Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Làm gì để thúc đẩy hoạt động giao dịch hàng hóa?

PV: Thứ hai 03/03/2025, 20:04 (GMT+7)

Ngày 28/2, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương (FTU) tổ chức “Hội thảo khoa học thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” tại Hà Nội.

Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa”

Hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa”

Cần đưa một số “đặc sản” của Việt Nam lên Sở Giao dịch để thế giới lấy giá tham chiếu

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương cho biết cho đến nay hoạt động mua bán hàng hóa vẫn đóng vai trò quan trọng, là xương sống cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Tất cả các nhà đầu cũng đều mong muốn một thị trường minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Tuy nhiên, PGS.TS. Đào Ngọc Tiến cho rằng đến nay Nghị định số 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh Nghị định số 158/2006 đã cho thấy nhiều bất cập từ thực tiễn thực hiện và cần thiết phải sửa đổi.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Đồng ý với quan điểm trên, bà Trịnh Thị Thu Hiền - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động mua bán, giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch ngày càng cho thấy nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nhờ vai trò san sẻ rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư, điều chỉnh giá, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất, và xuất nhập khẩu.

Làm rõ hơn về vấn đề giao dịch hàng hóa, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng ngay từ năm 2006, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa đã Chính phủ hướng dẫn trong Nghị định Nghị định 158/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại. Và ngay từ thời điểm đó, Chính phủ đã xác định hoạt động này là một phần không thể thiếu và là xu hướng của thị trường hàng hóa trong tương lai.

Hiện nay, khung pháp lý của Việt Nam đã đồng ý giao dịch hàng hóa phái sinh, tạo điều kiện liên thông với thị trường giao dịch thế giới. Do đó, “Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam không chỉ niêm yết các mặt hàng giao dịch trên thế giới, mà cần phải đưa một số sản phẩm “đặc sản” của Việt Nam lên sàn để các Sở Giao dịch hàng hóa khác phải lấy giá của Việt Nam làm chỉ số tham chiếu”, ông Tuấn nói.

Thế giới đã làm gì để giao dịch hàng hóa phát huy hiệu quả?

Ths. Đỗ Xuân Hiền - Chánh Văn phòng Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam khẳng định, giao dịch hàng hóa qua MXV đã tăng khả năng tiếp cận trực tiếp với các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện tại việc giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa vẫn còn một số hạn chế, như hệ thống pháp lý về giao dịch hàng hoá vẫn còn một số điểm chưa đầy đủ. Việc chưa có một hành lang pháp lý hoàn thiện, phù hợp với thực hiện và thống nhất giữa các bộ, ngành liên quan đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định và bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Bàn về dữ liệu trong giao dịch hàng hóa, bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin (Bộ Công Thương) cho rằng quản lý nhà nước về dữ liệu và thông tin tại các Sở Giao dịch hàng hóa là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia thị trường, đảm bảo an ninh kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bà Đinh Thị Bảo Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Bà Đinh Thị Bảo Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Trên thế giới, các sàn giao dịch lớn đều có những đạo luật liên quan đến dữ liệu trong giao dịch hàng hóa. Tại Việt Nam, sự ra đời của Luật dữ liệu 2024 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý cho quản lý và khai thác dữ liệu.

Tuy nhiên, việc triển khai luật này trong bối cảnh Sở Giao dịch hàng hoa vẫn đối diện nhiều thách thức, bao gồm chuẩn hóa dữ liệu, khai thác dữ liệu lớn một cách hiệu quả vào quá trình ra quyết định khi tham gia giao dịch, sử dụng các nguồn dữ liệu thay thế, áp dụng các công cụ học máy và AI vào quản lý và bảo mật dữ liệu.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Thông tin Bộ Công thương sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về dỡ liệu và thông tin trong vận hành hiệu quả Sở Giao dịch hàng hoá, bao gồm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp hỗ trợ về tài chính và công nghệ và nâng cao nhận thức về giao dịch hàng.

Bà Bùi Thị Bích Phương – Giám đốc Khối Quản lý rủi ro cho biết, MXV được thành lập năm 2010 và là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp phép và quản lý. Hoạt động của MXV gắn với hai Nghị Định số 158/2006 và Nghị định số 51/2018 quy định chi tiết Luật Thương mại về mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch.

Bà Bùi Thị Bích Phương - Giám đốc Khối Quản lý rủi ro MXV

Bà Bùi Thị Bích Phương - Giám đốc Khối Quản lý rủi ro MXV

Trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, MXV đã kết nối liên thông với 09 Sở Giao dịch Hàng hóa lâu đời và lớn nhất trên thế giới, niêm yết hơn 50 mặt hàng giao dịch.

Trong quá trình hoạt động, MXV đã chứng kiến rất nhiều rủi ro tại thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới, như rủi ro biến động giá mà điển hình là biến động giá đậu tương tăng kịch trần biên độ trong hơn 1 phút vào ngày giao dịch 31/03/2021; hay rủi ro dầu WTI xuống mức âm vào ngày 17/04/2020… Các rủi ro trên các sàn thế giới này đã khiến nhiều nhà đầu tư thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến uy tín của các sàn giao dịch hàng hóa.

Để đảm bảo vận hành hệ thống an toàn, hiệu quả, minh bạch và tạo môi trường tốt nhất cho hàng hóa phái sinh, MXV đã nhận diện các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch, từ đó xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và đề ra những biện pháp xử lý rủi ro tương ứng để đảm bảo sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam vận hành ổn định và bền vững, bảo vệ nhà đầu tư và doanh nghiệp, tăng niềm tin vào thị trường…

Cần thiết phải kiến tạo không gian cho giao dịch hàng hóa phát triển

Làm rõ hơn hoạt động của MXV, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Tổng Giám đốc MXV cho biết, đến nay sở đang có 30 công ty thành viên như 30 sàn giao dịch, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên trung bình từ 5.000 – 7.000 tỷ đồng, có những phiên lên tới 11.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Phó Tổng Giám đốc MXV

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Phó Tổng Giám đốc MXV

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều quy định, chính sách trong Nghị định 51 đã bộc lộ nhiều bất cập, như việc cấp phép chứng chỉ hành nghề môi giới hàng hóa hiện nay vẫn chưa rõ ràng. MXV hiện nay đang cố gắng đào tạo và cấp phép chứng nhận đủ điều kiện môi giới, tư vấn giao dịch hàng hóa, tuy nhiên vẫn cần được quy định rõ và luật hóa.

Thứ hai là thiếu cơ chế xử phạt các công ty thành viên trong vi phạm. Hiện nay trong chứng khoán đã có hình sự hóa sai phạm, nhưng trong giao dịch hàng hóa, MXV mới chỉ xử phạt, đình chỉ tư cách thành viên là cao nhất.

Với vai trò là cơ quan quản lý được nhà nước cấp phép để quản lý hoạt động giao dịch hàng hóa, thời gian tới, MXV sẽ tiếp tục phát triển thành viên, phát triển thị trường.

Bên cạnh đó, MXV cũng đang phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM để phát triển thị trường thịt heo. MXV đã có nhiều chuyến thăm Sở Giao dịch Hàng hóa Đại Liên để học hỏi kinh nghiệm, từ đó rút ra những bài học riêng để vận hành hệ thống giao dịch này.

Ngoài ra, hàng năm, MXV đều phối hợp với Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME) để có các đoàn công tác sang để giao lưu, tập huấn, học hỏi lẫn nhau về quản trị rủi ro, phát triển thị trường, tăng cường hợp tác đào tạo.

Đặc biệt, MXV đã góp ý vào nhiều quy định, nghị định về giao dịch hàng hóa phái sinh để đảm bảo môi trường giao dịch hàng hóa minh bạch, hiệu quả như đào tạo chứng chỉ nghề, vốn điều lệ của giao dịch hàng hóa…

Góp ý vào hoạt động của giao dịch hàng hóa, Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng phát triển thị trường giao dịch hàng hóa hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc về thể chế và quy định của Việt Nam. Do đó, việc hoàn thiện chính sách, góp phần kiến tạo không gian phát triển mới cho lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trên cơ sở hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro là điều cần thiết và cấp thiết vào thời điểm này.

Lấy ví dụ cụ thể, TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định cụ thể để quản lý các dòng tiền nước ngoài vào thị trường giao dịch hàng hóa, “nên chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào các sở giao dịch hàng hóa Việt Nam”.

Nhưng muốn tháo gỡ vướng mắc này sẽ cần thời gian để thị trường phát triển, đồng thời nhà nước có các công cụ quản lý hiệu quả.

Do đó, trong các văn bản kiến nghị sửa đổi sắp tới, ông Thịnh cho rằng Sở Giao dịch hàng hóa nên tập trung vào những kiến nghị cụ thể, có phương án kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ, từ đó tháo gỡ cho hàng hóa Việt Nam liên thông với thế giới.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.

Những vi phạm khiến GPLX có thể bị thu hồi và phải sát hạch lại

Những vi phạm khiến GPLX có thể bị thu hồi và phải sát hạch lại

Từ ngày 1/3, Thông tư 12/2025 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực, quy định chặt chẽ hơn về việc thu hồi giấy phép lái xe.

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Từng bị chôn vùi dưới lớp bê tông và dòng xe cộ tấp nập, dòng suối Cheonggyecheon hồi sinh ngoạn mục, trở thành một không gian xanh mát ngay giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

TP.HCM: Hộ dân nuôi hàng chục con chó gây ảnh hưởng tới người dân

TP.HCM: Hộ dân nuôi hàng chục con chó gây ảnh hưởng tới người dân

Vừa qua VOV Giao thông có nhận được phản ánh từ người dân sinh sống tại hẻm 268, đường Lý Thái Tổ, Phường 1, quận 3, TP.HCM về tình trạng một hộ dân nuôi hàng chục con chó, mèo trong khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và môi trường.