới sẽ rất mạnh", ông Ngô Chung Khanh nhấn mạnh.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group chia sẻ, EU là khu vực đi đầu trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi làm với EU chúng ta rất cần quan tâm đến chất lượng, bởi vì chất lượng vào EU kiểm soát khá chặt chẽ và đấy là cũng là thế mạnh của họ. Cho nên nếu hợp tác với họ thì có một thuận lợi là chúng ta có thể đi theo họ và có thể phát triển tốt so với phần còn lại của thế giới.
"Khi xuất được vào EU thì chúng ta có thể xuất được rất nhiều thị trường khác trên thế giới, ví dụ như Đài Loan hay thậm chí Hàn Quốc họ lấy tiêu chuẩn của EU. Thứ hai nữa EU cũng dẫn đầu về phát triển bền vững. Ví dụ như ESG bây giờ đã nâng cấp về phát triển bền vững, EU là một trong những nước họ đi đầu trong vấn đề ESG và phần còn lại trên thế giới đi theo EU. Máy móc của EU trong các vấn đề phát triển về thực phẩm khá tốt, hiện đại", ông Phan Minh Thông chia sẻ.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?